Đề cương ôn tập lý thuyết học kỳ 2 môn Tiếng Anh 7 mới
Đề cương ôn tập lý thuyết học kì 2 môn Tiếng Anh 7 mới tổng hợp toàn bộ kiến thức bám sát SGK và chương trình Tiếng Anh của Bộ Giáo dục, giúp học sinh hiểu và nắm vững kiến thức đã học.
I. CẤU TRÚC CHỈ KHOẢNG CÁCH VỚI IT
1. Câu hỏi khoảng cách:
Cấu trúc: How far is it from + địa điểm A + to + địa điểm B?
Ví dụ: How far is it from here to the beach? (Bãi biển cách đây bao xa?)
2. Sử dụng It để chỉ khoảng cách:
Cấu trúc: It is (about) + khoảng cách + from + địa điểm A + to + địa điểm B.
Ví dụ:
A: How fax is it to the airport? (Sân bay cách đây bao xa?)
B: It is about 30km. (Khoảng 30km.)
A: How far is it from here to the restaurants? (Nhà hàng cách đây bao xa?)
B: Chopper's restaurant is about 500 metres from here. (Nhà hàng Chopper cách đây 500m.)
II. CẤU TRÚC VỚI “USED TO”
1. used to + Verb: đã từng, từng
- Chỉ một thói quen, một hành động thường xuyên xảy ra trong quá khứ và bây giờ không còn nữa.
Ví dụ:
- I used to smoke a packet a day but I stopped two years ago. ( Trước đây tôi hút 1 gói thuốc 1 ngày nhưng từ 2 năm trở lại đây tôi không hút thuốc nữa.)
- Ben used to travel a lot in his job but now, since his promotion, he doesn't. ( Ben thường đi du lịch rất nhiều khi làm công việc trước đây, nhưng từ khi anh ấy luân chuyển công việc thì không còn nữa.)
- I used to drive to work but now I take the bus. ( Trước đây tôi thường lái xe đi làm nhưng hiện nay tôi đi làm bằng xe buýt.)
2. Dấu hiệu nhận biết
Trong câu thường có: used to, didn’t use to, did ... use to
3. Lưu ý: trong câu hỏi và phủ định thì chữ “ d ” trong used được lược bỏ
- Trong câu hỏi: Did + S + use to V?
- Câu phủ định: S + didn’t use to V.
Ví dụ:
Did you use to play table tennis when you were a child? (Bạn có từng chơi bóng bàn khi còn nhỏ không?) - No, I didn’t. (Không, tôi không có.)
I didn’t use to swim when I was 5. (Tôi không thường hay bơi khi tôi 5 tuổi.)
III. CONNECTORS: ALTHOUGH, DESPITE/IN SPITE OF, HOWEVER, NEVERTHELESS
1. Cụm từ và mệnh đề chỉ sự tương phản: in spite of/ despite và although
a. Cụm từ chỉ sự tương phản: in spite of/ despite (mặc dù/bất chấp).
- Chúng ta sử dụng cụm từ in spite of hoặc despite trước một danh từ hoặc một cụm danh từ.
in spite of /despite + noun/ noun phrase/ gerund phrase
Ví dụ:
Despite/ in spite of being so young, he performs excellently.
(Mặc dù còn rất trẻ nhưng cậu ấy biểu diễn xuất sắc.)
Despite/ in spite of his young age, he performs excellently.
(Mặc dù nhỏ tuổi nhưng cậu ấy biểu diễn xuất sắc.)
b. Mệnh đề chỉ sự tương phản: though/ although/ even though
Chúng ta sử dụng although/ though (mặc dù) trước một mệnh đề mang ý nghĩa tương phản, đối lập. Ngoài although ta có thể dùng though hoặc even though để thay thế.
Although + S + V, clause (mệnh đề)
Ví dụ:
Although the weather was bad, we had a wonderful holiday.
(Mặc dù thời tiết xấu, chúng tôi vẫn có kỳ nghỉ tuyệt vời.)
Even though I don't like her, I try my best to help her.
( Mặc dù tôi không thích cô ấy, tôi cố gắng hết sức giúp đỡ cô ấy.)
2. Từ chỉ sự tương phản: however/ nevertheless (tuy nhiên)
However/ Nevertheless, S + V
However/ Nevertheless đứng ở giữa mệnh đề được ngăn cách với 2 mệnh đề bởi dấu "," và ";" hoặc giữa dấu "." và ","
Ví dụ:
She is young. However, she is very talented.
