Có ý kiến cho rằng: "Có ba điều trong cuộc đời mỗi người, nếu đi qua sẽ không lấy lại được: Thời gian, lời nói và cơ hội". Hãy bàn luận ý kiến đó - Ngữ Văn 12 — Không quảng cáo

Văn mẫu 12 - Phân tích, cảm nhận, dàn ý và nghị luận lớp 12 hay nhất Nghị luận về các quan niệm xã hội


“có ba điều trong cuộc đời mỗi người, nếu đi qua sẽ không lấy lại được: thời gian, lời nói và cơ hội” - là một lời khuyên đẹp, một lời nói hay, hàm chứa chất triết lí và đạo đức.

Kiếp nhân sinh dài hay ngắn? Làm người khó hay dễ? Có biết bao câu hỏi được mỗi người, tự đặt ra để hỏi mình, có biết bao câu ca, tiếng hát, danh ngôn sâu sắc. lí thú, đã trở thành hành trang vào đời của mỗi người, mỗi chúng ta. Làm sao để sống đẹp. sống tốt, vươn lên làm chủ với ý kiến sau đây:

“Có ba điều trong cuộc đời mỗi người, nếu đi qua sẽ không lấy lại được: thời gian, lời nói và cơ hội”.

Mỗi người là một cá thể trong cõi nhân sinh. Sướng hav khổ, vui hay buồn, giàu sang hay nghèo hèn, khỏe mạnh hay đau ốm, trường thọ hay đoản thọ mỗi người một số phận, một cảnh ngộ, nào ai giống ai? Đúng thời gian, lời nói và cơ hội là những “tài sản’’ vô cùng quý báu đối với mỗi người. Những thứ ấy để trôi qua thì không bao giờ lấy lại được. Do đó, phải sống như thế nào, sống tích cực hay buông xuôi, sống đẹp hay sống vô vị, sống nhạt nhẽo, sống thừa như "phường giá áo túi cơm!”.

Trước hết, nói về Thời gian là vàng; thời gian quý hơn vàng. Quỹ thời gian là vốn sống của mỗi người. Ăn ngủ, vui chơi, học hành, lao động... của bất cứ ai đều diễn ra theo ngày đêm, bốn mùa, năm tháng. Con người dùng thì giờ để lao động sản xuất ra của cải vật chất và mọi giá trị tinh thần, để sống trong no ấm, hạnh phúc. Con người cũng dùng thời gian để học hành, mớ mang trí tuệ. vươn lêu tầm cao của học vấn, văn minh.

Quỹ thời gian sinh lí thì mọi người như nhau, nhưng quỹ thời gian tâm lí của mỗi người lại khác nhau. Có người sống trong tâm trạng: Ba thu dồn lại một ngày dài ghê”. Có người “uống rượu tiêu sầu” nên cảm thấy: “Ba vạn sáu ngàn ngày là mấy - Kiếp phù du trông thấy cũng nực cười!” Có người lại hối hả “làm ngày không đủ, tranh thủ làm đêm”, nhất là bà con dân cày đã thức khuya dậy sớm, đã một nắng hai sương cuốc bẫm cày sâu để làm ra những mùa vàng, những bát cơm đầy dẻo thơm.

Thời gian trôi nhanh “vun vút như tên bay, như bóng câu (ngựa) lướt qua cửa sổ, như nước chảy qua cầu". Thời gian một đi không trở lại. Sinh, trưởng, lão, bệnh, tử và vòng đời của mỗi người. Tuổi trẻ thường phung phí thì giờ, cho nên lúc mái tóc chớm bạc mới hối hận, mới tiếc nuối: “Ôi kiếp nhân sinh là thế ấy, như bóng đèn, như mây nổi, như gió thổi, như tuyết tan..”.

Kẻ lười biếng nên sống buông thả: “Ăn no rồi lại nằm khèo - Nghe giục trống chèo, vác bụng đi xem”. Dân gian đã châm biếm: “Đời người có một gang tay - Ai hay ngủ ngày còn có nửa gang!” Muốn chiếm được bảng vàng, các thí sinh, sĩ tử phải “dùi mài kinh sử", phải “Thập niên đăng hỏa”, ở nước ta đã có những “vua lợn”, “vua quỷ”: như Lê Ngọa Triều, Lê Uy Mục, Lê Tương Dực, nhưng cũng có những vị minh quân như Lê Thánh Tông: “Trống đời canh, còn đọc sách - Chiêng xê bóng, chửa thôi chầu”.

Kẻ lười biếng, ăn không ngồi rồi thì lúc nào cũng cảm thấy thừa thời gian. Người siêng năng cần cù thì luôn cảm thấy thiếu thời gian. Biết làm chủ thời gian là biết sống tích cực. Trong bài thơ Vội vàng viết vào thời mười tám, đôi mươi, thi sĩ Xuân Diệu đã thể hiện một tâm thế tuyệt đẹp:

Mỗi buổi sớm Thần Vui hằng gõ cửa

Tháng giêng ngon như một cặp môi gần

Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa

Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân.

Vì cảm nhận được "Lòng tôi rộng nhưng lượng trời cứ chật - Không cho dài thời trẻ cùa nhân gian”, nên chàng thi sĩ họ Ngô mới “vội vàng”, muôn “say”, muốn “riết”, muốn “ôm”...

Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều Và non nước, và cây, và cỏ rạng...

Thật vậy, thời gian rất quý, thời gian trôi nhanh, một đi không trở lại, nên không được vung phí thời gian, phải biết làm chủ thời gian.

Thời gian mải miết trôi qua, không thể nào lấy lại được, vậy lời nói thì thế nào? Người xưa từng nói: Tên bắn đi thì máu sẽ đổ, và thịt nát xương tan, đô thị hoang tàn Tên bắn đi làm sao thu hồi được? Lời đã nói ra làm sao lấy lại được? "Lời nói gió bay" (tục ngữ). Lời nói là vàng. Đó là những lời nói tốt đẹp, mang tình người, hoặc là lời ngợi khen, hoặc là lời động viên, an ủi. Hoặc là lời ông bà, cha mẹ báo ban con cháu. Hoặc là lời thầy, cô dạy bảo học trò. Hoặc là lời bạn bè tâm sự. Hoặc là tiếng nói tâm tình cùa lứa đôi. Hoặc là lời chào hỏi ân cần. vui vẻ của đồng loại. Lời nói dù tốt đẹp, nhân văn đến đâu cũng khôug thể nào lấy lại được.

Còn có những lời nói độc địa, tiếng chửi rủa, quát tháo. “Lời nói đọi máu” (Tục ngữ). Có những lời nói có thể làm người nghe đau đớn, tủi nhục, căm giận, nhưng khi đã được “phun ra” thì làm sao lấy lại được? Nhất là những lời nói tục tằn, thô lỗ, phàm phu càng không lấy lại được

Đất xấu trồng cây khẳng khiu,

Những người thô tục nói điều phàm phu!

Cũng như tiếng chim hót nghe rất vui tai, câu hát, lời ru của bà, của mẹ tuy “gió đưa về trời” những vẫn thấm sâu vào tâm hồn con cháu. Đúng như nhà thơ Nguyễn Duy đã viết:

Cái cò... sung chát đào chua

Câu ca mẹ hát gió đưa về trời

Ta đi trọn kiếp con người.

Cũng không đi hết những lời mẹ ru.

(Ngồi buồn nhở mẹ ta xưa)

Khi lời nói đã “xuất khẩu”, dù hay, dở thế nào cùng không lấy lại được, do đó, lúc nói năng phải đắn đo, suy nghĩ cẩn trọng. Không thể ăn nói văng mạng được. “Ăn nhai, nói nghĩ”, phải “uốn lưỡi bảy lần mới nói" - đó là lời khuyên về sự ăn nói. Trong chúng ta, hầu như ai cũng nhớ câu:

Lời nói chẳng mất tiền mua.

Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.

Lời nói thể hiện tư tưởng, tình cảm, cách ứng xử, bộc lộ cá tính, nhân cách văn hóa của mỗi người. Lời nói khi đã phát ngôn thì không thể nào lấy lại được, do đó, chúng ta phải học cách ăn nói văn minh, lịch sự, lễ phép. Và phải thận trọng, lễ độ trong nói năng, ứng xử.

Thời gian đã trôi, không thể chạy ngược dòng, lời nói đã phát ngôn không thể thu hồi, còn cơ hội có lấy lại được không?

Cơ hội là dịp may hiếm có, mang tính khách quan, ngoài mong muốn chủ quan của mỗi người. Có loại cơ hội nghìn năm mới có một. Đời người có mấy cơ hội tốt đẹp trong học hành, thi cử, làm ăn?

Sau gần một thế kỉ làm trâu ngựa cho ngoại bang, nhân dân ta bao phen quật khởi vùng dậy, nhưng đã bị kẻ thù "tắm trong những bể máu”. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Hồ Chủ tịch và Đảng ta đã chủ động “Chớp lẩy cơ hội” Pháp chạy, Nhặt hàng Đồng Minh, là lãnh đạo nhân dân ta làm cuộc Cách mạng tháng Tám, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Nhờ cơ hội phát triển nền kinh tế thị trường mà có nhiều doanh nhân trẻ, nhà quản lí tài ba xuất hiện, góp phần làm đổi thay bộ mặt đất nước.

