Cảm nhận của em về bài thơ "Dòng sông mặc áo " của Nguyễn Trọng Tạo — Không quảng cáo

Văn mẫu lớp 4, tập làm văn tả, kể chuyện lớp 4 Cảm nghĩ, cảm nhận về một bài thơ


Cảm nhận của em về bài thơ "Dòng sông mặc áo " của Nguyễn Trọng Tạo

Dưới ánh hồng bình minh, dòng sông biết điệu đà khoe áo đẹp, áo dài "thướt tha" may bằng "lụa đào" cao cấp.

Đề bài

Cảm nhận của em về bài thơ "Dòng sông mặc áo " của Nguyễn Trọng Tạo

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Con viết bài cảm nhận về bài thơ theo dàn bài như sau:

A. Mở bài: Giới thiệu về đoạn thơ  (tên tác phẩm, tác giả, thể loại, viết về điều gì,...)

B. Thân bài: Cảm nhận về bài thơ trên phương diện nội dung, nghệ thuật qua đó làm nổi bật thông điểm ý nghĩa mà tác giả muốn truyền tải.

- Nội dung bài Dòng sông mặc áo: Ca ngợi vẻ đẹp của dòng sông quê hương.

- Nghệ thuật: nhân hóa, so sánh để miêu tả vẻ đẹp của dòng sông.

C. Kết bài: Cảm nhận của em về bài thơ

Lời giải chi tiết

Viết về dòng sông quê mẹ, Tế Hanh có bài thơ "Nhớ con sông quê hương", Hoài Vũ có bài "Vàm cỏ Đông", Vũ Duy Thông có bài "Bè xuôi sông La"... Đó là những bài thơ hay mang nặng tình quê hương. Bài thơ "Dòng dông mặc áo" của Nguyễn Trọng Tạo cũng là một bài thơ đem đến cho ta nhiều thương mến.

"Dòng sông mặc áo " gồm có 14 câu thơ lục bát, làm hiện lên trước mắt chúng ta một dòng sông quê rất đẹp, gương sông nước sông thay đổi theo những thời điểm trong cả đêm ngày. Sông mặc áo, sông được nhân hóa như một thiếu nữ thích làm duyên. Nhà thơ rất tinh tế phát hiện ra những sắc màu, những nét đẹp của dòng sồng quê hương luôn luôn biến đổi.

Con sông làng ta trong ca dao uốn lượn "như hình con long" con sông Cầu "nước chảy lơ thơ"; con sông Thương "bên lở bên bồi... dòng trong dòng đục..." từng làm bao người xưa nay say mê.

Ta hãy đến chiêm ngưỡng "Dòng sông mặc áo" của Nguyễn Trọng Tạo.

Dưới ánh hồng bình minh, dòng sông biết điệu đà khoe áo đẹp, áo dài "thướt tha" may bằng "lụa đào" cao cấp. Trưa về, dòng sông rộng bao la, sông mặc "áo xanh"... như áo mới . Chiều tà, sông "cài lên màu áo hây hây ráng vàng". Đó là áo lụa mỡ gà quý phái . Đầu hôm, sông mặc áo nhung tím có thêu vầng trăng trước ngực, có ngàn sao điểm tô. Nửa đêm về khuya, sông lặng lẽ nép mình trong rừng bưởi, sông kín đáo giản dị khoác chiếc áo màu đen. Và sáng sớm hôm sau thật bất ngờ, dòng sông mặc áo hoa ướp hương bưởi, làm"ngẩn ngơ" lòng người:

"Sáng ra thơm đến ngẩn ngơ

Dòng sông đã mặc bao giờ áo hoa

Ngước lên bỗng gặp la đà

Ngàn hoa bưởi đã nở nhòa áo ai..."

Bài thơ "Dòng sông mặc áo" đã thể hiện một cách thắm thiết tình yêu dòng sông nơi chôn nhau cắt rốn của mình. Tình cảm trong sáng ấy đã chan hòa với tình yêu quê hương đất nước.

Và chúng ta hãy khẽ ngân lên những vần thơ đẹp, hãy hát lên những lời ca về các dòng sông trên mọi miền quê:

"Ôi những dòng sông bắt nước từ đâu

Mà khi về đến Đất Nước mình thì bắt lên câu hát

Người đến hát khi chèo đò, kéo thuyền vượt thác

Gợi trăm màu trên trăm dáng sông xuôi"...

("Đất Nước" - Nguyễn Khoa Điềm)


Cùng chủ đề:

Cảm nghĩ của em về nhân vật Dế Mèn qua cảnh "Dế Mèn bênh vực kẻ yếu"
Cảm nhận của em khi đọc bài "Tre Việt Nam” của Nguyễn Duy
Cảm nhận của em về bài "Hoa sầu đâu" của Vũ Bằng
Cảm nhận của em về bài "Văn hay chữ tốt"
Cảm nhận của em về bài thơ "Bè xuôi sông La" của Vũ Duy Thông
Cảm nhận của em về bài thơ "Dòng sông mặc áo " của Nguyễn Trọng Tạo
Cảm nhận của em về bài thơ "Nếu chúng mình có phép lạ" của Đinh Hải
Cảm nhận của em về bài thơ "Truyện cổ nước mình" của Lâm Thị Mỹ Dạ
Cảm nhận của em về nghệ thuật miêu tả loài vật qua đoạn văn "Dế Mèn bênh vực kẻ yếu"
Cảm nhận của em về ông Tô Hiến Thành khi đọc bài "Một người chính trực"
Cảm nhận của em về đoạn thơ được học trong bài thơ "Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ ” của Nguyễn Khoa Điềm