(Cô ấy còn trẻ. Tuy vậy cô ấy rất tài năng.)
It rained very hard; nevertheless, I went to school on time
(Trời mưa to; dù vậy, tôi vẫn tới trường đúng giờ.)
- Ngoài ra, để nhấn mạnh ý tương phản, đối nghịch ta có thể sử dụng như một trạng từ bổ nghĩa cho một tính từ hoặc một trạng từ khác
However + adj +S +be, clause (mệnh đề)
However + adv + S + V, clause (mệnh đề)
Ví dụ:
However cold the weather is, I will go out now,
(Dù thời tiết có lạnh thế nào đi nữa, tôi vẫn đi ra ngoài.)
However quickly he ran, he didn't go to school on time.
(Dù có chạy nhanh thế nào thì anh ấy vẫn không đến trường đúng giờ.)
IV. WH – QUESTIONS
Wh-word |
Ý nghĩa |
Ví dụ |
1. What (cái gì) |
Được dùng để hỏi thông tin về một điều gì đó, hỏi một ai để xác nhận thông tin hoặc nhắc lại điều vừa nói |
a. What đóng vài trò tân ngữ What + trợ động từ + S + V? Ví dụ: What are you doing? (Bạn đang làm gì đấy?) What’s your name? ( Tên bạn là gì?) b. What đóng vai trò chủ ngữ Từ để hỏi What đôi khi đóng vai trò chủ ngữ trong câu, ta bỏ trợ động từ và chia động từ chính theo sau What ở dạng số ít? What + V(chia số ít)…? Ví dụ: What happened? (Chuyện gì đã xảy ra?) What is going on now? ( Điều gì đang xảy ra bây giờ?) |
2. Who (ai) |
Được dùng để hỏi người thực hiện hành động |
a. Who đóng vai trò là tân ngữ Who + trợ động từ + S + V? Ví dụ: Who do you go to school with? (Bạn đi học với ai?) Who did you invite to the party? (Bạn đã mời ai đến bữa tiệc?) b. Who đóng vai trò là chủ ngữ (trực tiếp thực hiện hành động) Who + V (chia số it)…? Ví dụ: Who is talking in our class? (Ai đang nói chuyện trong lớp của chúng ta?) Who ate all the cakes in the fridge? (Ai đã ăn hết số bánh trong tủ lạnh?) |
3. Where (ở đâu) |
Được dùng để hỏi về địa điểm, vị trí |
Where + trợ động từ + S+ V? Ví dụ: Where is your house? (Nhà của bạn ở đâu?) Where have you gone for a week? (Bạn đã đi đâu trong một tuần?) |
4. When (khi nào) |
Được dùng để hỏi về thời gian , thời điểm |
When+ trợ động từ + S+ V? Ví dụ: When will you comeback home? (Khi nào bạn sẽ về nhà?) When does the sun set? (Khi nào mặt trời lặn?) |
5. How (như thế nào) |
Dùng để hỏi về cách thức, đặc tính cũng như tính cách của chủ thể. |
How + trợ động từ + S+ V? Ví dụ: How are you? (Bạn có khỏe không?) How do you know about him? (Làm thế nào để bạn biết về anh ấy?) |
6. How often |
Dùng để hỏi về mức độ thường xuyên làm việc gì |
How often + trợ động từ + S+ V? Ví dụ: How often do you visit your grandparents? (Bạn có thường xuyên đến thăm ông bà không?) How often does he go swimming? (Bao lâu thì anh ấy đi bơi?) |
7. Why (tại sao) |
Dùng để hỏi về lý do, nguyên nhân |
Why + trợ động từ + S+ V? Ví dụ: Why do you buy this skirt? (Tại sao bạn lại mua chiếc váy này?) Why did you behave so rudely? (Tại sao bạn lại cư xử thô lỗ như vậy?) |
V. ADVERBIAL PHRASES (CỤM TRẠNG TỪ)
1. Định nghĩa
- Cụm trạng từ là cụm gồm 2 hay nhiều từ đóng vai trò như một trạng từ. Nó cung cấp thêm thông tin về thời gian, địa điểm, cách thức… của hành động.
- Cụm trạng từ được tạo thành cùng với các giới từ ( prepositions ), các danh từ ( nouns ) hoặc các động từ nguyên mẫu ( infinitives )
Ví dụ:
+ Look! The boys are playing in the garden.
