Cảm nghĩ của em sau khi học xong truyện cười Lợn cưới áo mới.
Lợn cưới, áo mới là một trong những chuyện cười hay của nước ta, mang nhiều nét đặc trưng tiêu biểu cho thể loại này...
Dàn ý
1. Mở bài
- Giới thiệu thể loại truyện cười.
- Giới thiệu đôi nét về "Lợn cưới áo mới".
2. Thân bài
a. Nội dung câu chuyện
Câu chuyện phê phán những kẻ hợm hĩnh khoe của
- Trong truyện, ta bắt gặp hai anh có tính khoe của gặp nhau. Một anh thì may được chiếc áo mới liền mặc ngay, mong được khen. Một anh thì muốn khoe với mọi người mình có con lợn cưới:
+ Người có áo mới thì mặc ngay và đứng hóng ở cửa, đợi có ai đi qua người ta khen. Anh ta tức giận chí vì anh ta đã đứng từ sáng đến chiều mà chẳng có ai hỏi.
+ Còn người đàn ông kia lại muốn khoe áo mới và khi không có ai khen thì tức lắm. Khi có người mất lợn hỏi “Bác có thấy con lợn của tôi chạy qua đây không?” thì lẽ ra anh ta phái trả là “Tôi có thấy con lợn chạy qua đây” hoặc “Tôi không thấy con lợn nào chạy qua đây cả”. Câu trả lời của anh ta lại là: “Từ lúc tôi mặc cái áo mới này, tôi chẳng thấy con lợn nào chạy qua đây cả”.
=> Thật là đáng cười, đáng chê trách cho những kẻ hợm hĩnh, khoe khoang.
b. Bài học rút ra từ câu chuyện
Câu chuyện ngắn gọn nhưng đã cho ta một bài học sâu sắc.
- Câu chuyện phê phán những kẻ khoác lác, khoe khoang qua tiếng cười hóm hỉnh của nhân dân.
- Câu chuyện khuyên ta hãy sống khiêm tốn. Đức độ và tài năng của mỗi người sẽ được bộc lộ qua việc làm chứ không bộc lộ qua lời nói.
- Thước đo giá trị con người không phải bằng tiền bạc mà bằng tài năng, trí tuệ và sự đóng góp, cống hiến của người đó đối với cộng đồng, xã hội.
3. Kết bài
- Trong cuộc sống ngày nay, bệnh khoe khoang vẫn còn tồn tại. Vì vậy, chúng ta cần phê phán để cuộc sống của chúng ta ngày một tốt đẹp hơn.
Bài mẫu
Lợn cưới, áo mới là một trong những chuyện cười hay của nước ta, mang nhiều nét đặc trưng tiêu biểu cho thể loại này. Câu chuyện ngắn gọn giống như màn kịch nhỏ kể lại một cuộc “chạm trán” thật bất ngờ và thú vị của hai anh hay khoe của: Một anh khoe con lợn cưới bị sổng và một anh khoe chiếc áo mới may. Từ đó mà bật ra tiếng cười khoái trá trước cái cảnh hai con người “trổ tài khoe của”.
Tính khoe của cũng là tính khoe khoang nói chung của con người nhưng lại mang một sắc thái riêng khá đặc biệt. Đây không phải là khoe trí tuệ, tài năng, học vấn, hay công lao, đóng góp, địa vị trong xã hội... mà là khoe của. Đành rằng khoe cái gì cũng là xấu, là không nên cần phải tránh nhưng khoe của thì thật là tầm thường, lố bịch, đáng cười, đáng phê phán chứng tỏ một nhân cách thấp hèn của loại người chỉ chú mục vào cuộc sống vật chất, tìm nguồn vui vào cuộc sống vật chất. Người có tính khoe của là người thích phô trương, huênh hoang những gì mình có với mọi người cho dù đó chỉ là “một chiếc áo mới” hay “một con lợn cưới”.
Thói phô trương, huênh hoang đã trở thành một nhu cầu, một thói quen trong cuộc sống của họ đến mức không khoe của thì không thể nào chịu được. Khi khoe của, họ hãnh diện, họ sung sướng vì thấy mình giàu có hơn người, có những cái mà người khác không có và lấy đó làm hạnh phúc trong cuộc sống. Nhưng thật nực cười, lố bịch, tầm thường là những thứ mà họ khoe nào có lớn lao, nào có làm cho họ cao siêu, nào có phải là mthước do giá trị con người, mà trái lại chỉ làm cho họ nhỏ bé và thấp kém.
