Bút pháp nghệ thuật và cảm hứng lãng mạn trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng — Không quảng cáo

Văn mẫu 12 - Phân tích, cảm nhận, dàn ý và nghị luận lớp 12 hay nhất Tổng hợp các bài văn nghị luận về tác phẩm Tây Tiến


Bút pháp nghệ thuật và cảm hứng lãng mạn trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng

Tây Tiến đã để lại dấu ấn riêng độc đáo. Đó là sự phối hợp hài hòa giữa các mặt đối lập trong các hình tượng thơ.

Quang Dũng sáng tác không nhiều, nhưng thơ ông để lại ấn tượng sâu sắc với những rung cảm sâu lắng trong tâm hồn người đọc. Thơ Quang Dũng hiện lên một “cái tôi” hào hoa, thanh lịch giàu chất lãng mạn, với khả năng cảm nhận một cách tinh tế vẻ đẹp của thiên nhiên và tình người, đồng thời lại rất mực hồn nhiên, bình dị, chân thật. Bài thơ Tây Tiến tiêu biểu cho hồn thơ ấy. Không lẩn tránh đề cập đến cái bi nhưng cảm hứng lãng mạn đã đem đến cho cái bi màu sắc và âm hưởng tráng lệ, hào hùng. Tinh thần bi tráng, cảm hứng lãng mạn đã được triển khai trên nền cảm xúc kí ức - Nhớ Tây Tiến.

Tây Tiến là tên một binh đoàn có nhiệm vụ bảo vệ biên giới Việt - Lào, tiêu hao sinh lực địch. Phần đông lính Tây Tiến là những chàng trai Hà thành. Họ mang vào chiến trường không chỉ có tình yêu Tổ quốc, khát vọng độc lập mà còn có những nét hào hoa thanh lịch cùa người Tràng An. Cuộc sống gian khổ, thiếu thốn không ngăn được lính Tây Tiến vui vẻ, sôi nổi, yêu đời và mộng mơ.

Năm 1947, Quang Dũng gia nhập binh đoàn Tây Tiến, ông từng là đại đội trưởng một đại đội thuộc binh đoàn này. Cuối năm 1948, Quang Dũng chuyển sang đơn vị khác. Nỗi nhớ Tây Tiến đau đáu, da diết đã khiến nhà thơ viết nên một bài thơ tuyệt tác.

Tây Tiến gợi lên một cuộc hành quân về phía Tây Tổ quốc, một cuộc hành quân đầy gian lao vất vả giữa vùng rừng núi đầy hiểm trở, hung vĩ đầy vẻ hoang dại và huyền bí.

Vốn sẵn tố chất hào hoa của người trai đất Hà thành , chất hào hoa lại được gặp thiên nhiên và con người miền Tây với vẻ đẹp huyền hoặc, Quang Dũng lại từng sống và chứng kiến những tháng ngày hào hung giữa binh đoàn Tây Tiến, hồn thơ ấy đã hòa quyện lại tất cả để tạo nên những thơ tràn đầy cảm hứng lãng mạn.

Cảm hứng lãng mạn của bài thơ trước hết là nỗi nhớ ngập tràn: tác giả nhớ rừng núi hoang vu, hiểm trở, dữ dội, nhớ những cảnh đẹp huyền ảo nên thơ, đặc biệt là nhớ bước quân hành của đoàn quân Tây Tiến, nhớ gương mặt, ánh mắt, nhớ cả những hi sinh gian khổ, những giây phút đồng đội nằm xuống nơi biên cương. Tất cả cứ theo dòng hồi ức mà hiện lên cùng với trí tưởng tượng phóng khoáng, bay bổng.

Để giúp cho trí tướng tượng bay cao, bay xa và tình cảm, cảm xúc được diễn tả một cách đầy đủ, trọn vẹn nhất, nhà thơ đã vận dựng thủ pháp nghệ thuật tô đậm cái phi thường, gây ấn tượng mạnh về cái hùng vĩ, dữ dội cũng như cái tuyệt mĩ, thơ mộng. Một trong những thủ pháp nghệ thuật được sử dụng đắc địa nhất là thủ pháp đối lập. Đối lập giữa cái hùng vĩ, dữ dội với cái tuyệt mĩ, thơ mộng, đối lập giữa gian khổ, vất vả với anh hùng, bất khuất, đối lập giữa cái bi và cái hùng...

Trong Tây Tiến, thiên nhiên sừng sững trở thành một hình tượng lớn. Hồn thơ lãng mạn cứa Quang Dũng đã tô đậm, tuyệt đối hóa cái sừng sững, hùng vĩ của thiên nhiên để qua đó thấy được ý chí dấn thân của người lính Tây Tiến.

Dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm

Heo hút cồn mây, súng ngủi trời

Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống

Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi

Bốn câu thơ trên được coi là tuyệt bút trong việc khắc họa cái hùng vĩ, hiểm trở cùa thiên nhiên. “Dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm”. Nhịp điệu tiếp nối liên tục của những thanh trắc kết hợp với cùng một lúc hai từ láy tượng hình (khúc khuỷu, thăm thẳm) dường như đã đẩy chiều cao của dốc núi lênn vời vợi với hình thế cheo leo, gập ghềnh. Cách ngắt nhịp câu thơ (Dốc lên khúc khuỷu / dốc thăm thẳm) như muốn diễn tả nỗi vất vả, cực nhọc cùng với lưng áo đẫm mồ hôi của người lính Tây Tiến.

Chưa đủ, ngòi bút Quang Dũng vẫn tiếp tục đẩy chiều cao của dốc núi lên lên tuyệt đối: Heo hút cồn mây súng ngửi t rờ i . Núi cao tưởng chừng như chạm mây, mây chất thành đống, thành cồn, “heo hút cồn mây”, người lính như đứng trên mây, giữa bốn bề mây đến nỗi “súng ngửi trời”. Chữ “ngửi” được dùng rất bạo. “Súng ngửi trời” là cách đo chiều cao của người lính - vừa chính xác, vừa rất “tếu”. Hiệu quả của bút pháp lãng mạ không chỉ dựng lên một thiên nhiên hiểm trở mà còn dựng lên kích thước, tư thế của người lính, một tư thế, kích thước sánh ngang tầm thiên nhiên.

Hai câu trước có sự phối hợp tuyệt vời của những thanh trắc. Dòng thơ tiếp theo như gãy đôi để vẽ ra hai chiều của dốc núi: một vút lên, một đổ xuống gần như thẳng đứng: “Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống”. Cảnh được dựng bằng thủ pháp đối lập để khắc họa cái dữ dội, hùng vĩ của núi rừng. Những dốc núi cao tới chóng mặt, bên dưới là vực sâu thăm thẳm. Người lính như treo mình giữa vách đá, trên một sườn núi giữa chặng đường hành quân.

Cảm xúc lãng mạn được xây dựng trên nền cảm xúc kí ức. Đoạn thơ được viết ra như một dòng kí ức đứt, nối, mờ tỏ liên tục. Cho nên đan cài với những câu thơ tả cảnh dữ dội, hùng vĩ là những câu thơ mênh mang, chơi vơi. Hai câu cuối đoạn là một sự đầm ấm bất ngờ đến ngây ngất bởi tiếng gọi thiết tha vang lên tự đáy lòng (Nhớ ôi Tây Tiến), bởi hình ảnh gợi sự thanh thản, đầm ấm đến nao lòng (cơm lên khỏi, thơm nếp xôi). Hai câu thơ còn có giá trị chuyển cảnh, chuyển đoạn.

Nếu ở đoạn trên, bút pháp lãng mạn đã tô đậm vẻ hoang dại, hùng vĩ của thiên nhiên thì ở đoạn tiếp theo, cảm hứng lãng mạn lại gây ấn tượng mạnh về cái thơ mộng, tuyệt mĩ của núi rừng và con người Tây Bắc.

Đêm liên hoan văn nghệ có “ đuốc” có “hoa”, có tiếng khèn, điệu múa và nhất là có hình ảnh những thiếu nữ miền Tây Bắc trong trang phục dân tộc óng ánh sắc màu, hoa văn núi rừng. E ấp trong những điệu xòe duyên dáng. Tất cả như say, như mơ, như mê đế “hồn thơ” được “xây" lên từ đó.

Cảnh sông nước bộc lộ hồn thơ nhạy cảm, tinh tế và tài hoa của Quang Dũng. Làn sương chiều mỏng, dáng lau đơn sơ, phơ phất, dáng người trên độc mộc, dòng nước, hoa đong đưa tình tứ... Nhà thơ không tả mà chỉ gợi bằng những câu thơ thiên về cảm tính trực giác. Cái nhạt nhòa hư ảo càng được tăng lên bởi những từ ngữ gợi nhớ một nỗi nhớ mênh mang (chiều sương ấy, có thấy, có nhớ, người đi, hồn lau, bến bờ, dòng nước, đong dưa...). Tất cả cứ lung linh, khó nắm bắt. Chỉ có thể cam nhận bằng tâm hồn - một tâm hồn chứa tận cùng sâu thẳm là tình yêu và nỗí nhớ.