(Nhìn kìa! Các cậu bé đang chơi trong vườn.)
+ I usually wake up at 6.30 a.m.
(Tôi thường thức dậy lúc 6h30 sáng.)
+ She studies hard to pass the exam.
(Cô ấy học hành chăm chỉ để vượt qua kỳ thi.)
2. Các loại cụm trạng từ thông dụng
a. Cụm trạng từ chỉ thời gian (adverbials of time)
Cụm trạng từ chỉ thời gian được dùng để nói khi nào ( when ) hoặc một điều gì đó xảy ra thường xuyên như thế nào (how often)
Ví dụ:
I got home at seven twenty. (Tôi về đến nhà vào lúc 7 giờ 20 phút.)
The festival takes place every year. (Lễ hội được tổ chức mỗi năm.)
b. Cụm trạng từ chỉ nơi chốn (adverbials of place)
Cụm trạng từ chỉ nơi chốn dùng để nói về nơi (where) một điều gì đó xảy ra.
Ví dụ:
I met her in Da Nang. (Tôi gặp cô ấy ở Đà Nẵng.)
She saw John there. (Cô ấy thấy John ở đó.)
c. Cụm trạng từ chỉ cách thức (adverbials of manner)
Cụm trạng từ chỉ cách thức dùng để nói về một điều gì đó xảy ra hoặc hoàn thành như thế nào (how).
Ví dụ:
David was driving as fast as possible. (David đã lái xe nhanh nhất có thể.)
He was treated very badly. (Anh ấy bị đối đã rất thậm tệ.)
d. Cụm trạng từ chỉ khả năng có thể (adverbials of probability)
Cụm trạng từ chỉ khả năng có thể dùng để nói về khả năng một điều gì đó xảy ra như thế nào.
Ví dụ:
Perhaps she forgot my birthday. (Có lẽ cô ấy đã quyên ngày sinh nhật của tôi.)
She is certainly coming to the party. (Chắc chắn cô ấy sẽ đến dự bữa tiệc.)
e. Cụm trạng từ chỉ lý do (adverbials of reason)
Cụm trạng từ chỉ lý do dùng để mô tả lý do hoặc mục đích của hành động.
Ví dụ:
I attended the festival for fun . (Tôi đã tham gia lễ hội cho vui.)
I came here to see you. (Tôi đã đến đây để gặp anh.)
VI. CÂU BỊ ĐỘNG THÌ TƯƠNG LAI ĐƠN
1. Câu khẳng định
Thể chủ động: S + will + V + O
Thể bị động: S + will + be + VpII (by O)
Ex:
My mother will water flowers tomorrow.
=> Flowers will be watered by my mother tomorrow.
(Ngày mai mẹ tôi sẽ tưới nước cho hoa. = Ngày mai hoa sẽ được mẹ tôi tưới nước.)
Chú ý:
Ta lấy tân ngữ (O) của câu chủ động làm chủ ngữ mới ở câu bị động.
Động từ ở câu chủ động được chuyển thành: will V => will be VpII
Chủ ngữ ở câu chủ động được chuyển về dưới dạng tân ngữ (O) ở câu bị động.
- Nếu S - chủ ngữ trong câu chủ động là: they, people, everyone, someone, anyone,…=> thì không cần đưa vào câu bị động
Ví dụ: They stole my motorbike last night.
=> My motorbike was stolen last night.
(Bọn chúng lấy trộm xe máy của tôi đêm qua. = Xe máy của tôi đã bị lấy trộm đêm qua.)
- Nếu người hoặc vật trực tiếp gây ra hành động thì dùng chuyển sang bị động sẽ chuyển thành tân ngữ và kết hợp với by.
Ví dụ: She is making a cake. => A cake is being made by her.
(Cô ấy đang làm bánh. = Bánh đang được cô ấy làm.)
- Nếu người hoặc vật gián tiếp gây ra hành động thì dùng 'with'
Ví dụ: A door is opened with a key. (Cửa được mở bằng chìa khóa.)
- by + O luôn đứng trước trạng từ thời gian và đứng sau trạng từ nơi chốn
Ví dụ: Flowers will be watered by my mother tomorrow. (Ngày mai hoa sẽ được mẹ tôi tưới nước.)
Football will be played in the front yard by Tom. (Bóng đá sẽ được chơi trước sân bởi Tom.)
