Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 9 - Chương 1 - Sinh học 11 — Không quảng cáo

Giải bài tập sinh học 11, Sinh lớp 11 - Để học tốt sinh học 11 Đề kiểm tra 15 phút - Chương 1 - Sinh 11


Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 9 - Chương 1 - Sinh học 11

Đáp án và lời giải chi tiết Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 9 - Chương 1 - Sinh học 11

Đề bài

Câu 1. Chu trình cố định CO 2 ở thực vật C 4 diễn ra ở đâu ?

A. Giai đoạn đầu cố định CO 2 và giai đoạn tái cố định CO 2 theo chu trình Canvin đều diễn ra ở lục lạp trong tế bào bó mạch.

B. Giai đoạn đầu cố định CO 2 diễn ra ở lục lạp trong tế bào bó mạch, còn giai đoạn tái cố định CO 2 theo chu trình Canvin diễn ra ở lục lạp trong tế bào mô giậu.

C. Giai đoạn đầu cố định CO 2 diễn ra ở lục lạp trong tế bào mô giậu, còn giai đoạn tái cố định CO 2 theo chu trình Canvin diễn ra ở lục lạp trong tế bào bó mạch.

D. Giai đoạn đầu cố định CO 2 và giai đoạn tái cố định CO 2 theo chu trình Canvin đều diễn ra ở lục lạp trong tế bào mô giậu.

Câu 2. Sự phân phối máu của hệ tuần hoàn kín trong cơ thể như thế nào ?

A. Máu được điều hoà và phân phối nhanh đến các cơ quan.

B. Máu không được điều hoà và được phân phối nhanh đến các cơ quan.

C. Máu được điều hoà và phân phối chậm đến các cơ quan.

D. Máu không được điều hoà và được phân phối chậm đến các cơ quan.

Câu 3. Điều kiện nào dưới đây không đúng để quá trình cố định nitơ khí quyển có thể xảy ra ?

A. Được cung cấp năng lượng ATP.

B. Thực hiện trong điều kiện hiếu khí.

C. Có các lực khử mạnh.

D. Có sự tham gia của enzim nitrôgenaza.

Câu 4. Ý nào không phải là sự sai khác về hoạt động của cơ tim so với hoạt động của cơ vân ?

A. Hoạt động theo quy luật "tất cả hoặc không có gì".

B. Hoạt động tự động.

C. Hoạt động theo chu kì.

D. Hoạt động cần năng lượng.

Câu 5. Xem hình dưới cho biết ghi chú nào đúng?

Hình hô hấp ở cá

A. a) Dòng nước vào miệng đi qua mang; b) sự trao đổi khí giữa máu với dòng nước qua mang; c) nước qua các khe mang.

B. a) Dòng nước vào miệng đi qua mang ; b) Nước qua các lá mang ; c) Sự trao đổi khí giữa máu với dòng nước qua mang.

C . a) Dòng nước vào miệng đi qua mang ; b) Nước qua các khe mang; c) Nước qua các lá mang.

D. a) Dòng nước vào miệng đi qua mang ; b) Nước qua các lá mang ; c) Sự trao đổi CO 2 giữa máu với dòng nước qua mang.

Câu 6. Đặc điểm nào dưới đây không có ở thú ăn thịt ?

A. Manh tràng phát triển.

B. Dạ dày đơn.

C. Ruột ngắn.

D. Thức ăn qua ruột non trải qua tiêu hoá cơ học, hoá học và được hấp thụ.

Câu 7. Vì sao phổi của thú có hiệu quả trao đổi khí ưu thế hơn ở phổi của bò sát, lưỡng cư ?

A. Vì phổi thú có cấu trúc phức tạp hơn.

B. Vì phổi thú có kích thước lớn hom.

C. Vì phổi thú có khối lượng lớn hơn.

D. Vì phổi thú có nhiều phế nang, diện tích bề mặt trao đổi khí lớn.

Câu 8. Xem hình dưới cho biết chú thích nào đúng ?

Hình hệ tiêu hoá của chim

A. 1. Thực quản ; 2. Diều ; 3a. Dạ dày cơ (mề), 3b. Dạ đày tuyến ;4. Gan ; 5. Tuỵ.

B . 1. Thực quản ; 2. Diều ; 3a. Dạ dày tuyến, 3b. Dạ dày cơ (mề); 4 .Tuỵ ; 5. Gan.

C. 1. Thực quản ; 2. Diều ; 3a. Dạ dày tuyến, 3b. Dạ dày cơ (mề) ; 4. Gan ; 5. Tuỵ.

D. 1. Thực quản ; 2. Diều ; 3a. Dạ dày tuyến, 3b. Gan ; 4. Dạ dày cơ (mề); 5. Tuỵ.

Câu 9. Kết quả nào sau đây không đúng: Khi đưa cây ra ngoài sáng, lục lạp trong tế bào khí khổng tiến hành quang hợp

A. Làm thay đổi nồng độ CO 2 và pH.

B. Làm giảm áp suất thẩm thấu trong tế bào.

C. Làm cho hai tế bào khí khổng hút nước, trương nước và khí khổng mở

D. Làm tăng hàm lượng đường.

Câu 10. Xem hình dưới và cho biết chú thích nào không đúng ?

A. 1. Đường phân,

B. 2. Axêtil CoA.

C. 4. Chu trình Crep.

D. 6. Len men.

Lời giải chi tiết

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

1. C

6.A

2. A

7.D

3. B

8.C

4. D

9.B

5. B

10.B

Câu 1 . Giai đoạn đầu cố định CO 2 diễn ra ở lục lạp trong tế bào mô giậu, còn giai đoạn tái cố định CO 2 theo chu trình Canvin diễn ra ở lục lạp trong tế bào bó mạch.

Đáp án C

Câu 2. Máu trong hệ tuần hoàn kín được điều hòa và phân phối nhanh đến các cơ quan.

Đáp án A

Câu 3. Phát biểu sai là B, quá trình cố định nito diễn ra trong điều kiện kỵ khí.

Đáp án B

Câu 4. Cả cơ tim và cơ vân đều cần năng lượng để hoạt động.

Đáp án D

Câu 5. Các chú thích lần lượt là:

a) Dòng nước vào miệng đi qua mang

b) Nước đi qua mang

c) Sự trao đổi khí giữa máu với dòng nước qua mang.

Đáp án B

Câu 6. Thú ăn thịt không có manh tràng phát triển, cơ quan này thường phát triển ở các động vật ăn thực vật.

Đáp án A

Câu 7. Phổi ở thú có nhiều phế nang làm cho diện tích bề mặt trao đổi khí của thú lớn nên trao đổi khí hiệu quả hơn.

Đáp án D

Câu 8. Các chú thích lần lượt là:

1. Thực quản

2. Diều

3. (a)Dạ dày tuyến ; 3b dạ dày cơ ( mề)

4. Gan

5. Tụy

6. Ruột non

7. Ruột già

8. Huyệt

Đáp án C

Câu 9. Khi đưa cây ra ngoài ánh sáng, lục lạp trong tế bào khí khổng quang hợp làm giảm nồng độ CO 2 và pH tạo điều kiện cho enzyme phosphorylase hoạt động, tinh bột bị phân giải thành đường làm tăng áp suất thẩm thấu tế bào khí khổng hút nước, trương nước và khí khổng mở ra

Vậy ý B sai.

Đáp án B.

Câu 10. Các chú thích lần lượt là:

1. Đường phân

2. Axit pyruvic

3. Acetyl CoA

4. Chu trình Crep

5. Chuỗi vận chuyển điện tử

6. Lên men.

Vậy chú thích sai là 2.

Đáp án B


Cùng chủ đề:

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 7 - Chương 4 - Sinh học 11
Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 8 - Chương 1 - Sinh học 11
Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 8 - Chương 2 - Sinh học 11
Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 8 - Chương 3 - Sinh học 11
Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 8 - Chương 4 - Sinh học 11
Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 9 - Chương 1 - Sinh học 11
Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 9 - Chương 2 - Sinh học 11
Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 9 - Chương 3 - Sinh học 11
Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 9 - Chương 4 - Sinh học 11
Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 10 - Chương 1 - Sinh học 11
Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 10 - Chương 2 - Sinh học 11