Bút pháp lãng mạn tiếp tục được nhà thơ khai thác triệt để khi xây dựng chân dung người lính Tây Tiến. Thật ra không phải đến đây hình ảnh người lính mới hiện lên mà ở hai phần trên, hình ảnh người lính cứ thấp thoáng ẩn hiện: tư thế trèo đèo, lội suối, ở những phút dừng chân giữa chặng đường hành quân, ở “đêm hội đuốc hoa” và “Châu Mộc chiều sương ấy”...

Nhà thơ không miêu tả một gương mặt riêng biệt mà dồn tất cả sự đối lập tạo nên một gương mặt chung khiến ta vừa cảm động, vừa cảm phục, vừa xót thương vừa tự hào. Hình ảnh thơ tuy có thiên về nét vẽ hình thể nhưng lại giúp người đọc thấy rõ hơn khí phách hào hùng của những chiến sĩ Tây Tiến - những anh “vệ trọc” nổi tiếng một thời.

Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm

Thật hào hùng mà cũng thật hào hoa. Chiến tranh tàn khốc rất cần đến - những nét dữ dằn nhưng không thể giết chết những giấc mơ, không thể cướp đi những mộng đẹp. Đó là vẻ đẹp và đó cũng là sức mạnh.

Trước đây có người cho rằng người chiến sĩ Tây Tiến trong bài thơ chỉ có cái vẻ “yên hùng”, khí phách bên ngoài, còn bên trong yếu ớt, tiểu tư sản, mơ mộng viển vông. Nhưng người lính trong Đồng chí của Chính Hữu nhớ “giếng nước gốc đa”, nhớ “bạn thân cày”, nhớ “gian nhà không”... Người lính trong Nhớ của Hồng Nguyên nhớ đến cháy lòng người vợ trẻ “mòn chân bên cối gạo canh khuya”... thì người lính trong Tây Tiến của Quang Dũng mơ về Hà Nội để nhớ một dáng hình con gái thì cũng là một điều dễ hiểu. Trong chiến tranh, nếu người lính không còn biết mơ, biết nhớ, không còn mảy may rung động trước một bông hoa đẹp hay sắc đẹp cùa một người con gái thì điều đó quả thật là vô cùng đáng sợ. Họ chiến đấu làm gì? Vì ai? Nếu không phải là để trả lại cho con người, cho dân tộc những giá trị nhân văn cao đẹp như vậy.

Tây Tiến có phảng phất nét buồn đau nhưng đó là nét buồn đau bi tráng. Nằm trong thi pháp chung của nền văn học 1945 - 1975, khuynh hướng sử thi và cảm hứng lăng mạn, Tây Tiến đã để lại dấu ấn riêng độc đáo. Đó là sự phối hợp hài hòa giữa các mặt đối lập trong các hình tượng thơ. Tây Tiến còn là sự gửi gắm tất cả men say ước nguyện của Quang Dũng vào sự nghiệp cứu nước. Vì thế, Tây Tiến hấp dẫn người đọc bởi thế giới nghệ thuật của cái đẹp, cái cao cả hào hùng - sản phẩm của một bút pháp và cảm hứng lãng mạn.


Cùng chủ đề:

Bình luận ý kiến sau đây của Các Mác: "Tình bạn chân chính là viên ngọc quý" - Ngữ Văn 12
Bình luận ý kiến sau: "Tập quán xấu ban đầu là khách qua đường, sau trở thành ngựời bạn thân ở chung nhà và cuối cùng trở thành ông chủ nhà khó tính" - Ngữ Văn 12
Bình luận ý kiến trên đây của nhà văn Nguyễn Tuân - Ngữ Văn 12
Bình luận ý thơ sau đây của Tố Hữu: "Ôi! Sống đẹp là thế nào hỡi bạn?" - Ngữ Văn 12
Bình luận ý thơ sau đây của nhà thơ Tố Hữu: "Ôi! Sống đẹp là thế nào hỡi bạn?" - Ngữ Văn 12
Bút pháp nghệ thuật và cảm hứng lãng mạn trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng
Bức tranh tứ bình trong bài Việt Bắc - Tố Hữu
Bức tranh “Việt Bắc ra quân” là một bức tranh hùng tráng, tràn đầy khí thế chiến thắng của quân dân ta
Bức tranh “Việt Bắc ra quân” là một bức tranh hùng tráng, tràn đầy khí thế. Phân tích đoạn: "Những đường Việt Bắc của ta. . . Đèn pha bật sáng như ngày mai lên" trong bài Việt Bắc SGK Ngữ Văn 12 để làm
Càng tĩnh lặng bạn càng lắng nghe được nhiều hơn
Các dạng bài nghị luận văn học liên hệ, so sánh