Chính tả (Nghe - Viết): Chơi chuyền trang 10 SGK Tiếng Việt 3 tập 1 — Không quảng cáo

Tiếng Việt lớp 3, soạn bài tập đọc 3 tất cả các bài , tổng hợp văn mẫu hay nhất Tuần 1. Măng non


Chính tả (Nghe - viết): Chơi chuyền trang 10 SGK Tiếng Việt 3 tập 1

Giải câu 1, 2, 3 Chính tả (Nghe - viết): Chơi chuyền trang 10 SGK Tiếng Việt 3 tập 1. Câu 2. Điền vào chỗ trống ao hay oao ?

Câu 1

Nghe - viết :

Chơi chuyền

"Chuyền chuyền một

Một, một đôi

Chuyền chuyền hai

Hai, hai đôi"

Mắt sáng ngời

Theo hòn cuội

Tay mềm mại

Vơ que chuyền.

Mai lớn lên

Vào nhà máy

Công nhân mới

Giữa dây chuyền

Đón bạn trên

Chuyền bạn dưới

Mắt không mỏi

Tay không rời

Chuyền dẻo dai

Chuyền chuyền mãi...

THÁI HOÀNG LINH

- Trong bài thơ trên, những chữ đầu dòng được viết thế nào ?

Phương pháp giải:

Em quan sát trong bài thơ và trả lời.

Lời giải chi tiết:

Những chữ đầu dòng trong bài thơ trên đều viết hoa.

Câu 2

Điền vào chỗ trống ao hay oao ?

ngọt ng .... , mèo kêu ng ... ng .... , ng ... ngán

Phương pháp giải:

Em làm theo yêu cầu của bài tập.

Lời giải chi tiết:

ngọt ng ào , mèo kêu ng oao ng oao , ng ao ngán

Câu 3

Tìm các từ :

a) Chứa tiếng bắt đầu bằng l hoặc n , có nghĩa như sau :

- Cùng nghĩa với hiền : ....

- Không chìm dưới nước : ...

- Vật dùng để cắt cỏ, gặt lúa : ...

b) Chứa tiếng có vần an hay ang , có nghĩa như sau :

- Trái nghĩa với dọc : ....

- Nắng lâu, không mưa, làm đất nứt nẻ vì thiếu nước : ....

- Vật có dây hoặc bàn phím để chơi nhạc : ....

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ phần gợi ý và tìm đáp án phù hợp.

Lời giải chi tiết:

a) Chứa tiếng bắt đầu bằng l hoặc n , có nghĩa như sau :

- Cùng nghĩa với hiền : lành

- Không chìm dưới nước : nổi

- Vật dùng để cắt cỏ, gặt lúa : liềm

b) Chứa tiếng có vần an hay ang , có nghĩa như sau :

- Trái nghĩa với dọc : ngang

- Nắng lâu, không mưa, làm đất nứt nẻ vì thiếu nước : hạn hán

- Vật có dây hoặc bàn phím để chơi nhạc : đàn


Cùng chủ đề:

Bài 5 - Viết lại buổi đầu em đi học thành một đoạn văn ngắn
Bài 5 - Viết lại câu trả lời: - Vì sao quân lính đâm giáo vào đùi chàng trai? - Vì sao Trần Hưng Đạo đưa chàng trai về kinh đô?
Bài 5 - Viết một bức thư ngắn cho một bạn nước ngoài để làm quen và bày tỏ tình thân ái
Bài 6 - Viết lại câu trả lời: - Vì sao quân lính đâm giáo vào đùi chàng trai? - Vì sao Trần Hưng Đạo đưa chàng trai về kinh đô?
Bài đọc: Khi mẹ vắng nhà
Chính tả (Nghe - Viết): Chơi chuyền trang 10 SGK Tiếng Việt 3 tập 1
Chính tả (Nghe - Viết): Trần Bình Trọng trang 11 SGK Tiếng Việt 3 tập 2
Chính tả Dòng suối thức trang 137 SGK Tiếng Việt 3 tập 2
Chính tả Hai Bà Trưng
Chính tả bài Âm thanh thành phố trang 147 SGK Tiếng Việt 3 tập 1
Chính tả bài Bài hát trồng cây trang 112 SGK Tiếng Việt 3 tập 2