Đề kiểm tra giữa học kì 1 - Đề số 3
Đề bài
Đâu không phải là ý kiến đúng khi nhận xét về phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp của nhân dân Lào cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX?
-
A.
Diễn ra liên tục, sôi nổi nhưng còn mang tính tự phát
-
B.
Hình thức đấu tranh chủ yếu là khởi nghĩa vũ trang
-
C.
Lãnh đạo là các sĩ phu yêu nước và nông dân
-
D.
Phong trào có sự liên kết chặt chẽ với cuộc đấu tranh chống Pháp của nhân dân Campuchia
Vì sao Mĩ lại giữ thái độ “trung lập” trong giai đoạn đầu của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất?
-
A.
Muốn lợi dụng chiến tranh để bán vũ khí cho cả hai phe
-
B.
Chưa đủ tiềm lực để tham chiến
-
C.
Không muốn “hi sinh” một cách vô ích
-
D.
Sợ quân Đức tấn công
Đâu không phải là mâu thuẫn cơ bản tồn tại trong thời đại đế quốc chủ nghĩa (cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX)?
-
A.
Mâu thuẫn giữa tư sản với vô sản
-
B.
Mâu thuẫn giữa đế quốc với đế quốc
-
C.
Mâu thuẫn giữa đế quốc với thuộc địa
-
D.
Mâu thuẫn giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến phong trào đấu tranh của nhân dân Châu Phi thất bại là
-
A.
Phong trào diễn ra lẻ tẻ
-
B.
Trình độ tổ chức thấp và chênh lệch về lực lượng
-
C.
Các nước Châu phi chưa có kinh nghiệm trong đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân
-
D.
Các nước phương Tây liên kết với nhau đàn áp
Nhận xét nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa của các phong trào đấu tranh chống Pháp ở Campuchia cuối thế kỉ XIX?
-
A.
Đều thể hiện tinh thần yêu nước, ý chí đấu tranh kiên cường của nhân dân Campuchia
-
B.
Cho thấy sự khủng hoảng về đường lối đấu tranh giải phóng dân tộc ở Campuchia
-
C.
Làm chậm bước tiến xâm lược của thực dân Pháp ở Campuchia
-
D.
Cuộc đấu tranh ở Campuchia muốn thắng lợi phải có sự liên minh với Việt Nam
Đâu không phải là lý do trong giai đoạn đầu của cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1916) phe Liên minh nắm được thế chủ động trên chiến trường?
-
A.
Phe Liên minh được thành lập sớm, có sự chuẩn bị kĩ càng
-
B.
Phe Liên minh là phe phát động của cuộc chiến tranh
-
C.
Ưu thế về kinh tế- quân sự của Đức trong phe Liên minh so với Anh, Pháp
-
D.
Nội bộ phe Hiệp ước không có sự thống nhất
Năm 1863 ở Campuchia đã diễn ra sự kiện nổi bật gì?
-
A.
Thực dân Pháp buộc Campuchia phải chấp nhận quyền bảo hộ của chúng
-
B.
Chính phủ Campuchia kí hiệp ước thừa nhận trở thành thuộc địa của Pháp
-
C.
Cuộc khởi nghĩa của Hoàng thân Sivôtha bùng nổ mạnh mẽ, lan rộng khắp cả nước
-
D.
Cuộc khởi nghĩa của Acha Xoa phát triển mạnh mẽ ở vùng biên giới giáp Việt Nam
Đức đã làm gì để cắt đứt đường tiếp tế trên biển của phe Hiệp ước trong giai đoạn thứ hai của Chiến tranh thế giới thứ nhất?
-
A.
Sử dụng máy bay trinh sát và ném bom
-
B.
Ném bom và thả hơi độc
-
C.
Mai phục và tiêu diệt
-
D.
Sử dụng tàu ngầm
Đâu là cách giải quyết mâu thuẫn giữa các nước đế quốc với nhau ở đầu thế kỉ XX?
-
A.
Sự phát triển của phong trào công nhân
-
B.
Sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc
-
C.
Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918)
-
D.
Sự cạnh tranh giữa các tập đoàn tư bản độc quyền
Tình hình văn hóa thế giới từ đầu thời cận đại đến đầu thế kỉ XX chịu sự chi phối mạnh mẽ của yếu tố nào?
