Củ sắn khoai mì có hàm lượng tinh bột khá cao. Tuy nhiên có — Không quảng cáo

Đề bài Con hãy tích vào ô đúng hoặc sai cho mỗi câu (khẳng định) dưới đây Củ sắn (khoai mì) có hàm lượng tinh bột khá cao Tuy nhiên


Đề bài
Con hãy tích vào ô đúng hoặc sai cho mỗi câu (khẳng định) dưới đây.

Củ sắn (khoai mì) có hàm lượng tinh bột khá cao. Tuy nhiên có một số loại khoai mì có chứa độc tố (một loại acid vô cơ chứa các nguyên tố C, H, N) gây nguy hiểm khi không biết cách sử dụng.

a. Độc tố trong khoai mì là HCN

Đúng
Sai

b. Nhỏ vài giọt dung dịch iodine lên mặt cắt củ sắn tươi thấy xuất hiện màu xanh tím.

Đúng
Sai

c. Khi tiêu hóa củ sắn có thể cung cấp cho cơ thể người một số loại đường như maltose và glucose.

Đúng
Sai

d. Không nên sử dụng khoai mì khi đang đói hoặc ăn quá nhiều.

Đúng
Sai
Đáp án

a. Độc tố trong khoai mì là HCN

Đúng
Sai

b. Nhỏ vài giọt dung dịch iodine lên mặt cắt củ sắn tươi thấy xuất hiện màu xanh tím.

Đúng
Sai

c. Khi tiêu hóa củ sắn có thể cung cấp cho cơ thể người một số loại đường như maltose và glucose.

Đúng
Sai

d. Không nên sử dụng khoai mì khi đang đói hoặc ăn quá nhiều.

Đúng
Sai
Phương pháp giải

Dựa vào tính chất hóa học của tinh bột.

a. Đúng. Trong khoai mì (sắn), độc tố là hydrogen cyanide (HCN), được sinh ra từ hợp chất glucoside cyanogenic có trong sắn. Nếu không được chế biến kỹ, HCN có thể gây ngộ độc.

b. Đúng. Iodine tác dụng với tinh bột tạo thành màu xanh tím. Sắn chứa hàm lượng tinh bột cao nên khi nhỏ iodine sẽ xuất hiện màu này.

c. Đúng. Tinh bột trong khoai mì khi được tiêu hóa sẽ bị thủy phân thành các loại đường như maltose và glucose.

d. Đúng. Khi đói hoặc ăn quá nhiều sắn, khả năng chuyển hóa HCN có thể bị giảm, dẫn đến nguy cơ ngộ độc cao hơn. Vì thế cần chế biến kỹ và sử dụng một cách hợp lý.