Cho đường thẳng (d):y=−3x và đường thẳng (d′):y=x+2.
a) Vẽ đồ thị hai hàm số trên cùng một mặt phẳng tọa độ.
b) Tìm a, b để đi qua điểm A(−1;3) và song song với (d′).
a) Xác định hai điểm phân biệt thuộc đồ thị hàm số rồi vẽ đường thẳng đi qua hai điểm đó.
b) Hai đường thẳng y=ax+b(a≠0) và y=a′x+b′(a′≠0) song song với nhau khi a=a′;b≠b′, ta tìm được a.
Thay tọa độ điểm a vào (d”) để tìm b.
a) * Vẽ đường thẳng (d):
Cho x = 1 thì y = -3, đường thẳng (d) đi qua điểm A(1;−3).
Cho x = 0 thì y = 0, đường thẳng (d) đi qua gốc tọa độ O(0;0).
Đường thẳng đi qua hai điểm A, O là đường thẳng (d).
* Vẽ đường thẳng (d’):
Cho x = 0 thì y = 2, đường thẳng (d’) đi qua điểm B(0;2).
Cho y = 0 thì x = -2, đường thẳng (d’) đi qua điểm C(−2;0).
Ta được đồ thị sau:
b) Tìm a, b để đi qua điểm A(−1;3) và song song với (d′).
Vì (d”) song song với (d’) nên a=2;b≠2, hàm số d” có dạng: y = 2x + b.
Vì đồ thị hàm số (d”) đi qua điểm A(−1;3) nên thay tọa độ điểm A vào d”, ta được:
3=2.(−1)+b suy ra b=5. Ta được: y=2x+5
Vậy a = 2 và b = 5 thì đi qua điểm A(−1;3) và song song với (d′).