-
A.
Sự giao lưu của các nền văn hóa
-
B.
Sự xuất hiện nhiều nhà văn, nhà thơ lớn
-
C.
Nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh mẽ
-
D.
Những biến động của lịch sử từ đầu thời cận đại đến cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX
Những cải cách ở Xiêm từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX được thực hiện dựa theo khuôn mẫu của
-
A.
các nước phương Đông
-
B.
Nhật Bản
-
C.
các nước phương Tây
-
D.
Trung Quốc
Năm 1882 ở Ai Cập đã diễn ra sự kiện quan trọng gì?
-
A.
Đức độc chiếm Ai Cập, kiểm soát kênh đào Xuyê
-
B.
Anh độc chiếm Ai Cập, kiểm soát kênh đào Xuyê
-
C.
Pháp độc chiếm Ai Cập, kiểm soát kênh đào Xuyê
-
D.
Bồ Đào Nha độc chiếm Ai Cập, kiểm soát kênh đào Xuyê
Cuộc khởi nghĩa của nhân dân Campuchia chống thực dân Pháp trong những năm 1863 – 1866 do ai lãnh đạo?
-
A.
Pucômbô
-
B.
Acha Xoa
-
C.
Commađam
-
D.
Sivôtha
Kẻ thù chính của nhân dân Lào trong cuộc đấu tranh giành lại nền độc lập dân tộc từ cuối thế kỉ XIX là
-
A.
Pháp
-
B.
Xiêm
-
C.
Anh
-
D.
Hà Lan
Trong giai đoạn đầu của Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1916), Đức đã sử dụng chiến lược nào?
-
A.
Đánh nhanh thắng nhanh/ đánh chớp nhoáng
-
B.
Đánh cầm cự, vừa đánh vừa đàm phán
-
C.
Tiến công thẳng vào các đối thủ thuộc phe Hiệp ước.
-
D.
Đánh lâu dài để gìn giữ lực lượng
Hành động biến Mĩ Latinh thành “sân sau” của mình và xây dựng chế độ độc tài thân Mĩ phản ánh hình thái nào của chủ nghĩa thực dân?
-
A.
Chủ nghĩa thực dân kiểu cũ
-
B.
Chủ nghĩa thực dân kiểu mới
-
C.
Chủ nghĩa phân biệt chủng tộc
-
D.
Chủ nghĩa đế quốc
Ý nào sau đâu không phải là một trong những vấn đề cơ bản của lịch sử thế giới cận đại?
-
A.
Sự thắng lợi của cách mạng tư sản và sự phát triển của chủ nghĩa tư bản
-
B.
Sự ra đời và phát triển của phong trào công nhân quốc tế
-
C.
Sự xâm lược của chủ nghĩa tư bản và phong trào đấu tranh của các dân tộc chống chủ nghĩa thực dân
-
D.
Cuộc đấu tranh giữa hệ thống tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa
Tại sao ở cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, Xiêm được coi là nước đệm giữa hai thế lực đế quốc Anh và Pháp?
-
A.
Xiêm có biên giới giáp thuộc địa Mã Lai và Miến Điện của Anh.
-
B.
Anh và Pháp thỏa thuận không biến Xiêm thành thuộc địa riêng.
-
C.
Xiêm có biên giới giáp thuộc địa Đông Dương của Pháp.
-
D.
Xiêm có vị trí nằm giữa khu vực thuộc địa của Anh và Pháp ở Đông Nam Á.
Các tác phẩm “ Con đầm pích”, “Hồ Thiên Nga”, “Người đẹp ngủ trong rừng ” là của tác giả nổi tiếng nào thời kì cận đại?
-
A.
Hô-xê Mác-ti.
-
B.
Hô-xe Ri-dan.
-
C.
Trai-cốp-xki.
-
D.
Pi-cát-xô.
Từ đầu thế kỉ XX, Mĩ đã thực hiện chính sách đối ngoại gì với các nước Mĩ Latinh?
-
A.
Ngoại giao đồng đô la
-
B.
Cái gậy lớn
-
C.
Cái gậy và củ cà rốt
-
D.
Cái gậy lớn và ngoại giao đồng đô la
Đâu không phải là đặc điểm chung của các phong trào đấu tranh chống Pháp ở Campuchia cuối thế kỉ XIX?
