Biết tự hào về bản thân là điều cần thiết nhưng biết xấu hổ còn quan trọng hơn
Biết tự hào về bản thân là thái độ hãnh diện về cái tốt mà mình có, về những đóng góp của mình cho cuộc sống, biết xấu hổ là cảm thấy hổ thẹn về sự kém cỏi và những lỗi lầm của mình trước người khác.
Gợi ý
A. Mở bài
- Nêu vấn đề : Để không ngừng hoàn thiện và phát triển bản thân, con người cần nhận thức được ưu điểm cũng như những hạn chế của bản thân, cần biết tự hào về bản thân để chủ động, tự tin hơn trong công việc, cuộc sống nhưng cũng cần biết tự xấu hổ với những hạn chế, thiếu xót để có ý thức khắc phục, hoàn thiện mình.
- Dẫn vào ý kiến.
B. Thân bài
1. Giải thích ý kiến
- Biết tự hào về bản thân là thái độ hãnh diện về cái tốt mà mình có, về những đóng góp của mình cho cuộc sống, biết xấu hổ là cảm thấy hổ thẹn về sự kém cỏi và những lỗi lầm của mình trước người khác. - Nội dung ý kiến: đề cao việc nhận thức đầy đủ sâu sắc về bản thân, hướng đến sự hoàn thiện mình.
2. Luận bàn ý kiến
– Biết tự hào về bản thân:
+ Khi biết tự hào về bản thân là khi con người biết tự công nhận chính mình, biết hãnh diện về lợi thế từ mình đang đó.
+ Tự hào về bản thân sẽ giúp con người tự tin hơn trong công việc, cuộc sống cũng như có thêm những động lực lớn lao để vươn tới những điều tốt đẹp, những đỉnh cao mới trong cuộc sống của chính mình.
+ tin tưởng vào bản thân mới có thể huy động mọi năng lực, tài năng, nhiệt huyết cho công việc, mang đến kết quả như mong muốn.
– Khi biết xấu hổ:
+ xấu hổ là biểu hiện của sự tự giác, nó được nhận thức xuất phát từ lương tâm, nó có thể giúp con người nâng cao năng lực, nỗ lực rèn luyện, thay đổi để hoàn thiện
+ Nếu nhận thức được những sai lầm của bản thân con người sẽ biết thay đổi, điều chỉnh hành vi của mình theo những chiều hướng tích cực.
+ Khi nhận thức được những sai lầm của bản thân, con người sẽ không cho phép mình phạm phải sai lầm ấy lần nữa
– Biết xấu hổ không có nghĩa là thường trực cảm giác tự ti, mặc cảm thiếu tự tin về bản thân, đó là sự tự ý thức để hoàn thiện không phải là việc đánh giá thấp năng lực, khả năng của mình.
3. Bài học ý thức và hành động
- Nhận thức sâu sắc những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân. - Nghiêm khắc đối với chính mình, không ngừng rèn luyện trau dồi đạo đức, nhân cách.
C. Kết bài
- Đánh giá về ý kiến: Câu nói “Biết tự hào về bản thân là cần thiết nhưng biết xấu hổ còn quan trọng hơn” đã mang đến những nhận thức sâu sắc về điểm mạnh cũng như những hạn chế, thiếu xót của bản thân.