Cầu Long Biên – chứng nhân lịch sử - Thúy Lan — Không quảng cáo

Tác giả - Tác phẩm văn 6 Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều Tác giả - Tác phẩm học kì 2


Cầu Long Biên – chứng nhân lịch sử - Thúy Lan

Cầu Long Biên – chứng nhân lịch sử - Thúy Lan bao gồm tóm tắt nội dung chính, lập dàn ý phân tích, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật cùng hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm và tiểu sử, quan điểm cùng sự nghiệp sáng tác phong cách nghệ thuật giúp các em học tốt môn văn 6

1. Tìm hiểu chung

a. Hoàn cảnh sáng tác

Văn bản “Cầu Long Biên – chứng nhân lịch sử” của tác giả Thúy Lan, in trên báo Người Hà Nội.

b. Bố cục: 3 đoạn

- Đoạn 1 (Từ đầu … đến “ của thủ đô Hà Nội ”): Giới thiệu chung về cầu Long Biên qua một thế kỉ tồn tại.

- Đoạn 2 (Tiếp … đến “ vẫn dẻo dai, vững chắc ”): Cầu Long Biên như một nhân chứng sống, đau thương và anh dũng.

- Đoạn 3 (Còn lại): Cầu Long Biên trong đời sống hiện tại.

c. Thể loại: bút kí.

2. Giá trị nội dung và nghệ thuật

a. Giá trị nội dung

Hơn một thế kỉ qua, cầu Long Biên đã chứng kiến bao sự kiện lịch sử hào hùng, bi tráng của Hà Nội. Hiện nay, tuy đã rút về vị trí khiêm nhường nhưng cầu Long Biên vẫn mãi mãi trở thành một chứng nhân lịch sử, không chỉ riêng của Hà Nội mà của cả đất nước.

b. Giá trị nghệ thuật

- Nghệ thuật nhân hóa, so sánh đặc sắc.

- Lối viết giàu cảm xúc bắt nguồn từ những hiểu biết và kỉ niệm về cầu đã tạo nên sức hấp dẫn cho bài văn.


Cùng chủ đề:

Buổi học cuối cùng - An - Phông - Xơ Đô - Đê
Bức thư của thủ lĩnh da đỏ - Xi - Át tơn
Bức tranh của em gái tôi - Tạ Duy Anh
Cây bút thần
Cây tre Việt Nam - Thép Mới
Cầu Long Biên – chứng nhân lịch sử - Thúy Lan
Chân, tay, tai, mắt, miệng
Con rồng cháu tiên
Em bé thông minh
Ếch ngồi đáy giếng
Lao xao - Duy Khán