-
A.
Nổ ra liên tục, có cuộc khởi nghĩa kéo dài tới 30 năm
-
B.
Đều có sự liên kết với cuộc đấu tranh chống Pháp của nhân dân Việt Nam
-
C.
Thu hút được đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia
-
D.
Đều bị thực dân Pháp đàn áp
Nguyên nhân khách quan nào dẫn đến sự thất bại của các cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Đông Dương cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX?
-
A.
Mang tính tự phát, giai cấp lãnh đạo thỏa hiệp với Pháp.
-
B.
Lực lượng quân Pháp ở Đông Dương rất mạnh, đủ sức đàn áp phong trào
-
C.
Thiếu đường lối đấu tranh đúng đắn và thiếu tổ chức mạnh
-
D.
Chưa có sự đoàn kết, phối hợp đấu tranh
Đâu không phải là điểm thuận lợi của Xiêm so với Trung Quốc khi tiến hành cải cách đất nước cuối thế kỉ XIX?
-
A.
Xiêm vẫn chưa bị các nước thực dân xâm lược
-
B.
Anh đang bận xâm lược Ấn Độ nên chưa có điều kiện can thiệp vào Xiêm
-
C.
Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa đã phát triển ở Xiêm
-
D.
Vua Rama V là người có tư tưởng cải cách, nắm được thực quyền đất nước
Ý nào sau đây không phản ánh điểm giống nhau trong chính sách thống trị của chủ nghĩa thực dân phương Tây ở châu Phi và châu Á?
-
A.
Chế độ cai trị hà khắc
-
B.
Cấu kết với phong kiến và các thế lực tay sai
-
C.
Đầu tư phát triển một số ngành công nghiệp
-
D.
Thực hiện chính sách “chia để trị”
Ý nào sau đây không phản ánh đúng tính chất của cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918)?
-
A.
Đế quốc
-
B.
Xâm lược
-
C.
Phi nghĩa
-
D.
Chính nghĩa
Từ đầu thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX, văn học phương Tây không chịu ảnh hưởng bởi nhân tố nào?
-
A.
Chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc
-
B.
Đời sống nhân dân lao động khổ cực
-
C.
Giai cấp tư sản năm quyền thống trị và mở rộng việc xâm chiếm, đô hộ các nước thuộc địa
-
D.
Chế độ phong kiến áp bức bóc lột nhân dân được phản ánh trong văn học
Tiền đề kinh tế dẫn đến “ sự thức tỉnh của châu Á ” trong phong trào giải phóng dân tộc ở các nước phương Đông đầu thế kỉ XX?
-
A.
Sự xuất hiện của giai cấp tư sản dân tộc
-
B.
Sự du nhập của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa
-
C.
Sự du nhập của tư tưởng dân chủ tư sản
-
D.
Sự phát triển của bộ phận sĩ phu tư sản hóa
Chính sách đối ngoại nào của các nước tư bản Âu – Mĩ thế kỉ XIX đã ảnh hưởng trực tiếp tới các nước Á, Phi, Mĩ Latinh?
-
A.
Chủ trương mở rộng quan hệ hợp tác lẫn nhau về kinh tế.
-
B.
Thực hiện tăng cường hợp tác, giao lưu về chính trị, quân sự.
-
C.
Tiến hành liên kết thành lập các liên minh chính trị, quân sự.
-
D.
Đẩy mạnh cuộc chiến tranh xâm lược thuộc địa.
Đây là câu văn nổi tiếng của nhà văn nào: “ Kì thực trên mặt đất vốn làm gì có đường. Người ta đi mãi thì thành đường thôi ”?
-
A.
Lỗ Tấn
-
B.
Ban-dắc
-
C.
Ra-bin-đra-nát Ta-go
-
D.
Vích-to Huy-gô
Nguyên nhân sâu xa dẫn đến tình trạng xung đột quân sự ở khu vực châu Phi hiện nay là
-
A.
Do sự tranh chấp về tài nguyên
-
B.
Do sự can thiệp của các thế lực thù địch
-
C.
Do tham vọng quyền lực của các lực lượng chính trị
-
D.
Do hậu quả của việc phân chia thuộc địa của các nước thực dân
Lời giải và đáp án
Đâu không phải là ý kiến đúng khi nhận xét về phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp của nhân dân Lào cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX?
