Đề bài: Mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động
Khi mỗi người trong chúng ta làm một việc tốt, bất kể là việc gì, có ai biết rằng chúng ta đang thể hiện đức hạnh của chính mình.
Đề bài : "Mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động."
Ý kiến trên của M. Xi-xê-rông (nhà triết học La Mã cổ đại) gợi cho anh/chị những suy nghĩ gì về việc tu dưỡng và học tập của bản thân.
Dàn ý
1. Mở bài
- Nêu vấn đề: Cách để mỗi người tự bộc lộ, tự khẳng định giá trị của bản thân nhanh nhất chính là hành động. M. Xi-xê-rông cũng đã từng nói: “Mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động”.
2. Thân bài
* Giải thích
- Trong câu nói trên “đức hạnh” là khái niệm dùng để chỉ những tính nết và đạo đức nói chung của con người.
- “Hành động” là việc làm cụ thể, có mục đích, có ý thức.
- Có thể câu nói trên có nghĩa là:
+ Chỉ hành động cụ thể mới là minh chứng chân thực nhất cho phẩm chất tốt đẹp của mỗi người.
+ Mặt khác, điều tạo nên giá trị tốt đẹp của mỗi con người chính là những việc làm cụ thể, có mục đích tốt đẹp, có ý thức rõ ràng. Cũng nhờ có đức hạnh trong tâm mới có những hành động tốt đẹp.
* Bàn luận
- Những suy nghĩ, tình cảm của con người đều tồn tại ở dạng trừu tượng bởi vậy, khó có thể biết được những phẩm chất tốt của con người thông qua suy nghĩ, tình cảm của họ. Hành động chính là thước đo chân thực của mọi phẩm chất tốt đẹp.
- Mặt khác, nếu có những suy nghĩ, tình cảm tốt đẹp mà chỉ giữ trong lòng, hoặc nói suông không thể hiện ra bằng hành động thì đó chỉ là sự huyễn hoặc người khác và tự huyễn hoặc bản thân về phẩm chất tốt của mình. VD: một bộ phận giới trẻ là những “anh hùng bàn phím” trên các rang mạng xã hội, chỉ biết nói những diều hay nhưng thực tế lại không thực hiện.
- Đức hạnh là nguồn cội, là động lực để thúc đẩy mỗi con người tạo ra những hành động có ích. VD: Vì có tinh thần tương thân tương ái nên hàng triệu người cùng chung tay ủng hộ dồng ba miền Trung trong mùa bão lũ,
* Mở rộng, phản đề
- Không chỉ là những hành động lớn lao mới thể hiện phẩm chất tốt đẹp của con người, phẩm chất tốt ở ngay trong những hành dộng nhỏ bé, bình dị: ánh mắt yêu thương, cái nắm tay ủng hộ, ...
- Cần xem xét trước mọi hành động để đánh giá con người. Đôi khi, có những hành động nhìn bề ngoài là tốt nhưng sâu bên trong lại mang bản chất xấu xa, chứa những âm mưu không tốt.
- Bên cạnh những người có đạo đức tốt vẫn có những kẻ chỉ biết nói suông, không đáng được tin tưởng, thực chất những điều họ nói chỉ là sáo rỗng.
* Bài học
- Đây là quan điểm đúng đắn về quan hệ thống nhất giữa đạo đức và hành động thực tiễn.
- Cần tích cực rèn luyện, tu dưỡng đạo đức bản thân bằng việc thực hiện những hành động có ý nghĩa cho xã hội, gia đình và bản thân.
- Phải có lí tưởng sống cao đẹp, tích cực, khắc phục những khó khăn để biến những suy nghĩ thành hành động thực tiễn.
- Lên án những kẻ đạo đức giả, có hành động ích kỉ, độc ác, chỉ biết nói suông.
3. Kết bài
- Đánh giá của bản thân: những hành động cao đẹp không chỉ thể hiện được đức hạnh của bản thân mà còn có ý nghĩa quan trọng đối với xã hội: tạo ra một xã hội văn minh, người gần người hơn, ...
Bài mẫu
Khi mỗi người trong chúng ta làm một việc tốt, bất kể là việc gì, có ai biết rằng chúng ta đang thể hiện đức hạnh của chính mình. Hay nói cách khác những lời của nhà văn Pháp M. Xi-xê-rông: " Mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động".
Mỗi con người khi sinh ra đều co mặt tốt và mặt xấu. Trong mặt tốt, một phần chính là đức hạnh của mỗi người. "Đức hạnh" là đạo đức, là phẩm chất, là những đức tính tốt đẹp của con người, có sẵn hay phải trải qua quá trình rèn luyện mới có được. Hành động có thể được định nghĩa là những việc làm có thể được bộc lộ hằng ngày, và quan trọng hơn đó là sự thể hiện của đức hạnh. Đó cũng chính là phần còn lại của mặt tốt trong mỗi người. Cả câu nói của nhà văn M. Xi-xê-rông mang ý nghĩa như chính nghĩa gốc của nó. Mọi phẩm chất tốt đẹp cần được thể hiện ở trong những hành động cụ thể.
Một người không phải tự nhiên được biết đến là có đức hạnh, mà điều đó còn phụ thuộc vào những việc làm ý nghĩa mà người ấy đã làm. Đơn giản hơn, đó chỉ là những công việc bình thường, như giúp đỡ người già qua đường nhường chỗ cho phụ nữ và trẻ em trên xe buýt hay biết quan tâm đến người khác và đối xử tốt với mọi người xung quanh. Đó chi là những công việc nhỏ hằng ngày được xuất phát từ một tâm hồn trong sáng, luôn hướng về cái dẹp, cái thiện, điều đó sẽ chính là sự thể hiện của đức hạnh.
