Chân, tay, tai, mắt, miệng - Chân trời sáng tạo
Chân, tay, tai, mắt, miệng (CTST) bao gồm tóm tắt nội dung chính, lập dàn ý phân tích, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật cùng hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm và tiểu sử, quan điểm cùng sự nghiệp sáng tác phong cách nghệ thuật giúp các em học tốt môn văn 7
1. Tìm hiểu chung
a. Tóm tắt
Cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai so bì với lão Miệng chỉ ăn không làm nên bàn nhau không làm gì để lão Miệng không có gì ăn. Nhưng mấy ngày sau cả thảy đều mệt mỏi rã rời vì lão Miệng không ăn thì tất cả đều bị tê liệt, công việc lão Miệng là nhai thức ăn để tiếp sức lực. Nhận ra sai lầm, Chân, Tay, Tai, Mắt đến xin lỗi và cho lão Miệng ăn và trở lại khỏe mạnh. Từ đó họ sống hòa thuận với nhau.
b. Bố cục : 3 đoạn
- Đoạn 1 (Từ đầu … đến “ cả bọn kéo nhau về ”): Cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai quyết định chống lại lão Miệng.
- Đoạn 2 (Tiếp theo … đến “ đành họp nhau lại để bàn ”): Hậu quả của việc so bì, ganh tị.
- Đoạn 3 (Còn lại): Cách sửa chữa hậu quả.
c. Thể loại: truyện ngụ ngôn
d. Phương thức biểu đạt: tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm
2. Giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật
a. Giá trị nội dung
Từ câu chuyện của Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng, truyện nêu ra bài học: Trong một tập thể, mỗi thành viên không thể sống tách biệt mà phải nương tựa vào nhau, gắn bó với nhau để cùng tồn tại; do đó, phải biết hợp tác với nhau và tôn trọng công sức của nhau.
b. Giá trị nghệ thuật
- Cách kể chuyện ý vị với ngụ ý sâu sắc.
- Mượn chuyện các bộ phận cơ thể con người để khuyên nhủ, răn dạy con người.
Sơ đồ tư duy về văn bản Chân, tay, tai, mắt, miệng: