Chính tả: Bàn tay cô giáo trang 29 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 — Không quảng cáo

Tiếng Việt lớp 3, soạn bài tập đọc 3 tất cả các bài , tổng hợp văn mẫu hay nhất Tuần 21. Sáng tạo


Chính tả: Bàn tay cô giáo trang 29 SGK Tiếng Việt 3 tập 2

Giải câu 1, 2 Chính tả: Bàn tay cô giáo trang 29 SGK Tiếng Việt 3 tập 2. Câu 2. a) Điền tr hay ch ?

Câu 1

Nhớ  - viết : Bàn tay cô giáo (cả bài)

Lời giải chi tiết:

Bàn tay cô giáo

Một tờ giấy trắng

Cô gấp cong cong

Thoắt cái đã xong

Chiếc thuyền xinh quá !

Một tờ giấy đỏ

Mềm mại tay cô

Mặt trời đã phô

Nhiều tia nắng tỏa.

Thêm tờ xanh nữa

Cô cắt rất nhanh

Mặt nước dập dềnh

Quanh thuyền sóng lượn.

Như phép mầu nhiệm

Hiện trước mắt em:

Biển biếc bình minh

Rì rào sóng vỗ…

Biết bao điều lạ

Từ bàn tay cô.

Câu 2

a) Điền vào chỗ trống tr hay ch ?

... í thức là những người ... uyên làm các công việc ... í óc như dạy học, ... ữa bệnh, ... ế tạo máy móc, nghiên cứu khoa học. Cùng với những người lao động .... ân tay như công nhân, nông dân, đội ngũ .... í thức đang đem hết .... í tuệ và sức lực của mình xây dựng non sông gấm vóc của chúng ta.

b) Đặt trên chữ in đậm dấu hỏi hay dấu ngã ?

Trên đồng ruộng, trong nhà máy, trên lớp học hay trong bệnh viện, .... đâu, ta cu ng gặp nhưng trí thức đang lao động quên mình. Các ki sư nông nghiệp nghiên cứu giống lúa mới, ki thuật trồng trọt, chăn nuôi mới. Các ki sư cơ khí cùng công nhân san xuất máy móc, ô tô. Các thầy giáo, cô giáo dạy ta thành người có ích cho xa hội. Các bác si chưa bệnh cho dân.

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ rồi điền từ thích hợp vào chỗ trống.

Lời giải chi tiết:

a) Điền vào chỗ trống tr hay ch ?

Tr í thức là những người ch uyên làm các công việc tr í óc như dạy học, ch ữa bệnh, ch ế tạo máy móc, nghiên cứu khoa học. Cùng với những người lao động ch ân tay như công nhân, nông dân, đội ngũ tr í thức đang đem hết tr í tuệ và sức lực của mình xây dựng non sông gấm vóc của chúng ta.

b) Đặt trên chữ in đậm dấu hỏi hay dấu ngã ?

Trên đồng ruộng, trong nhà máy, trên lớp học hay trong bệnh viện, đâu, ta c ũng gặp những trí thức đang lao động quên mình. Các sư nông nghiệp nghiên cứu giống lúa mới, thuật trồng trọt, chăn nuôi mới. Các sư cơ khí cùng công nhân sản xuất máy móc, ô tô. Các thầy giáo, cô giáo dạy ta thành người có ích cho hội. Các bác sĩ chữa bệnh cho dân.


Cùng chủ đề:

Chính tả bài Vẽ quê hương trang 92 SGK Tiếng Việt 3 tập 1
Chính tả bài Đêm trăng trên Hồ Tây trang 105 SGK Tiếng Việt 3 tập 1
Chính tả bài Đối đáp với vua trang 51 SGK Tiếng Việt 3 tập 2
Chính tả: Ai có lỗi trang 14 SGK Tiếng Việt 3 tập 1
Chính tả: Bài tập làm văn trang 48 SGK Tiếng Việt 3 tập 1
Chính tả: Bàn tay cô giáo trang 29 SGK Tiếng Việt 3 tập 2
Chính tả: Các em nhỏ và cụ già trang 63 SGK Tiếng Việt 3 tập 1
Chính tả: Cậu bé thông minh trang 6 SGK Tiếng Việt 3 tập 1
Chính tả: Chiếc áo len trang 22 SGK Tiếng Việt 3 tập 1
Chính tả: Cô giáo tí hon trang 18 SGK Tiếng Việt 3 tập 1
Chính tả: Hũ bạc của người cha trang 123 SGK Tiếng Việt 3 tập 1