Cho tam giác ABC có AB=AC=BC, phân giác BD và CE cắt nhau tại O. Tính ^BOC.
-
A.
600
-
B.
800
-
C.
120∘
-
D.
1000
Sử dụng tính chất tia phân giác, tính chất hai góc kề bù và định lý tổng ba góc trong tam giác.
Vì BD và CE là tia phân giác của góc ^ABC và ^ACB nên ^ABD=^CBD và ^ACE=^BCE.
Xét tam giác ABD và tam giác CBD có:
+ AB=AC(gt)
+ ^ABD=^CBD (cmt)
+ Cạnh BD chung
Suy ra ΔABD=ΔCBD(c−g−c)⇒^BCA=^BAC (hai góc tương ứng) (1)
Tương tự ta có ΔBCE=ΔACE(c−g−c) ⇒^CBA=^BAC (hai góc tương ứng) (2)
Từ (1) và (2) ta có ^ABC=^BAC=^ACB. Mà ^ABC+^BAC+^ACB=180∘ (định lý tổng ba góc của tam giác) nên ^ABC=^BAC=^ACB=180∘3=60∘.
Lại có ^ABD=^CBD (cmt) nên ^CBO=^ABC2=60∘2=30∘; ^ACE=^BCE=^ACB2=60∘2=30∘.
Xét tam giác BOC có ^BOC+^OBC+^OCB=180∘ (định lý tổng ba góc của một tam giác)
Nên ^BOC=180∘−30∘−30∘=120∘.
Vậy ^BOC=120∘.
Đáp án : C