Bánh chưng bánh giầy - SGK mới
Bánh chưng bánh giầy - SGK mới bao gồm tóm tắt nội dung chính, lập dàn ý phân tích, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật cùng hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm và tiểu sử, quan điểm cùng sự nghiệp sáng tác phong cách nghệ thuật giúp các em học tốt môn văn 6
1. Tìm hiểu chung
a. Tóm tắt
Lúc vua Hùng về già muốn truyền ngôi cho các con nên ra điều kiện: không kể con trưởng, con thứ, miễn ai làm vừa ý Tiên Vương sẽ được nối ngôi. Các lang đua nhau tìm kiếm của ngon vật lạ trên rừng dưới biển dâng cho vua cha. Riêng có Lang Liêu, người con thứ mười tám, sau khi mộng thấy thần đã làm một loại bánh hình vuông, một loại bánh hình tròn để dâng vua. Vua vô cùng hài lòng mang bánh lễ Tiên Vương, và được kế ngôi vua. Từ đó, bánh chưng, bánh giầy trở thành lễ vật không thể thiếu trong dịp Tết lễ.
b. Bố cục (3 phần)
- Đoạn 1 (Từ đầu … đến “truyền ngôi cho”): Vua chọn người nối ngôi.
- Đoạn 2 (Tiếp theo … đến “từng loại bánh”): Cuộc đua tài.
- Đoạn 3 (Còn lại): Kết quả thi tài.
c. Thể loại: truyền thuyết
2. Giá trị nội dung và nghệ thuật
a. Giá trị nội dung
Truyền thuyết “Bánh chưng bánh giầy” vừa giải thích nguồn gốc của bánh chưng, bánh giầy vừa phản ánh thành tựu văn minh nông nghiệp ở buổi đầu dựng nước với thái độ đề cao lao động, đề cao nghề nông và thể hiện sự tôn kính Trời, Đất và tổ tiên của nhân dân ta.
b. Giá trị nghệ thuật
- Sử dụng các chi tiết tưởng tượng kì ảo.
- Lối kể chuyện dân gian: theo trình tự thời gian.
Sơ đồ tư duy về truyền thuyết "Bánh chưng, bánh giầy":