Bến nhà Rồng năm ấy... (Sơn Tùng)
Bến nhà Rồng năm ấy... (Sơn Tùng) bao gồm tóm tắt nội dung chính, lập dàn ý phân tích, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật cùng hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm và tiểu sử, quan điểm cùng sự nghiệp sáng tác phong cách nghệ thuật giúp các em học tốt môn văn 8
Tác giả
1. Tiểu sử
- Tên thật: Bùi Sơn Tùng (1928-2021), sinh tại làng Hoa Lũy (nay là Kim Lũy), Diễn Châu, Nghệ An
2. Sự nghiệp
- Là nhà văn Việt Nam với nhiều tác phẩm về lãnh tụ Hồ Chí Minh và các danh nhân cách mạng, danh nhân văn hóa
- Các tác phẩm tiêu biểu: Búp sen xanh, Bên khung cửa sổ, Nhớ nguồn, Kỷ niệm tháng năm…
Tác phẩm
1. Tìm hiểu chung
a. Xuất xứ
In trong Búp sen xanh, NXB Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, 2020
b. Bố cục
Gồm 3 phần.
+ Phần 1: Sự kiện Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước.
+ Phần 2: Nguyên nhân ra đời Bến Nhà Rồng.
+ Phần 3: Quá trình phát triển của Bến Nhà Rồng.
c. Thể loại : truyện lịch sử
d. Phương thức biểu đạt: tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm
e. Tóm tắt
Trong đêm hè trải dài theo gió, tại Cảng Nhà Rồng mờ mờ ánh đèn. Anh Ba ngồi kề vai với anh Tư Lê bên bờ sông nói về câu chuyện giành lại độc lập tự do, giúp đồng bào đuổi hết thực dân Pháp ra khỏi đất nước mình. Họ nói về tương lai rằng họ sang Pháp để làm gì và họ sẽ sống thế nào khi ở đây. Họ nói đến lí do tại sao lại sang Tây, và ở đây có quyền lợi tối cao của một dân tộc là độc lập, tự chủ; Họ muốn học hỏi và tìm hiểu về quyền cơ bản nhất của con người ở trong xã hội là quyền tự do, bình đẳng giữa người với người; sang Pháp để được nhìn tận mắt người dân Pháp họ sống thế nào, đằng sau những cải chữ “tự do, bình đẳng, bác ái” ẩn náu những gì...
2. Giá trị nội dung, nghệ thuật
a. Giá trị nội dung
Văn bản trên kể về sự việc nhân vật “anh Ba” rời bến cảng nhà Rồng sang phương Tây tìm đường cứu nước và cụ thể là sang Pháp.
b. Giá trị nghệ thuật
- Kể chuyện xen kẽ miêu tả một cách sinh động cụ thể, gây được ấn tượng.
- Khắc họa hình tượng anh Ba một cách rõ nét, mang đậm màu sắc sử thi.
- Kể lại các sự kiện một cách rành mạch, chân thực, khách quan, kết hợp yếu tố miêu tả với biện pháp nghệ thuật so sánh, đối lập.