2. Câu phủ định
Thể chủ động: S+ won’t + V+ O
Thể bị động: S + won’t be + VpII (+ by O)
Ví dụ: He won’t complete homework.
=> Homework won’t be completed by him.
(Anh ấy sẽ không hoàn thành bài tập về nhà. = Bài tập về nhà sẽ không được hoàn thành.)
3. Câu nghi vấn
Thể chủ động: Will + S + V+ O?
Thể bị động: Will + S + be + VpII (by O)?
Ví dụ: Will you take an umbrella along?
=> Will an umbrella be taken along by you?
( Bạn sẽ mang theo ô/dù chứ?)
VII. THÌ TƯƠNG LAI TIẾP DIỄN
1. Khái niệm
Thì tương lai tiếp diễn được dùng để nói về 1 hành động đang diễn ra tại một thời điểm xác định trong tương lai.
2. Cấu trúc
Dạng |
Cấu trúc |
Ví dụ |
Câu khẳng định |
S + will + be + V-ing |
- I will be staying at the hotel in Nha Trang at 1 p.m tomorrow. (Tôi sẽ đang ở khách sạn ở Nha Trang lúc 1h ngày mai.) - She will be working at the factory when you come tomorrow. (Cô ấy sẽ đang làm việc tại nhà máy lúc bạn đến ngày mai.) |
Câu phủ định |
S + will + not + be + V-ing (will not = won’t) |
- We won’t be studying at 8 a.m tomorrow. (Chúng tôi sẽ đang không học lúc 8h sáng ngày mai.) - The children won’t be playing with their friends when you come this weekend. (Bọn trẻ sẽ đang không chơi với bạn của chúng khi bạn đến vào cuối tuần này.) |
Câu nghi vấn |
Will + S + be + V-ing ? - Yes, S + will/ No, S + won’t. |
– Will you be waiting for the train at 9 a.m next Monday? (Bạn sẽ đang đợi tàu vào lúc 9h sáng thứ Hai tuần tới phải không?) - Yes, I will./ No, I won’t. – Will she be doing the housework at 10 p.m tomorrow? (Cô ấy sẽ đang làm công việc nhà lúc 10h tối ngày mai phải không?) - Yes, she will./ No, she won’t. |
3. Cách dùng
Cách dùng |
Ví dụ |
Dùng để diễn tả một hành động hay sự việc đang diễn ra tại một thời điểm xác định trong tương lai. |
- At 12 o’clock tomorrow, my friends and I will be having lunch at school. (Vào lúc 12h ngày mai, các bạn tôi và tôi sẽ đang ăn trưa tại trường.) - We will be climbing the mountain at this time next Saturday . (Chúng tôi sẽ đang leo núi vào thời điểm này thứ 7 tuần tới.) |
Dùng để diễn tả một hành động, một sự việc đang xảy ra thì một hành động, sự việc khác xen vào trong tương lai. |
- When you come tomorrow, they will be playing tennis. ( Khi bạn đến vào ngày mai, thì họ sẽ đi chơi tennis rồi. ) - She will be waiting for me when I arrive tomorrow. (Cô ấy sẽ đang đợi tôi khi tôi đến vào ngày mai.) |
4. Dấu hiệu nhận biết
Trong câu có các trạng từ chỉ thời gian trong tương lai kèm theo thời điểm xác định:
– at this time/ at this moment + thời gian trong tương lai: vào thời điểm này ….
– at + giờ cụ thể + thời gian trong tương lai: vào lúc …..
Ví dụ:
– At this time tomorrow I will be going shopping in Singapore. (Vào thời điểm này ngày mai, tôi sẽ đang đi mua sắm ở Singapore.)
– At 10 a.m tomorrow my mother will be cooking lunch. (Vào 10h sáng ngày mai mẹ tôi sẽ đang nấu bữa trưa.)
VIII. ÔN TẬP THÌ TƯƠNG LAI ĐƠN
1. Cấu trúc
a. Câu khẳng định: S + wil + V nguyên thể
Ví dụ:
- I will help her take care of her children tomorrow morning. (Tôi sẽ giúp cô ấy trông bọn trẻ vào sáng mai.)
