Cảm nhận về khổ 10 trong bài Việt Bắc - Tố Hữu — Không quảng cáo

Văn mẫu 12 - Phân tích, cảm nhận, dàn ý và nghị luận lớp 12 hay nhất Tổng hợp các bài văn nghị luận về tác phẩm Việt Bắc


Cảm nhận về khổ 10 trong bài Việt Bắc - Tố Hữu

Tố Hữu là nhà thơ cách mạng nổi tiếng của nền văn học Việt Nam hiện đại. Ông đã để lại cho đời nhiều tập thơ như: ”Từ ấy”, ”Việt Bắc”, ”Máu và hoa”, … tất cả đều mang một phong cách nghệ thuật độc đáo.

Đó là nhà thơ của lẽ sống lớn, tình cảm lớn, niềm vui lớn của lòng thương mến và ân tình thủy chung. Đặc biệt, bài thơ ” Việt Bắc ” trong tập thơ cùng tên của Tố Hữu là một tác phẩm nghệ thuật đặc sắc. Ở bài thơ ấy, Tố Hữu đã khẳng định tình cảm thủy chung của người cán bộ về xuôi với nhân dân Việt Bắc, với kháng chiến, với cách mạng. Tiêu biểu trong bài là khổ thơ thứ 10 với nỗi nhớ người lãnh đạo cách mạng - chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, người cha của dân tộc.

”Ở đâu u ám quân thù Nhìn lên Việt Bắc: cụ Hồ sáng soi … Mình về mình lại nhớ ta Mái đình Hồng Thái, cây đa Tân Trào.”

Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, hiệp định Giơ-ne-vơ được kí kết, hoà bình trở lại nước ta, miền bắc được giải phóng. Một trang sử mới của đất nước và một giai đoạn mới của cách mạng được mở ra. Lúc này, các cơ quan Trung ương của Đảng và Chính phủ rời chiến khu Việt Bắc trở về thủ đô Hà Nội. đây cũng chính là lúc Tố Hữu đã sáng tác nên bài thơ ”Việt Bắc”. Phần đầu của bài thơ tái hiện giai đoạn gian khổ, vẻ vang của Cách mạng và kháng chiến ở chiến khu Việt Bắc nay đã trở thành những kỉ niệm sâu sâu đậm trong lòng người. Phần sau nói lên sự gắn bó giữa miền ngược và miền xuôi trong một viễn cảnh hòa bình tươi sáng của đất nước và kết thúc bằng lời ngợi ca công ơn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, của Đảng đối với dân tộc.

” Ở đâu u ám quân thù Nhìn lên Việt Bắc: Cụ Hồ sáng soi Ở đâu đau dớn giống nòi Trông về Biệt Bắc mà nuôi chí bền”

Qua 4 câu thơ đầu của khổ thơ ta thấy được nỗi nhớ của cán bộ về xuôi cũng như nhân dân Việt Bắc về vị cha già kính yêu của dân tộc một cách thật tha thiết - người đã mở cho Cách mạng Việt Nam một con đường mới. Lối điệp cấu trúc qua hai câu thơ 6 chữ bắt đầu bằng chữ ”ở đâu” đều xuất hiện hình ảnh của hiện thực đau đớn của quê hương đất nước ta: “u ám quân thù”, ”đau đớn giống nòi”. Đó là những hình ảnh hiện thực đau đớn của một dân tộc bị mất nước, bị giặc ngoại xâm: chúng bóc lột nhân dân ta một cách vô cùng tàn nhẫn, chúng gây ra nạn đói khủng khiếp khiến hơn 2 triệu đồng bào ta bị chết đói,… – một hiện thực khó mà phai mờ được. Để làm nhẹ dịu hình ảnh đau đớn ấy, nhà thơ đã lồng vào 2 hình ảnh đối lập: ”Cụ Hồ sáng soi”, ”mà nuôi chí bền” ở câu thơ 8 chữ. Điệp từ ”nhìn” và ”trông” ở hai câu thơ 8 chữ đều hướng về Việt Bắc – trung tâm đầu não của cuộc kháng chiến. ”Cụ Hồ sáng soi” gợi đến ánh sáng của lí tưởng soi đường cho dân tộc, ánh sáng của những chỉ đạo sáng suốt, áng sáng của niềm tin và hy vọng. Cụm từ ”mà nuôi chí bền” diễn tả dù hiện thực có gian khổ đến đâu thì phải đối diện với những khó khăn thử thách nhiều thế nào thì chỉ cần nhìn về Việt Bắc nhân dân sẽ cảm thấy có lòng tin và ý chí chiến đấu, nuôi chí bền, trường kì kháng chiến chắc chắn sẽ thành công.

