Chia sẻ và đọc: Tiếng vườn — Không quảng cáo

Giải sách Tiếng Việt 2, Tiếng Việt 2 KNTT, tổng hợp văn mẫu hay nhất Bài 21: Lá phổi xanh


Chia sẻ và đọc: Tiếng vườn

Giải Bài 21: Chia sẻ và đọc: Tiếng vườn SGK Tiếng Việt 2 tập 2 Cánh diều với đầy đủ lời giải tất cả các câu hỏi và bài tập phần đọc, viết, luyện từ và câu, kể chuyện,....

Phần I

Chia sẻ:

Câu 1: Em biết cây nào trong các loài cây dưới đây?

Phương pháp giải:

Em quan sát tranh để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

Em liên hệ bản thân để trả lời câu hỏi.

Những cây em biết là: cây lúa, cây hoa hồng, cây cải bắp,…

Câu 2

Câu 2: Xếp tên mỗi loài cây nói trên vào nhóm thích hợp:

a. Cây lương thực, thực phẩm:

M: cây cải bắp

b. Cây ăn quả

c. Cây lấy gỗ

d. Cây lấy bóng mát

e. Cây hoa

Phương pháp giải:

Em quan sát tranh để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

a. Cây lương thực, thực phẩm: cây lúa, cây cải bắp, cây ngô

b. Cây ăn quả: cây cam

c. Cây lấy gỗ: cây thông

d. Cây lấy bóng mát: cây bàng

e. Cây hoa: cây hoa hồng

Phần II

Bài đọc:

Tiếng vườn

1. Mùa xuân về lúc nào không rõ. Tôi nghe tiếng vườn gọi.

2. Trong vườn, cây muỗm khoe chùm hoa mới. Hoa muỗm tua tủa trổ thẳng lên trời. Hoa nhài trắng xóa bên vại nước. Những bông nhài trắng một màu trắng tinh khôi, hương thơm ngọt ngào. Khi hoa nhài nở, hoa bưởi cũng đua nhau nở rộ. Từng chùm hoa bưởi, cánh trắng chẳng kém hoa nhài, nhưng lại có những tua nhị vàng như những bông thủy tiên thu nhỏ.

3. Nhưng ấn tượng nhất là những tán xoan. Cả mùa đông phơi thân cành khô cong trước gió lạnh, vậy mà hơi xuân vừa chớm đến, trên những cành cây khô ấy bỗng vỡ òa ra những chùm lộc biếc.

4. Trong những tán lá cây vườn, chim vành khuyên lích chích tìm sâu trong bụi chanh. Những cánh ong mật quay tít trên chùm hoa bưởi. Đàn chào mào ríu rít trên các cành xoan, vừa ở vườn này đã bay sang vườn khác.

- Muỗm: cây cùng loại với xoài, quả giống quả xoài nhưng nhỏ hơn.

- Tua tủa: từ gợi tả dáng chĩa ra không đều của nhiều vật cứng, nhọn.

- Tinh khôi: hoàn toàn tinh khiết, thuần một tính chất nào đó, tạo cảm giác tươi đẹp.

Phần III

Đọc hiểu:

Câu 1: Trong vườn có những cây nào nở hoa?

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ bài đọc và quan sát tranh để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

Những cây nở hoa trong vườn là: cây muỗm, cây hoa nhài, cây bưởi, cây xoan.

Câu 2

Câu 2: Có những con vật nào bay đến vườn cây?

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ đoạn 4 và kể tên các con vật.

Lời giải chi tiết:

Những con vật bay đến vườn cây là: chim vành khuyên, ong mật, chim chào mào.

Câu 3

Câu 3: Theo em hiểu, những gì đã tạo nên tiếng gọi của vườn? Chọn ý đúng nhất:

a. Tiếng các loài hoa khoe sắc đẹp.

b. Tiếng hát của các loài chim và tiếng bẫy ong đập cánh.

c. Cả hai ý trên.

Phương pháp giải:

Em đọc các đáp án và lựa chọn đáp án đúng nhất.

Lời giải chi tiết:

Những thứ tạo nên tiếng gọi của vườn là: tiếng các loài hoa khoe sắc đẹp, tiếng hót của các loài chim và tiếng bầy ong đập cánh.

Chọn đáp án c.

Phần IV

Câu 1: Trả lời câu hỏi:

a. Khi nào hoa bưởi đua nhau nở rộ?

b. Khi nào những cành xoan nảy lộc?

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ các đoạn văn để trả lời câu hỏi:

a. Em đọc đoạn văn thứ 2

b. Em đọc đoạn văn thứ 3

Lời giải chi tiết:

a. Khi hoa nhài nở, hoa bưởi cũng đua nhau nở rộ.

b. Hơi xuân vừa chớm đến, những cành xoan bắt đầu nảy lộc.

Câu 2

Câu 2: Những từ ngữ nào ở bảng bên:

a. Có thể dùng để đặt câu hỏi thay cho Khi nào?

b. Có thể dùng để trả lời câu hỏi Khi nào?

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ các từ trong bảng để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

a. Những từ ngữ có thể dùng để đặt câu hỏi thay cho Khi nào? là: bao giờ, mùa nào, tháng mấy.

b. Những từ ngữ có thể dùng để trả lời câu hỏi Khi nào? là: mùa xuân, tháng Hai, hôm qua.


Cùng chủ đề:

Chia sẻ và đọc: Con đường của bé
Chia sẻ và đọc: Hươu cao cổ
Chia sẻ và đọc: Mùa lúa chín
Chia sẻ và đọc: Ông Mạnh thắng Thần Gió
Chia sẻ và đọc: Sư tử xuất quân
Chia sẻ và đọc: Tiếng vườn
Chia sẻ và đọc: Về quê
Chia sẻ và đọc: Đàn gà mới nở
Chiếc rễ đa tròn
Chim rừng Tây Nguyên
Chim sơn ca và bông cúc trắng