Người ta thường nói rằng: "Ý nghĩa là nụ, lời nói là bông hoa, việc làm mới là quả ngọt." Khi ta có ý nghĩa về một việc làm tốt, ta cần nói ra để xem xét. Nhưng không phải là nói suông, ta cần phải thực hiện điều đó. Chúng ta làm điều đó bằng tất cả tấm lòng, biến những điều ấy từ suy nghĩ, lời nói thành vệc làm như thế, như vậy mới tạo thành "quả ngọt". Tuy vậy, vẫn có một số trường hợp cần được xem xét trong từng hoàn cảnh. Nói dối được xem là một hành động xấu và sai. Nhưng trong trường hợp một bác sĩ phải nói dối về bệnh tình của bệnh nhân để người ấy yên tâm tiếp tục điều trị, đó lại là một hành động cao cả. Thế nhưng vẫn còn tồn tại rất nhiều những kẻ thiếu đức hạnh. Họ nói ra những điều lớn lao, cao cả nhưng hành động thì ngược lại, vì thực chất, họ làm vậy vì những mục đích ích kỉ riêng cho chính họ. Chúng ta không loại bỏ họ mà phải làm thay đổi được những con người ấy.
Một xã hội tốt đẹp là một xã hội có những con người làm nhiều việc tốt, biết tu dưỡng bản thân, hoàn thiện tâm hồn. Điều đó được xuất phát từ đức hạnh ta hay cũng chính là sự thể hiện của một con người có mọi phẩm chất tốt đẹp từ đức hạnh. Nhạc sỹ thiên tài người Đức Beettoven có nói "Trong cuộc sống, không có gì cao quý và tốt đẹp hơn là đem hạnh phúc cho người khác". Ý kiến đó có còn nguyên giá trị trong cuộc sống của ngày hôm nay? "Hạnh phúc" chính là cuộc tốt đẹp; niềm vui, sự thỏa mãn về mặt tinh thần, tình cảm của con người... Còn "cao quý" và "tốt đẹp" là những cụm từ có ý tôn vinh, ca ngợi. Câu nói "Trong cuộc sống, không có gì cao quý và tốt đẹp hơn là đem hạnh phúc cho người khác" của Beettoven thể hiện quan niệm sống đẹp, khẳng định, ca ngợi quan niệm sống hướng về cống hiến, vị tha... Trong cuộc sống, ai cùng tìm kiếm hạnh phúc nhưng quan niệm về hạnh phúc của mỗi người khác nhau. Có người coi sự thỏa mãn vật chất, tình cảm của riêng mình là hạnh phúc. Nhưng cũng có không ít người quan niệm hạnh phúc là cống hiến, là trao tặng. Đối với họ, cuộc sống chỉ có ý nghĩa khi con người biết hi sinh cho hạnh phúc nhân loại. Beethoven quan niệm như thế. Những người biết sống vì người khác, đem lại hạnh phúc cho người khác, là những người có tấm lòng nhân hậu; có cuộc sống đầy ý nghĩa cao cả, đáng trân trọng.. Thật vậy, trong cuộc sống nếu chúng ta đem lại được hạnh phúc cho người khác thì quả là tuyệt vời. Hạnh phúc đó có thể dễ dàng có được khi ta giúp đỡ một cụ già qua đường, hay nhường chỗ cho một phụ nữ có thai trên xe buýt... Tất cả những điều đó thật đơn giản nhưng đã mang lại hạnh phúc cho người khác, làm mọi người vui vẻ. Và không dừng ở đó, hạnh phúc cũng ở tại với chúng ta khi ta làm được một điều tốt đẹp, có ích cho người khác, cho xã hội. Hành động cao cả và tốt đẹp hơn, to lớn hơn chính là hạnh phúc của sự bình yên mà các anh bộ đội, các chiến sỹ Cách mạng đã đem lại cho chúng ta. Tất cả những hy sinh của các anh chỉ để đem lại hạnh phúc cho chúng ta, cho dân tộc. Hạnh phúc ở đây là sự độc lập, tự do cho cả dân tộc. Thật cao quý và tốt đẹp đáng tôn vinh nhường nào!
Việc đem hạnh phúc cho người khác thật đơn giản nhưng cũng rất cao quý. Tuy nhiên trong xã hội vẫn còn nhiều người ngay cả việc nhỏ nhất họ cũng không làm. Một số họ chỉ biết có bản thân, toàn đem lại bất hạnh cho người khác. Trong gia đình, chúng ta cần lên án những người chồng vũ phu, đánh đập vợ con hoặc những đứa con bất hiếu chỉ ăn chơi, thoả mãn nhu cầu cá nhân, làm cha mẹ đau lòng. Tại sao những con người ấy lại nhẫn tâm đem lại bất hạnh cho chính những người thân yêu nhất của mình?... Ngoài xã hội, hiện có một lóp thanh niên, thay vì giúp đỡ người già yếu, họ lại lợi dụng để cướp giật, móc túi... Những kẻ lấy sự bất hạnh của người khác làm hạnh phúc của mình cần đáng bị trừng trị!. "Trong cuộc sống, không có gì cao quý và tốt đẹp hơn là đem hạnh phúc cho người khác". Đó là một quan điểm sống mang tính nhân văn. Nêu có một điều ước thì tôi sẽ ước cho tất cả mọi người trên thế giới này đều được hạnh phúc. Muốn vậy, ngay từ bây giờ mỗi người chúng hãy cố gắng làm thật nhiều điều, dù lớn, dù nhỏ, để đem lại hạnh phúc cho mọi người, cho gia đình và cũng là cho bản thân chúng ta...