Anh đi tìm lợn khoe của trong một hoàn cảnh đặc biệt: đang tất tưởi chạy đi tìm con lợn sổng, vậy mà vẫn không quên việc khoe của, bởi nó đã thành một nhu cầu, thành thói quen trong cuộc sống của anh. Trên thực tế, ta thấy rằng những người hay khoe bao giô cũng tìm cơ hội đế’ khoe của. Và cơ hội đã đến khi đi tìm lợn sổng lại gặp người đứng đó. Đi tìm lợn lẽ ra phải hỏi: Bác có thấy con lợn của tôi chạy qua đây không? thì anh lại hỏi to: Bác có thấy con lợn cưới của tôi chạy qua đây không?. Trong câu hỏi đã thừa từ cưới với người được hỏi nhưng lại cần đối với anh chàng khoe của. Thành ra câu hỏi của anh vừa có mục đích tìm lợn, vừa có thêm mục đích khoe của và dường như mục đích thứ hai “khoe của” quan trọng hơn, cần hơn. Từ cưới hoàn toàn lạc lòng trong câu hỏi tìm lợn, được chú ý hơn, ý thức hơn, nên hỏi to, nhấn mạnh, xoáy sâu vào đó và như vậy khiến người được hỏi phải chú ý vào điều mà anh ta muốn “khoe” của.
Như vậy ta thấy rằng tính khoe khoang, phô trương của anh chàng trên đây đã rõ. Nó đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu được trong cuộc sống. Anh ta lợi dụng việc tìm lợn để khoe của, và dĩ nhiên khoe khoang là hành động lố bịch, gây cười, nhưng khoe như anh ta lại càng đáng chê trách nhiều hơn. Anh ta nhấn mạnh “con lợn cưới” để cho anh chàng đứng đó tập trung chú ý và đâu biết rằng “anh áo mới” đang tìm cơ hội.
Các cụ xưa vẫn nói "già bát cơm canh, trễ manh áo mới" nhưng thích thú đến như anh chàng trong truyện thì thật là điển hình cho sự lố bịch đáng chê cười và phê phán. Có áo mới, anh ta diện ngay rồi đứng hóng ở cửa, đợi mọi người đi qua khen. Chi tiết “đứng hóng ở cửa” thật buồn cười, đành rằng áo mới nhưng trê con cũng không đến mức như vậy. Nhưng đối với anh chàng trong truyện đó lại là điều bình thường, thói quen. Đứng suốt từ sáng đến chiều chỉ để khoe một cái áo thì quá buồn cười. Nó hoàn toàn trái với lẽ tự nhiên, thật lố bịch, ngớ ngẩn đến khó tin. Ấy thế mà hoàn toàn thật.
Rồi chờ mãi cũng có người đi qua, khi trả lời anh lợn cưới thì cái tính khoe của ấy lại càng bộc lộ một cách hài hước và tức cười hơn nữa trong cả điệu bộ và lời nói của nhân vật. Anh ta liền giơ ngay vạt áo ra, bảo: Từ lúc tôi mặc cái áo này, tôi chẳng thấy con lợn nào chạy qua đây cả!. Rõ ràng trong câu trả lời bộc lộ niềm vui sướng khi được cởi mở lòng mình, được “khoe” mà từ sáng đến giờ mới được bộc lộ, và như vậy cho nên phần đầu câu trả lời là thừa, không liên quan gì đến việc tìm lợn, thấy lợn cả. Người ta hỏi về con lợn song sao lại trả lời về cái áo mới? Anh ta lợi dụng câu trả lời để khoe chiếc áo mới, và để cho anh kia biết rõ hơn, anh ta giơ vạt áo lên cái áo có mặt trong câu trả lời về việc tìm con lợn thật lạc lõng. Nhưng có cụm từ từ lúc tôi mặc cái áo này có nghĩa là từ sáng đến chiều chẵng thấy con lợn nào chạy qua cả có phần hóm hỉnh làm cho phần thông tin thừa bỗng biến thành phần chỉ ý thời gian. Song nó càng lố bịch, nực cười của hai kẻ thích khoe của gặp nhau.
Câu chuyện ngắn gọn nhưng ý nghĩa sâu sắc bao nhiêu. Truyện phê phán tính khoe khoang khoác lác của con người. Đây là một tính xấu khá phổ biến ở mỗi người mà vẫn thường mắc phải.
Tính xấu ấy thể hiện trong cách nói năng, dáng điệu, cử chỉ và nó đã biến nhân vật thành trò cười cho thiên hạ. Trong cuộc sống ta vẫn thấy những sự việc như vậy. Người ta nhiều khi muốn người khác hiểu hơn về những khả năng của bản thân lại hoá ra lố bịch, nực cười. Do vậy trong cuộc sống cần tránh mắc phải những tính xấu này, đôi khi bản thân không kiểm soát được hành vi của mình để dẫn đến thành kẻ khoác lác, trò cười cho tính khoe của. Đã có bao câu chuyện phê phán những kẻ khoác lác khoe khoang trong cuộc sống. Tất cả, dân gian đã nhằm phê phán đả kích những thói hư tật xấu và khuyên mọi người hãy sống thật giản dị, khiêm tốn chân thành chớ đừng như hai anh khoe của như câu chuyện trên đây.
Hai anh khoe của chạm trán nhau, họ rất tự nhiên bộc lộ bản tính của mình nhưng dẫu thế nào cũng không giấu được thói khoe của, khoác lác đến lực cười, đến lố bịch. Câu chuyện là một bài học đầy ý nghĩa cho chúng ta trong cuộc sống.