-
A.
Diễn ra liên tục, sôi nổi nhưng còn mang tính tự phát
-
B.
Hình thức đấu tranh chủ yếu là khởi nghĩa vũ trang
-
C.
Lãnh đạo là các sĩ phu yêu nước và nông dân
-
D.
Phong trào có sự liên kết chặt chẽ với cuộc đấu tranh chống Pháp của nhân dân Campuchia
Đáp án : D
Cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp của nhân dân Lào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX do các sĩ phu yêu nước và nông dân lãnh đạo. Hình thức đấu tranh chủ yếu là khởi nghĩa vũ trang. Phong trào diễn ra liên tục, sôi nổi nhưng còn mang tính tự phát và đều bị thực dân Pháp đàn áp.
Vì sao Mĩ lại giữ thái độ “trung lập” trong giai đoạn đầu của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất?
-
A.
Muốn lợi dụng chiến tranh để bán vũ khí cho cả hai phe
-
B.
Chưa đủ tiềm lực để tham chiến
-
C.
Không muốn “hi sinh” một cách vô ích
-
D.
Sợ quân Đức tấn công
Đáp án : A
Trong giai đoạn đầu của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất Mĩ giữ thái độ “trung lập” vì Mĩ muốn lợi dụng chiến tranh để bán vũ khí cho cả hai phe và khi chiến tranh kết thúc, dù thắng hay bại thì các nước tham chiến cũng đều bị suy yếu. Đó là cơ hội để Mĩ vươn lên khẳng định ưu thế của mình
Đâu không phải là mâu thuẫn cơ bản tồn tại trong thời đại đế quốc chủ nghĩa (cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX)?
-
A.
Mâu thuẫn giữa tư sản với vô sản
-
B.
Mâu thuẫn giữa đế quốc với đế quốc
-
C.
Mâu thuẫn giữa đế quốc với thuộc địa
-
D.
Mâu thuẫn giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội
Đáp án : D
Trong thời đại đế quốc chủ nghĩa (cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX) tồn tại 3 mâu thuẫn cơ bản là
- Mâu thuẫn giữa tư sản với vô sản
- Mâu thuẫn giữa đế quốc với đế quốc
- Mâu thuẫn giữa đế quốc với thuộc địa
Còn mâu thuẫn giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội xuất hiện sau cuộc cách mạng tháng Mười Nga giành thắng lợi
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến phong trào đấu tranh của nhân dân Châu Phi thất bại là
-
A.
Phong trào diễn ra lẻ tẻ
-
B.
Trình độ tổ chức thấp và chênh lệch về lực lượng
-
C.
Các nước Châu phi chưa có kinh nghiệm trong đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân
-
D.
Các nước phương Tây liên kết với nhau đàn áp
Đáp án : B
Mặc dù diễn ra sôi nổi, nhưng do trình độ tổ chức thấp, sự chênh lệch về lực lượng khá rõ ràng nên các phong trào đấu tranh của nhân dân châu Phi đều bị các nước thực dân phương Tây đàn áp. Đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự thất bại của phong trào đấu tranh của nhân dân châu Phi.
Nhận xét nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa của các phong trào đấu tranh chống Pháp ở Campuchia cuối thế kỉ XIX?
-
A.
Đều thể hiện tinh thần yêu nước, ý chí đấu tranh kiên cường của nhân dân Campuchia
-
B.
Cho thấy sự khủng hoảng về đường lối đấu tranh giải phóng dân tộc ở Campuchia
-
C.
Làm chậm bước tiến xâm lược của thực dân Pháp ở Campuchia
-
D.
