Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 3 - Chương 1 - Sinh học 11
Đáp án và lời giải chi tiết Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 3 - Chương 1 - Sinh học 11
Đề bài
Câu 1. Tiêu hóa là gì:
A. Tiêu hóa là quá trình biến đổi thức ăn thành các chất hữu cơ
B. Tiêu hóa là quá trình tạo ra các chất dinh dưỡng và năng lượng, hình thành phân thải ra ngoài cơ thể.
C. Tiêu hóa là quá trình biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng và tạo ra năng lượng.
D. Tiêu hóa là quá trình biến đổi các chất dinh dưỡng có trong thức ăn thành những chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được.
Câu 2. Sự biến đổi thức ăn trong tế bào được gọi là :
A. Tiêu hóa nội bào B. Đồng hóa
C. Chuyển hóa nội bào D. Dị hóa
Câu 3. Hệ tiêu hóa của động vật có ống tiêu hóa gồm có :
A. Cơ quan tiêu hóa
B. Các cơ quan tiêu hóa và tuyến tiêu hóa
C. Tuyến tiêu hóa và dạ dày, ruột
D. Túi tiêu hóa và các cơ quan tiêu hóa
Câu 4. Trong ống tiêu hóa, thức ăn có thể được biến đổi về mặt cơ học, hóa học, sinh học. biến đổi về mặt sinh học là quá trình :
A. Phân giải thức ăn trong cơ thể sống
B. Tiêu hóa nhờ enzyme
C. Phân giải thức ăn nhờ vi sinh vật
D. Phân giải vi sinh vật để lấy chất dinh dưỡng.
Câu 5. Sự tiến hóa của các hình thức tiêu hóa diễn ra theo hướng nào ?
A. Tiêu hóa ngoại bào → tiêu hóa kết hợp nội bào và ngoại bào → tiêu hóa nội bào
B. Tiêu hóa nội bào → tiêu hóa kết hợp nội bào và ngoại bào → tiêu hóa ngoại bào
C. Tiêu hóa kết hợp nội bào và ngoại bào →tiêu hóa nội bào → tiêu hóa ngoại bào
D. Tiêu hóa ngoại bào → tiêu hóa nội bào → tiêu hóa kết hợp nội bào và ngoại bào
Câu 6. Chức năng nào sau đây không đúng với răng của thú ăn thịt
A. Răng nanh cắm và giữ mồi
B. Răng cửa gặm và lấy thức ăn ra khỏi xương
C. Răng hàm nhai nát thịt
D. Răng trước hàm và răng ăn thịt lớn lấy cắt thịt thành những mảnh nhỏ.
Câu 7. Manh tràng ở động vật ăn cỏ thường rất phát triển. Nó có chức năng chủ yếu là :
A. Chứa các chất cặn bã của quá trình tiêu hóa
B. Biến đổi xenlulo nhờ hệ vi sinh và hấp thụ vào máu
C. Biến đổi xenlulo nhờ các enzyme
D. Hấp thụ nước để cô đặc chất thải
Câu 8. Đường đi của cỏ trong dạ dày của động vật nhai lại là :
A. Dạ tổ ong → dạ cỏ → dạ lá sách → dạ múi khế
B. Dạ cỏ → dạ tổ ong → dạ lá sách → dạ múi khế
C. Dạ cỏ → dạ lá sách → dạ múi khế → dạ tổ ong
D. Dạ múi khế → dạ cỏ → dạ tổ ong → dạ lá sách
Câu 9. Đặc điểm thích nghi nào giúp cho bề mặt trao đổi khí của động vật ở cạn không bị khô ?
A. Chúng có nhiều mao mạch
B. Cơ quan hô hấp thường nằm sâu trong khoang cơ thể
C. Chúng chỉ sống ở nơi ấm ướt
D. Có bề mặt mỏng
Câu 10. Hệ hô hấp của nhóm động vật nào trao đổi khí hiệu quả nhất?
A. Da của giun đất B. Ếch nhái
C. Người D. Chim
Lời giải chi tiết
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
1 |
D |
2 |
A |
3 |
B |
4 |
C |
5 |
B |
6 |
C |
7 |
B |
8 |
B |
9 |
B |
10 |
D |
Câu 1
Tiêu hóa là quá trình biến đổi các chất dinh dưỡng có trong thức ăn thành những chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được.
Chọn D
Câu 2
Sự biến đổi thức ăn trong tế bào là tiêu hóa nội bào.
Chọn A
Câu 3
Hệ tiêu hóa của động vật có ống tiêu hóa gồm các cơ quan tiêu hóa và tuyến tiêu hóa.
VD: Ở người: các cơ quan tiêu hóa: Miệng, hầu, thực quản, dạ dày, ruột, hậu môn
Các tuyến tiêu hóa là: gan, tuyến nước bọt, tụy, tuyến ruột….
Chọn B
Câu 4
Biến đổi cơ học là nhờ các hoạt động nhai, co bóp…
Biến đổi hóa học nhờ các enzyme
Biến đổi sinh học là nhờ các vi sinh vật trong hệ tiêu hóa.
Chọn C
Câu 5
Sự tiến hóa của hệ tiêu hóa là: tiêu hóa nội bào (ở sinh vật đơn bào) → tiêu hóa kết hợp nội bào và ngoại bào (tiêu hóa bằng túi tiêu hóa) → tiêu hóa ngoại bào (tiêu hóa bằng ống tiêu hóa)
Chọn B
Câu 6
Phát biểu sai là C. răng hàm ở thú ăn thịt nhỏ nên không thể nhai nát thịt.
Chọn C
Câu 7
Trong manh tràng của động vật ăn cỏ chứa rất nhiều vi sinh vật, manh tràng có chức năng chủ yếu là biến đổi xenluloz nhờ hệ vi sinh vật.
Chọn B
Câu 8
Thức ăn được nhai qua loa ở miệng sau đó chuyển xuống dạ cỏ , sau đó được chuyển sang dạ tổ ong , khi động vật nghỉ ngơi, chúng ợ lên nhai lại sau đó thức ăn được chuyển tới dạ lá sách rồi dạ múi khế
Chọn B
Câu 9
Cơ quan hô hấp của động vật ở cạn thường nằm sâu trong khoang cơ thể ( VD: Phổi ở người, trâu…) để giảm sự mất nước ở bề mặt trao đổi khí.
Chọn B
Câu 10
Hô hấp của chim có hiệu quả cao nhất vì chim có hệ thống túi khí, khi hít vào hay thở ra đều có khí giàu oxi đi qua phổi.
Chọn D