- She will bring you a cup of tea soon. (Cô ấy sẽ mang cho bạn một tách trà sớm thôi.)
b. Câu phủ định: S + will not + V (nguyên thể)
( will not = won’t)
Ví dụ:
- I won’t help her take care of her children tomorrow morning. (Tôi sẽ không giúp cô ấy trông bọn trẻ vào sáng mai.)
- She won’t go to school tomorrow. (Cô ấy sẽ không đi học ngày mai.)
c. Câu nghi vấn: Will + S + V (nguyên thể)?
Ví dụ:
- Will you come here tomorrow? (Bạn sẽ đến đây vào ngày mai chứ?) - Yes, I will./ No, I won’t.
- Will they accept your suggestion? (Họ sẽ đồng ý với đề nghị của bạn chứ?) - Yes, they will./ No, they won’t.
2. Cách sử dụng thì tương lai đơn
a. Diễn tả một quyết định, một ý định nhất thời nảy ra ngay tại thời điểm nói.
Ví dụ:
- Are you going to the supermarket now? I will go with you. (Bây giờ bạn đang tới siêu thị à? Tớ sẽ đi với bạn.)
- I will come back home to take my document which I have forgotten. (Tôi sẽ về nhà để lấy tài liệu mà tôi để quên.)
b. Diễn tả một dự đoán không có căn cứ.
Ví dụ:
- I think she will come to the party. (Tôi nghĩ rằng cô ấy sẽ tới bữa tiệc.)
- She supposes that she will get a better job. (Cô ấy tin rằng cô ấy sẽ kiếm được một công việc tốt.)
c. Diễn tả một lời hứa hay lời yêu cầu, đề nghị.
Ví dụ:
- I promise that I will tell you the truth. (Tôi hứa là tôi sẽ nói với bạn sự thật.)
- Will you please bring me a cup of coffee? ( Bạn làm ơn mang cho tôi một cốc cà phê được không?)
d. Sử dụng trong câu điều kiện loại một, diễn tả một giả định có thể xảy ra ở hiện tại và tương lai.
Ví dụ:
- If she comes, I will go with her. (Nếu cô ấy đến, tôi sẽ đi với cô ấy.)
- If it stops raining soon, we will go to the cinema. (Nếu trời tạnh mưa, tôi sẽ đi xem phim.)
3. Dấu hiệu nhận biết thì tương lai đơn
a. Trong câu có các trạng từ chỉ thời gian trong tương lai:
- in + thời gian: trong … nữa (in 2 minutes: trong 2 phút nữa)
- tomorrow: ngày mai
- next day: ngày hôm tới
- next week/ next month/ next year: tuần tới/ tháng tới/ năm tới
b. Trong câu có những động từ chỉ quan điểm như:
- think/ believe/ suppose/ …: nghĩ/ tin/ cho là
- perhaps: có lẽ
- probably: có lẽ
IX. ĐẠI TỪ SỞ HỮU
1. Định nghĩa
- Đại từ sở hữu (Possessive Pronouns) là những đại từ để chỉ sự sở hữu.
Ví dụ: His car is expensive. Mine is cheap. (mine = my car)
(Xe của ấy thì đắt. Cái của tôi thì rẻ.)
- Trong tiếng Anh gồm có 7 đại từ sở hữu được sử dụng tùy theo ngôi mà người nói sử dụng.
Đại từ sở hữu |
Ví dụ |
mine (của tôi) |
Your car is not as expensive as mine. (Ô tô của bạn không đắt bằng của tôi.) |
ours (của chúng ta) |
This land is ours. (Mảnh đất này là của chúng tôi.) |
yours (của bạn/ của các bạn) |
The cat is yours. (Con mèo này là của bạn.) |
his (của anh ta) |
How can he eat my bread not his? (Làm sao ấy ấy có thể ăn bánh mỳ không phải tôi chứ không phải của anh ấy?) |
hers (của cô ấy) |
I can’t find my book so I use hers. (Tôi không tìm thấy sách của mình vì vậy tôi dùng sách của cô ấy.) |
theirs (của họ) |
This house is not mine I borrow theirs. (Ngôi nhà này không phải của tôi. Tôi mượn nhà của họ.) |
its (của nó) |
The team takes pride in its speaking abilities. (Cả đội tự hào về khả năng nói của mình.) |
2. Vị trí của đại từ sở hữu trong câu
a. Chủ ngữ
Ví dụ: Her house is wide. Mine is narrow.
(Nhà của cô ấy rộng. Nhà của tôi thì hẹp.)
b. Vị ngữ
Ví dụ: The bike next to the tree is hers.
