Bàn về đức tính siêng năng cần cù — Không quảng cáo

Tổng hợp các bài văn nghị luận về tư tưởng đạo lý


Bàn về đức tính siêng năng cần cù

Siêng năng, cần cù là phẩm chất tốt đẹp của người lao động, mà học sinh chúng ta, tuổi trẻ chúng ta phải rèn luyện hằng ngày.

Siêng năng, cần cù là phẩm chất tốt đẹp của người lao động, mà học sinh chúng ta, tuổi trẻ chúng ta phải rèn luyện hằng ngày.

Chăm chỉ làm việc và học hành một cách đều đặn, thường xuyên thì gọi là siêng năng. Cần cù nghĩa là chăm chỉ, chịu khó một cách thường xuyên trong bất cứ công việc nào, nhất là trong lao động và học tập.

Có quý trọng thì giờ, mới biết cần cù, siêng năng. Có biết coi thì giờ quý như vàng bạc thì mới có ý thức chăm chỉ, chịu khó trong lao động sản xuất, trong học hành luyện trí, luyện tài. Có siêng năng, cần cù mới có ý thức không để thì giờ trôi qua một cách vô ích, vô vị.

Biết dùi mài kinh sử, biết suy nghĩ vận động, vươn lên học hỏi những điều mới mẻ, những kiến thức khoa học hiện đại thì mới có thể nói là cần cù, siêng năng. Thức khuya dậy sớm, chăm chỉ làm ăn, vượt qua mọi khó khăn thì mới gọi là siêng năng, chịu khó.

Người thợ coi 8 giờ lao động là vàng ngọc. Người nông dân cuốc bẫm cày sâu, một nắng hai sương để làm nên những mùa vàng bội thu, những cánh đồng đỗ khoai xanh tốt. Cần cù, siêng năng để làm ra của cải vật chất, để sáng tạo nên mọi giá trị tinh thần để làm cho cuộc sống ngày một ấm no hạnh phúc, làm cho đất nước, xã hội ngày một thêm giàu có. Muốn được sống trong ấm no, hạnh phúc thì phải siêng năng, cần cù. “Có làm thì mới có ăn - Không dưng ai dễ đem phần đến cho” là một lời khuyên chí lí. Muốn dân giàu, nước mạnh thì người người phải lao động, nhà nhà phải lao động; lao động một cách cần cù, siêng năng.

Nhân dân ta, đặc biệt là người nông dân rất siêng năng, cần cù. Có biết bao bài ca dao ngợi ca phẩm chất cao quý của họ:

Lao xao gà gáy rạng ngày,

Vai vác cái cày, tay dắt con trâu.

Bước chân xuống cánh đồng sâu,

Mắt nhắm mắt mở đuổi trâu ra cày.

Ai ơi, bưng bát cơm đầy,

Nhớ công hôm sớm cấy cày cho chăng”.

Trên đời, xưa và nay, cái đáng quý là lao động, người đáng quý là người lao động. Chính nhân dân lao động đã giáo dục chúng ta lòng yêu nước và đức tính cần cù, siêng năng. Nhờ siêng năng, cần cù mà mỗi chúng ta không sợ khó, sợ khổ, biết bền bỉ, nhẫn nại trong làm ăn, trong học hành.

Trái với siêng năng, cần cù là lười biếng, là “nhác làm siêng ăn”, là lãng phí thì giờ, trở thành kẻ sống thừa, vô tích sự, trở thành “thầy dở, thợ dốt" đáng chê cười. .

Châm biếm kẻ lười biếng, nhân dân ta có câu ca:

"Đời người chỉ một gang tay,

Ai hay ngủ ngày còn một nửa gang”.

Kẻ “hay ngủ ngày” là kẻ lười biếng, chỉ biết “há miệng chờ sung”.

Học sinh chúng ta, tuổi trẻ chúng ta phải chăm học chăm làm, phải siêng năng thức khuya dậy sớm, chịu khó cần cù học hành, luyện tập thì mới nên người. Phải biết “học ngày chưa đủ, tranh thủ học đêm”. Trong các đợt ôn tập, kiểm tra, thi cử, học sinh phải siêng năng, phải cần cù ôn luyện. Có chịu khó, có nỗ lực cao thì mới có thể vươn lên học khá, học giỏi, mới giành được điểm tốt trong thi cử.

Học tập hôm nay là để có ngày mai đúng ý nghĩa. Đó là một ngày mai lao động sáng tạo, ấm no, hạnh phúc. Siêng năng và cần cù hôm nay là để có một ngày mai tươi đẹp...


Cùng chủ đề:

Bài 1: Kể lại một câu chuyện làm em cảm động
Bài thơ Quê hương của Tế Hanh đã khắc họa bức tranh cảnh thuyền đánh cá ra khơi trong buổi bình minh tuyệt đẹp. Hãy viết 10 câu tiếp theo để hoàn thành đoạn văn trong đó có sử dụng câu cảm thán, phép
Bài văn giới thiệu đôi dép lốp trong kháng chiến
Bài văn nghị luận: Bàn về cái đẹp trong thiên nhiên và trong xã hội
Bài văn thuyết minh về một thể loại văn học
Bàn về đức tính siêng năng cần cù
Bác Hồ từng viết: “Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có được sánh vai các cường quốc năm châu hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công lao học tập của các cháu”. Em h
Bình giảng 8 câu đầu bài "Quê hương" của Tế Hanh: "Làng tôi ở. . . Bao la thâu góp gió"
Bình giảng bài thơ “Tức cảnh Pác Bó”của Bác Hồ
Bình giảng khổ 3 và 4 trong bài " Ông đồ" của Vũ Đình Liên
Bình luận câu nói sau dày của nhà văn Pháp Đi - Dư - Rô: "Nếu không có mục đích, anh không làm được gì cả, anh cũng không làm được cái gì nếu như mục đích tầm thường”