Bình giảng bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh — Không quảng cáo

Văn mẫu 12 - Phân tích, cảm nhận, dàn ý và nghị luận lớp 12 hay nhất Tổng hợp các bài văn nghị luận về tác phẩm Sóng


Bình giảng bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh

Bài thơ có hai nhân vật Sóng và em. Hai nhân vật tuy hai mà một, tuy một mà hai. Hai nhân vật so chiếu lẫn nhau. Tình yêu soi vào sóng, càng hiểu mình hơn.

Đề bài

Bình giảng bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh.

Lời giải chi tiết

Thơ tình yêu là mảng thơ đặc sắc nhất của Xuân Quỳnh. Bài Sóng là một trong những bài hay của mảng thơ này.

Cuộc đời Xuân Quỳnh có nhiều điều không may mắn. Tình yêu của chị cũng có nhiều trắc trở.

Nhưng đây là bài thơ tình ở giai đoạn đầu khi người con gái còn chưa trải nghiệm nhiều trong đời tình ái. Bài Sóng vì thế dạt dào sôi nổi, tươi mát và tràn đầy tin tưởng ở hạnh phúc, ở tương lai.

Phân tích thơ tình, đừng tìm hiểu nó theo logic thông thường. Nó có logic, có quy luật riêng của nó, chỉ cảm nhận được, miêu tả được, không giải thích được, tuy nhà thơ có lúc cũng muốn lí giải, muốn phân tích.

1. Trước hết tình yêu là một trạng thái tâm lý khác thường (Vừa dữ dội vừa dịu êm. Vừa ồn ào vừa lặng lẽ). Và đã yêu thì bao giờ cũng tự cảm thấy lớn rộng nên không chịu được nơi chật chội. Nó là con sóng, dòng sông chật hẹp không hiểu nổi phải tìm ra biển lớn.

Vì sao thế? Giải thích sao được. Tình yêu muôn đời vẫn thế:

Ôi con sóng ngày xưa

Và ngày sau vẫn thế

Nỗi khát vọng tình yêu

Bồi hồi trong ngực trẻ

2. Nhưng khi yêu người ta lại cứ muốn tìm, muốn giải thích (Em nghĩ về anh, em). Vì tình yêu đòi hỏi tuyệt đối và triệt để. Vì sao ta yêu nhau? Ta yêu nhau từ bao giờ? Từ ngày nào? Giờ nào? Hỏi người yêu và tự hỏi mình. Nhưng cũng như sóng biển và gió trời vậy thôi, làm sao mà biết được.

Sóng bắt đầu từ gió

Gió bắt đầu từ đâu

Em cũng không biết nữa

Khi nào ta yêu nhau

Xuân Diệu ngày xưa từng viết ''Làm sao cắt nghĩa được tình yêu”. Tình yêu không cắt nghĩa được. Nó cứ chiếm lấy lòng ta không biết từ lúc nào và bằng cách nào.

3. Yêu bao giờ cũng đi với nhớ. Yêu thì tương tư. Nhớ da diết, nhớ không gì khuây nguôi được. Đoạn thơ từ câu thứ 17 đến câu thứ 26 là một tâm trạng tình xao xuyến, trăn trở, nồng nhiệt, say mê. Tình yêu của người đàn bà thật chân thành, mãnh liệt - con sóng tình yêu đã nổi lên dào dạt triền miên, dù trên mặt nước hay dưới lòng sâu. Nhớ nên luôn luôn tỉnh thức - thức cả trong mơ, như sóng biển triền miên dào dạt:

Ôi con sóng nhờ bờ

Ngày đêm không ngủ được

Như em nhớ đến anh

Cả trong mơ còn thức

Cả bài thơ Sóng, nhưng rõ nhất là ở đoạn thơ này, nhịp thơ là nhịp sóng và nhịp sóng đến đoạn thơ này như mãnh liệt hơn, nồng nhiệt hơn, sôi nổi hơn. Tình yêu qua nỗi nhớ dường như đạt tới cao trào. Lời thơ hăm hở, náo nức hơn:

Con sóng dưới lòng sâu

Con sóng trên mặt nước

Ôi con sóng nhớ bờ

Ngày đêm không ngủ được

Dẫu xuôi về phương Bắc

Dẫu ngược về phương Nam

Nơi nào em cũng nghĩ

Hướng về anh một phương

4. Ba khổ thơ cuối phơi phới một niềm tin:

Ở ngoài kia đại dương

Trăm ngàn con sóng đó

Con nào chẳng tới bờ

Dù muôn vời cách trở

Yêu và tin đi liền với nhau. Khi đã đắm say thì không còn nghi ngờ gì nữa. Sau này qua nhiều trải nghiệm đắng cay, thơ tình Xuân Quỳnh sẽ không còn tin yêu phơi phới như thế nữa.

Cảm động nhất là niềm tin chắc chắn ở hạnh phúc, nhà thơ muốn tình yêu trở thành vĩnh viễn:

Làm sao được tan ra

Thành trăm con sóng nhỏ

Giữa biển lớn tình yêu

Để ngàn năm còn vỗ

*   Kết luận về bài thơ Sóng:

a) Sóng  là bài thơ xinh xắn, trong sáng, tình yêu sôi nổi chân thực phát biểu thẳng thắn từ phía người đàn bà là một điều không có nhiều trong văn học ta.

Một tình yêu như thế khiến ta thêm tin yêu cuộc sống. Nó tăng cường sức sống làm cho con người trở nên đẹp hơn, cao cả hơn.

b) Bài thơ có hai nhân vật Sóng và em. Hai nhân vật tuy hai mà một, tuy một mà hai. Hai nhân vật so chiếu lẫn nhau. Tình yêu soi vào sóng, càng hiểu mình hơn. Đặc biệt trước biển lớn, con người không cảm thấy bé nhỏ, bơ vơ, mà ngược lại thấy mình lớn lao hơn, tin tưởng hơn, mạnh mẽ hơn.


Cùng chủ đề:

Bạn nghĩ như thế nào khi nhà triết học Hi Lạp Dê - Nông (346 - 264 trước Công nguyên) nói với một người bẻm mép: “Chúng ta có hai tai và một mồm để nghe nhiều hơn và nói ít hơn" - Ngữ Văn 12
Bạn suy nghĩ gì về hai chữ "nhẫn nhịn", "nhẫn nhục" - Ngữ Văn 12
Bạn suy nghĩ gì về một thói quen trong xã hội: Sự nịnh bợ - Ngữ Văn 12
Bình giảng 9 câu thơ đầu trong đoạn trích Đất Nước - Nguyễn Khoa Điềm
Bình giảng 20 dòng đầu của bài thơ “Việt Bắc” - Ngữ Văn 12
Bình giảng bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh
Bình giảng bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh
Bình giảng bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng
Bình giảng bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng
Bình giảng bài thơ Tây Tiến của nhà thơ Quang Dũng
Bình giảng bài thơ Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm