Đề kiểm tra 15 phút Văn 9 - Đề số 4 — Không quảng cáo

Soạn văn 9 tất cả các bài, Ngữ văn 9 , tổng hợp văn mẫu hay nhất Đề kiểm tra 15 phút HK1 Văn 9


Đề kiểm tra 15 phút Văn 9 - Đề số 4

Tải về

Đáp án và lời giải chi tiết Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 4 - Học kì 1 - Ngữ văn 9

Đề bài

Phân tích giá trị nghệ thuật của các biện pháp tu từ trong hai ví dụ sau:

1.

Những mùa quả mẹ tôi hái được

Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng

Những mùa quả lặn rồi lại mọc

Như mặt trời, khi như mặt trăng.

( Mẹ và quả - Nguyễn Khoa Điềm)

2.

Tôi nhớ me tôi thuở thiếu thời

Lúc người còn sống tôi lên mười

Mỗi lần nắng mới reo ngoài nội

Ảo đỏ người đưa trước dậu phơi.

( Nắng mới - Lưu Trọng Lư)

Lời giải chi tiết

Phân tích giá trị nghệ thuật của các biện pháp tu từ trong hai ví dụ sau:

1.

Những mùa quả mẹ tôi hái được

Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng

Những mùa quả lặn rồi lại mọc

Như mặt trời, khi như mặt trăng.

( Mẹ và quả - Nguyễn Khoa Điềm)

2.

Tôi nhớ me tôi thuở thiếu thời

Lúc người còn sống tôi lên mười

Mỗi lần nắng mới reo ngoài nội

Ảo đỏ người đưa trước dậu phơi.

( Nắng mới - Lưu Trọng Lư)

Phương pháp:

Đây là câu hỏi ôn lại kiến thức về phép tu từ đã học trong chương trình THCS. Qua việc chỉ ra các phép tu từ, học sinh nêu giá trị của nó trong việc thể hiện ý nghĩa nội dung.

Lời giải chi tiết:

1.

a. “Tay mẹ vun trồng”: là hình ảnh hoán dụ (dùng bộ phận để chỉ toàn thể). “Tay mẹ vun trồng” gợi lên hình ảnh người mẹ cần mẫn gieo trồng, vun xới để có những giây phút nâng trên tay mình những mùa quả. Đó chính là lúc mẹ hái được những niềm vui và hạnh phúc lao động.

=> Phép hoán dụ khẳng định niềm hi vọng tin yêu của người mẹ vào cuộc sống, mùa màng và sức lao động. Qua đó, ta cảm nhận được niềm tự hào của một người con về mẹ, niềm tự hào được dệt nên bằng tấm lòng người con yêu mẹ.

b. Phép so sánh: “Những mùa quả lặn rồi lại mọc ” ví “Như Mặt Trời, khi như Mặt Trăng” xem những thành quả là những mùa quả mà mẹ trồng như ánh sáng kì diệu của mặt trời, mặt trăng. Mỗi sáng mọc lên, mỗi đêm rọi mát, bàn tay mẹ như có phép màu kì lạ. Đó là phép màu cùa tình yêu thương và sức lao động bền bỉ.

=> Nhà thơ đã dành cho mẹ niềm trân trọng, ngưỡng mộ đức thành kính, thiêng liêng trong sáng. Và hình ảnh người mẹ của nhà thơ hoà nhịp trong hình ảnh người mẹ Việt Nam rạng ngời những phẩm chất cao đẹp.

2.

a. Phép nhân hoá: “Nắng mới reo ngoài nội”. Nắng reo, nắng hát cùng gió, nhảy múa cùng cỏ cây hoa lá đồng nội. Nắng trải trong không gian mênh mông, bừng sáng, phóng khoáng. Đó chính là nắng của niềm hạnh phúc hồng tươi, dịu ấm, trong trẻo của tuổi thơ những ngày bên mẹ.

=> Làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho lời thơ đồng thời nhấn mạnh niềm vui thơ trẻ của những ngày còn có mẹ.

b. Phép đảo ngữ: “Ảo đỏ người đưa trước dậu phơi” nhấn mạnh nỗi nhớ của người con. Trong nỗi nhớ ấy, màu áo đỏ trở thành kỉ niệm đỏ tươi, thắm thiết. “Áo đỏ” là hình ảnh gắn liền với bóng hình, cử chỉ, hoạt động của mẹ khi còn sông. Màu áo đỏ mẹ phơi trước dậu thật gần gũi, bình dị và thắm thiết trong nắng mới. Và mãi mãi, hình ảnh người mẹ đã khắc in trong trái tim con vẹn nguyên, không mờ, không phai theo năm tháng. Nỗi xúc động cứ vậy mà trào dâng trong lòng người.

=> Nhấn mạnh hình ảnh "áo đỏ" cho thấy màu sắc của may mắn, của niềm vui, của sự thắm thiết những ngày bên mẹ.


Cùng chủ đề:

Đề kiểm tra 15 phút Văn 9 - Đề số 2
Đề kiểm tra 15 phút Văn 9 - Đề số 2
Đề kiểm tra 15 phút Văn 9 - Đề số 3
Đề kiểm tra 15 phút Văn 9 - Đề số 3
Đề kiểm tra 15 phút Văn 9 - Đề số 4
Đề kiểm tra 15 phút Văn 9 - Đề số 4
Đề kiểm tra 15 phút Văn 9 - Đề số 5
Đề kiểm tra 15 phút Văn 9 - Đề số 5
Đề kiểm tra 15 phút Văn 9 - Đề số 6
Đề kiểm tra 15 phút Văn 9 - Đề số 6
Đề kiểm tra 15 phút Văn 9 - Đề số 7