Bằng đoạn văn, hãy nêu cảm nhận của em về bài thơ Những cánh buồm
rải qua biết bao nếp gấp của cuộc đời, con người dễ dàng bị chìm đắm trong cõi nhân gian nhưng những mơ ước một thời vẫn mãi đeo đuổi, bay bổng vượt thời gian đến với các thế hệ sau một cách tuyệt vời
Bài mẫu 1
Trải qua biết bao nếp gấp của cuộc đời, con người dễ dàng bị chìm đắm trong cõi nhân gian nhưng những mơ ước một thời vẫn mãi đeo đuổi, bay bổng vượt thời gian đến với các thế hệ sau một cách tuyệt vời. Hương vị của tinh thần tốt đẹp ấy được thể hiện sâu sắc trong bài thơ Những cánh buồm của nhà thơ Hoàng Trung Thông:
Hai cha con bước đi trên cát
...
Cha gặp lại mình trong tiếng ước mơ con.
Bài thơ giàu chất suy tư, trầm lắng trong từng nhịp thơ, thầm thì như tiếng vỗ êm đềm của đại dương, nhưng vẫn huyền diệu trong hình ảnh thơ hai cha con với những hoài bão trong sáng như một huyền thoại. Hoàng Trung Thông gửi gắm ước mơ được bay xa tới những vùng trời mơ ước của hai thế hệ trong hình tượng cánh buồm căng phồng lao đi trên mặt biển trong hơi gió. Hình ảnh hai cha con tiếp bước song song nhau trên bãi cát làm chan chứa một hồi âm lan truyền chan hòa trong sắc trời đại dượng thật kì diệu. Không gian khoáng đãng rực rỡ, long lanh màu màu hạnh phúc như mở ra, mời gọi con người. Chính người cha đã dệt cả vẻ đẹp tiềm ẩn của biển vào lòng con mình khi dìu dắt cậu bé bước đi trên nền của biển mà chỉ cần một chút nữa thôi con mình sẽ ùa ra hiến được. Thật hạnh phúc khi cả hai cha con đều trong một tâm trạng phơi phới, háo hức muốn tìm hiểu về biển. Khổ thơ là lời tâm sự trìu mến của người cha đối với con. Mỗi một con người, ai cũng từng trải qua tuổi thơ ngây ngô với những ước mơ vô tận và đẹp đẽ. Với tư cách người dẫn đường, người cha từng bước tiếp tục tạo điều kiện chắp cánh cho ước mơ của con trên nền của một hoài bão lớn. Họ đã bước đi rất lâu, như hòa nhập trong lòng biển, trong nhịp bước song song trên cát từ buổi bình minh của ngày mới đến lúc nắng đã lên cao. Hi vọng rằng sẽ có thật nhiều, thật nhiều cánh buồm no gió lao đi trên biển, khơi quê hương Việt Nam dấu yêu như ước mơ của cậu bé đã được người cha ủng hộ và chắp cánh bay cao.
Bài mẫu 2
Bài thơ Những cánh buồm là tình cảm thiêng liêng, da diết về tình cha con. Bài thơ đã để lại cho người đọc những ấn tượng sâu sắc về hình ảnh cánh buồm. Cánh buồm là hình ảnh so sánh, hình ảnh ẩn dụ về người cha muốn đưa con đến những chân trời tương lai và hi vọng:
Theo cánh buồm đi mãi đến nơi xa
Sẽ có cây, có cửa, có nhà,
Vẫn là đất nước của ta,
Ở nơi đó cha chưa hề đi đến.
Qua những đối thoại của hai cha con khi “bước đi trên cát, ánh mặt trời rực rỡ biển xanh” cho ta thấy sự gần gũi, thân mật trong tình cảm cha con sâu đậm. Và sâu xa hơn nữa chính là người cha muốn trao gửi niềm tin cho người con yêu quý của mình:
Cha lại dắt con đi trên cát mịn
Ánh nắng chảy đầy vai
Cha trầm ngâm nhìn mãi cuối chân trời…
Điệp khúc (hay điểm kiểu câu) được sử dụng như một biện pháp nghệ thuật tu từ, vừa thể hiện tình cảm cha con vừa như một thông điệp về định hướng tương lai đối với các bạn trẻ. Trên bước đường đi tới, những người con cần những dẫn dắt ân cần, biết nhìn xa trông rộng. Và điều quan trọng là phải có tình yêu với cuộc sống, tình yêu con người; phải có ước mơ, phải có khát vọng sống chính đáng để đi xa, vươn xa:
Con lại trỏ cánh buồm xa nói khẽ:
“Cha mượn cho con buồm trắng nhé,
Để con đi…”
Kết thúc bài thơ là sự đồng cảm, đồng vọng của hai thế hệ cha – con về khát vọng, mơ ước:
Lời của con hay tiếng sóng thầm thì
Hay tiếng của lòng cha từ một thời xa thẳm
Lần đầu tiên trước biển khơi vô tận
Cha gặp lại mình trong tiếng ước mơ con.
Người cha có cơ sở để tự hào, tự tin về khát vọng của người con trước biển khơi vô tận. Đây cũng chính là sự nối tiếp và bàn giao thế hệ trước yêu cầu của cuộc sống, yêu cầu phát triển của xã hội.