Mười lăm năm ấy, ai quên Quê hương Cáng mạng dựng nên Cộng hòa Mình về mình lại nhớ ta Mái đình Hồng Thái, cây đa Tân Trào…

Bốn câu thơ cuối trong khổ là lời khẳng định của người cán bộ về xuôi, cán bộ sẽ không quên 15 năm ấy - 15 năm chúng ta đã từng gắn bó thiết tha mặn nồng, đấu tranh dành độc lập tự do cho dân tộc; cán bộ sẽ không quên Việt Bắc là quê hương của Cánh mạng bởi chính nơi này mình và ta đã cùng nhau đấu để có được nền Cộng hòa cho ngày hôm nay. Một lần nữa Tố Hữu lại nhắc đến 2 địa danh nổi tiếng và 2 sự kiện nổi bật đã từng diễn ra ở Việt Bắc ” Mái đình Hồng Thái, cây đa Tân Trào” chỉ để nhấn mạnh rằng mình sẽ luôn nhớ về Việt Bắc - cái nôi của Cách mạng. Ẩn trong nỗi nhớ ấy chính là lòng biết ơn sâu sắc và lời hứa sẽ luôn thủy chung của người cán bộ miền xuôi với cán bộ miền ngược. Qua đoạn thơ trên ta thấy con người Việt Bắc hiện ra nội bật với tấm lòng thủy chung sâu sắc, gắn bó với Cách mạng với kháng chiến. Đó là những con người có lòng tin vào Bác Hồ, vào sự chỉ đạo sáng suốt của Đảng. Đồng thời qua khổ thơ trên tác giả đã vẽ nên bức tranh toàn cảnh về thiên nhiên, con người, cuộc sống lao động và chiến đấu của núi rừng Việt Bắc trong suốt 15 năm. Đây có thể được coi là đoạn tổng kết về cuộc kháng chiến chống Pháp. Cũng với đoạn thơ trên, ta thấy rõ hơn về phong cách thơ Tố Hữu mang đậm màu sắc dân tộc. Kết cấu thơ theo lối đối đáp, diễn đạt theo thể thơ lục bát tạo nên sắc thái trữ tình nhưng không kém phần sáng tạo mới mẻ. Tố Hữu đã dùng cách diễn đạt rất riêng tư để thể hiện nghĩa tình cách mạng rộng lớn.

Đoạn thơ trên là bản anh hùng ca của cuộc kháng chiến chống Pháp, là đoạn thơ có tính trữ tình chính trị sâu sắc. Đây cũng là đoạn thơ khắc họa rõ nét vẻ đẹp tâm hồn, tính cách con người Việt Nam luôn sống gắn bó thủy chung cho dù trong những ngày khó khăn hay hạnh phúc.


Cùng chủ đề:

Cảm nhận về hai đoạn thơ trong Từ ấy (Tố Hữu) và Sóng (Xuân Quỳnh)
Cảm nhận về hai đoạn văn trong tác phẩm Người lái đò Sông Đà và Ai đã đặt tên cho dòng sông?
Cảm nhận về hình tượng con sông Đà trong thiên tùy bút Người lái đò sông Đà - Nguyễn Tuân
Cảm nhận về hình tượng người lái đò qua bài tùy bút Người lái đò sông Đà - Ngữ Văn 12
Cảm nhận về hình tượng thiên nhiên và con người Việt Bắc qua đoạn thơ: "Ta về, mình có nhớ ta. . . Ân tình thủy chung" trong bài Việt Bắc
Cảm nhận về khổ 10 trong bài Việt Bắc - Tố Hữu
Cảm nhận về khổ thơ thứ 5 trong bài thơ Sóng - Xuân Quỳnh
Cảm nhận về nhân vật Phùng trong Chiếc thuyền ngoài xa
Cảm nhận về nhân vật Tnú trong truyện ngắn Rừng xà nu
Cảm nhận về nhân vật bà Hiền trong tác phẩm Một người Hà Nội của nhà văn Nguyễn Khải
Cảm nhận về tác phẩm ‘Những đứa con trong gia đình’ của Nguyễn Thi