Nhờ cơ hội mở rộng giao lưu văn hóa, giáo dục với các nước trên thế giới, mà hiện nay Việt Nam có hàng ngàn, hàng vạn học sinh, sinh vièn du học ở Anh, Pháp, Mỉ, Nhật... Đó là những “cơ hội đỏ” giúp nhiều tài năng trẻ được đào tạo, hứa hẹn tương lai tươi sáng.

Bao giờ cũng thế, vận may rất hiếm, cơ hội một đi không trờ lại. Vì thế, con người phải cỏ ý thức chuẩn bị tốt mọi điểu kiện chù quan, mọi thực lực để chủ động đón bắt cơ hội. Không thể chần chừ do dự, không thể “há miệng chờ sung’’ mà phải có ý chí, có quyết tâm, sẵn sàng nắm bắt cơ hội, để thi thố tài năng, để làm nên sự nghiệp.

Tuổi trẻ phải 12 năm (hoặc lâu hơn nữa) siêng năng, chăm chỉ học hành, rèn luyện mới có thế tiến xa được. Các kì thi đại học, cao đẳng hàng năm là “cơ hội vàng” để thanh niên, thiếu niên biến mơ ước thành hiện thực. Học hành lười biếng, thích ăn chơi đua đòi thì sao đón được “cơ hội vàng”, dù trước ngày thi có theo nhau vào Văn Miếu “xoa đầu các cụ rùa", thắp hương cầu khẩn bia Tiến sĩ! Chao ôi! Cơ hội đến rồi qua nhanh, không lấy lại được cơ hội, dù có phép thánh thần!

Tóm lại, “có ba điều trong cuộc đời mỗi người, nếu đi qua sẽ không lấy lại được: thời gian, lời nói và cơ hội” - là một lời khuyên đẹp, một lời nói hay, hàm chứa chất triết lí và đạo đức. Phải biết sống tích cực, sống chủ động, phải biết nỗ lực học tập và siêng năng lao động, nâng cao kiến thức, tu dưỡng đức hạnh, nâng tầm văn hóa của bản thân mình lên cao, ngang tầm thiên hạ. Phải biết quý trọng thời gian, thì giờ. Phải biết “Học ăn, học nói, học gói, học mở” để giao tiếp văn minh lịch sự, trung thực, lễ phép. Phải biết chuẩn bị đức tài để đón nhận thời cơ, cơ hội.

Câu nói trên đây luôn luôn nhắc nhở mỗi chúng ta phải học cách sống, phải biết sống, sống đẹp để trở thành con người văn hóa khi bước sang thế kỉ XXI.


Cùng chủ đề:

Chứng minh sức hấp dẫn, thuyết phục trong bản Tuyên ngôn Độc lập - Hồ Chí Minh
Chứng minh và giải thích ý kiến: "Ai cũng biết tàn phá rừng là tự thắt cổ mình, vì đó chính là sự tàn phá môi trường sinh thái" - Ngữ Văn 12
Có công mài sắt, có ngày nên kim - Ngữ Văn 12
Có người cho rằng: "Sự ham muốn vô độ về tiền bạc sẽ dần đẩy con người đến chỗ sa đọa tâm hồn"
Có người cho rằng: “Sự ham muốn vô độ về tiền bạc sẽ đẩy con người vào chỗ sa đọa về tâm hồn". Anh (chị) hiểu ý kiến trên như thế nào? Và từ đó rút ra bài học gì cho bản thân - Ngữ Văn 12
Có ý kiến cho rằng: "Có ba điều trong cuộc đời mỗi người, nếu đi qua sẽ không lấy lại được: Thời gian, lời nói và cơ hội". Hãy bàn luận ý kiến đó - Ngữ Văn 12
Có ý kiến cho rằng: Một trong những sáng tạo nghệ thuật đặc sắc của Kim Lân trong truyện ngắn Vợ nhặt là xây dựng một tình huống truyện độc đáo và hấp dẫn”. Hãy phân tích truyện ngắn Vợ nhặt để chứng
Có ý kiến cho rằng: Nguyễn Thi là nhà văn của những người nông dân Nam Bộ trong thời kì ác liệt của cuộc kháng chiến chống Mĩ. Qua truyện ngắn Những đứa con trong gia đình, hãy làm sáng tỏ nhận định t
Có ý kiến cho rằng: “Có ba điều trong cuộc đời mỗi người, nếu đi qua sẽ không lấy lại được: Thời gian, lời nói và cơ hội". Hãy bình luận ý kiến đó - Ngữ Văn 12
Có ý kiến cho rằng: “Nguyễn Thi là nhà văn của những người nông dân Nam Bộ” trong thời kì ác liệt của cuộc kháng chiến chống Mĩ. Hãy làm sáng tỏ nhận định trên
Có ý kiến cho rằng: “Ông lái đò là một nghệ sĩ tài hoa”. Ý kiến khác thì nhấn mạnh: “Ông lái đò là một người lao động bình thường”. Suy nghĩ của anh (chị) về hai ý kiến trên