(Chiếc xe đạp cạnh cái cây là của cô ấy.)
c. Tân ngữ
Ví dụ: I bought my bicycle yesterday. He bought his last month.
(Tôi đã mua xa đạp vào hôm qua. Anh ấy đã mua xe đạp tháng trước.)
d. Đứng sau giới từ
Ví dụ: I could understand her problem easily but I don’t know what to do with mine.
(Tôi có thể dễ dàng hiểu vấn đề của cô ấy nhưng tôi không biết làm gì với vấn đề của mình cả.)
3. So sánh phân biệt đại từ sở hữu và tính từ sở hữu
- Giống nhau: Cùng dùng để chỉ sự sở hữu
- Khác nhau:
+ Đại từ sở hữu: Bản thân nó đã mang nghĩa của một cụm danh từ , do đó KHÔNG đi thèm với bất kỳ danh từ nào khác.
- Tính từ sở hữu: LUÔN đi cùng với danh từ, bổ nghĩa cho danh từ đó.
- Đại từ sở hữu thay thế cho danh từ có chứa tính từ sở hữu : Đại từ sở hữu = Tính từ sở hữu + N
X. SO SÁNH HƠN CỦA TỪ CHỈ SỐ LƯỢNG: MORE/ LESS
1. more (nhiều hơn)
- "more" (nhiều hơn): là dạng so sánh hơn của "many" và "much".
- So sánh hơn với MORE được dùng để so sánh số lượng cả danh từ đếm được và danh từ không đếm được
- Cấu trúc: more + N(s,es) than…
Ví dụ:
+ I can earn more money than my brother. (Tôi có thể kiếm được nhiều tiền hơn anh trai của tôi.)
+ She has more pencils than his. (Cô ấy có nhiều bút chì hơn của anh ấy.)
2. less (ít hơn)
- LESS (ít hơn) là dạng so sánh hơn của “little”
- So sánh hơn với LESS được dùng để so sánh lượng danh từ không đếm được
+ Cấu trúc: less + N than
Ví dụ:
+ This river suffers less pollution than that river. (Dòng sông này chịu ít ô nhiễm hơn dòng sông kia.)
+ Children in big cities have less space to play in. (Trẻ em ở các thành phố lớn thì có ít không gian để chơi hơn.)
3. fewer (ít hơn)
- FEWER (ít hơn) là dạng so sánh hơn của “few”.
- So sánh hơn với FEWER được dùng để so sánh số lượng danh từ đếm được.
- Cấu trúc: fewer + N + than
Ví dụ:
+ Hai Phong has fewer universities than Hanoi. (Hài Phòng có ít trường đại học hơn Hà Nội.)
+ Rural areas generally have fewer child care centers. (Khu vực nông thôn nhìn chung có ít trung tâm trông giữ trẻ em hơn.)
Lưu ý:
- Trong cả 3 cấu trúc thì danh từ đếm được số ít đều không được sử dụng.
- Cả 3 cấu trúc đều dùng để so sánh số lượng danh từ giữa 2 đối tượng.
XI. TAG QUESTIONS (CÂU HỎI ĐUÔI)
1. Định nghĩa câu hỏi đuôi (Tag question)
- Bỏ qua ngay suy đoán câu hỏi đuôi là…câu hỏi đế theo người khác đi nhé! Không phải thế đâu!
- Câu hỏi đuôi là kiểu câu hỏi bao gồm 2 phần, phân cách nhau bằng dấu phẩy: Phần trước dấu phẩy là một mệnh đề hoàn chỉnh, phần sau dấu phẩy ở dạng nghi vấn (được gọi là “đuôi”) dùng để tìm kiếm sự xác nhận thông tin được đề cập đến ở phần trước.
Ví dụ:
- She is beautiful, isn’t she? (Cô ta đẹp nhỉ?)
- He isn’t a doctor, is he? (Anh ta không phải là bác sĩ đấy chứ?)
- Phần mệnh đề trước dấu phẩy, hay còn gọi là phần mệnh đề chính, có thể ở cả 2 thể khẳng định và phủ định. Dựa vào thể của phần mệnh đề chính, ta có thể xác định được thể của phần đuôi.
2. Cấu trúc và cách dùng
- Nhìn chung, chúng ta có một quy tắc khi xây dựng câu hỏi đuôi, đó là: Thể của phần đuôi luôn luôn ngược lại với phần mệnh đề chính. Cụ thể như sau:
Trường hợp |
Mệnh đề chính (main clause) |
Phần hỏi đuôi (question tag) |
1 |
Khẳng định |
Phủ định |
2 |
Phủ định |
Khẳng định |
LƯU Ý: Phần đuôi khi ở thể phủ định luôn để ở dạng viết tắt.
Ví dụ:
She is tall, isn’t you? (Cô ấy không cao lắm nhỉ?)
He loves music, doesn’t he? (Anh ấy yêu âm nhạc phải không?)
=> Như vậy, ta có thể thấy mệnh đề chính ở thì nào thì phần hỏi đuôi mượn trợ động từ ở thì đấy. Dưới đây là cấu trúc câu hỏi đuôi của các thì và kiểu câu thường gặp:
Thì |
Cấu trúc |
Ví dụ |
Hiện tại đơn |
Clause, is/ am/are (+ not) + S? Clause, do/ doees (+ not) + S? |
- They aren’t students, are they? (Họ không phải là sinh viên đúng không?) - He comes to school, doesn’t he? (Anh ấy đi học rồi nhỉ?) |
Hiện tại tiếp diễn |
Clause, is/ am/are (+not) + S? |
- He is playing the guitar in his room, isn’t he? (Anh ấy đang chơi ghi-ta trong phòng à?) |
Hiện tại hoàn thành |
Clause, has/ have (+ not) + S? |
The dog hasn’t come back home yet, has it? (Con chó vẫn chưa chạy về nhà à?) |
Quá khứ đơn |
Clause, was/ were (+ not) + S? Clause, did (+not) + S? |
- She was a teacher in your school, wasn’t she? (Cô ấy từng là giáo viên trường bạn à?) - They didn’t remember doing homework, did they? (Họ không nhớ làm bài tp về nhà đúng không?) |
Thì tương lai/ Modal Verb |
Clause, will/ can/ should (+ not) + S? |
- You will come to my birthday party, won’t you? (Cậu sẽ đến dự tiệc sinh nhật của tớ phải không?) - They shouldn’t meet her, should they? (Họ không nên gặp cô ta, phải không?) |
3. Các trường hợp đặc biệt
Bên cạnh các trường hợp phổ biến, câu hỏi đuôi cũng có những trường hợp đặc biệt mà ta cần ghi nhớ để tránh nhầm lẫn. Sau đây là những trường hợp mà các bạn cần lưu ý.
a. Câu dùng I AM, câu hỏi đuôi là AREN’T I, I AM NOT thì câu hỏi đuôi là AM I.
Ví dụ:
I am a translator, aren’t I? (Tôi là biên dịch viên mà nhỉ?)
I am not sick, am I? (Con không ốm phải không mẹ?)
b. Câu dùng LET’S, câu hỏi đuôi là SHALL WE?
Ví dụ: Let’s go outside, shall we? (Chúng ta ra ngoài nhé?)
c. Câu có chủ ngữ là những đại từ bất định như EVERYONE, EVERYBODY, ANYBODY, ANYONE,… thì câu hỏi đuôi sẽ có chủ ngữ là THEY.
Ví dụ:
Everyone speaks English, don’t they? (Mọi người đều nói tiếng Anh phải không?)
Someone isn’t here, are they? (Không ai ở đây nhỉ?)
d. Câu có chủ ngữ là NOTHING, NO ONE, NOBODY: Mặc dù câu ở mệnh đề chính ở dạng khẳng định nhưng phần hỏi đuôi sẽ ở dạng khẳng định, do các từ này vốn đã mang nghĩa phủ định. Đặc biệt, với NO ONE, NOBODY thì phần hỏi đuôi sẽ là THEY. Với NOTHING thì phần hỏi đuôi sẽ là IT.
Ví dụ: Nothing is special, is it? (Chẳng có gì đặc biệt cả, phải không?)
e. Câu chứa các trạng từ phủ định như NEVER, SELDOM, HARDLY, LITTLE, FEW,… thì mặc dù dạng câu ở mệnh đề chính là khẳng định, ta vẫn hiểu là câu đó mang nghĩa phủ định, nên phần hỏi đuôi sẽ vẫn ở dạng khẳng định.
Ví dụ: She hardly eats bread, does she? (Cô ta không ăn tý bánh mì nào đúng không?)