Cuộc đấu tranh ở Campuchia muốn thắng lợi phải có sự liên minh với Việt Nam
Đáp án : D
Dựa vào ý nghĩa phong trào đấu tranh chống Pháp ở Campuchia để suy luận trả lời
Phong trào đấu tranh chống Pháp ở Campuchia cuối thế kỉ XIX đã thể hiện tinh thần yêu nước, ý chí đấu tranh kiên cường của nhân dân Campuchia; gây cho thực dân Pháp nhiều tổn thất, qua đó làm chậm bước tiến xâm lược của chúng. Sự thất bại của các phong trào đấu tranh cũng đồng thời cho thấy sự sự khủng hoảng về đường lối đấu tranh giải phóng dân tộc ở Campuchia. Còn vấn đề liên minh với Việt Nam không phải là yếu tố đảm bảo cho thắng lợi của phong trào đấu tranh ở Campuchia. Vì trên thực tế, thời kì này có rất nhiều cuộc khởi nghĩa có sự liên minh chiến đấu giữa Campuchia và Việt Nam nhưng đều thất bại
Đâu không phải là lý do trong giai đoạn đầu của cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1916) phe Liên minh nắm được thế chủ động trên chiến trường?
-
A.
Phe Liên minh được thành lập sớm, có sự chuẩn bị kĩ càng
-
B.
Phe Liên minh là phe phát động của cuộc chiến tranh
-
C.
Ưu thế về kinh tế- quân sự của Đức trong phe Liên minh so với Anh, Pháp
-
D.
Nội bộ phe Hiệp ước không có sự thống nhất
Đáp án : D
Dựa vào sự hình thành các khối quân sự ở châu Âu để suy luận trả lời.
Trong giai đoạn đầu của cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1916) phe Liên minh nắm được thế chủ động trên chiến trường do phe Liên minh được thành lập sớm (1882) ( phe Hiệp ước được thành lập năm 1907 ), nhờ vào những ưu thế về kinh tế- quân sự của Đức nên có sự chuẩn bị kĩ càng hơn. Hơn nữa, phe Liên minh cũng là người chủ động phát động cuộc chiến nên đã giành quyền chủ động trên chiến trường trong giai đoạn đầu
Năm 1863 ở Campuchia đã diễn ra sự kiện nổi bật gì?
-
A.
Thực dân Pháp buộc Campuchia phải chấp nhận quyền bảo hộ của chúng
-
B.
Chính phủ Campuchia kí hiệp ước thừa nhận trở thành thuộc địa của Pháp
-
C.
Cuộc khởi nghĩa của Hoàng thân Sivôtha bùng nổ mạnh mẽ, lan rộng khắp cả nước
-
D.
Cuộc khởi nghĩa của Acha Xoa phát triển mạnh mẽ ở vùng biên giới giáp Việt Nam
Đáp án : A
Năm 1863, Pháp gây áp lực buộc vua Campuchia là Nô-rô-đôm phải chấp nhận quyền bảo hộ của chúng ở quốc gia này
Đức đã làm gì để cắt đứt đường tiếp tế trên biển của phe Hiệp ước trong giai đoạn thứ hai của Chiến tranh thế giới thứ nhất?
-
A.
Sử dụng máy bay trinh sát và ném bom
-
B.
Ném bom và thả hơi độc
-
C.
Mai phục và tiêu diệt
-
D.
Sử dụng tàu ngầm
Đáp án : D
Dựa vào diễn biến giai đoạn thứ hai của cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất để trả lời
Năm 1917, Đức muốn cắt đứt đường tiếp tế trên biển của phe Hiêp ước liền sử dụng phương tiện chiến tranh mới là tàu ngầm. Cuộc “ chiến tranh tàu ngầm” đã gây cho Anh nhiều thiệt hại.
Đâu là cách giải quyết mâu thuẫn giữa các nước đế quốc với nhau ở đầu thế kỉ XX?
-
A.
Sự phát triển của phong trào công nhân
-
B.
Sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc
-
C.
Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918)
-
D.
Sự cạnh tranh giữa các tập đoàn tư bản độc quyền
Đáp án : C
Khi chủ nghĩa tư bản tiến lên giai đoạn chủ nghĩa đế quốc, đẩy mạnh quá trình xâm lược thuộc địa đã khiến cho mâu thuẫn giữa các nước đế quốc nảy sinh và ngày càng phát triển. Biểu hiện rõ ràng nhất của mâu thuẫn đó chính là cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) diễn ra giữa hai phe Liên minh và hiệp ước nhằm cướp đoạt, phân chia lại hệ thống thuộc địa trên thế giới
Tình hình văn hóa thế giới từ đầu thời cận đại đến đầu thế kỉ XX chịu sự chi phối mạnh mẽ của yếu tố nào?
-
A.
Sự giao lưu của các nền văn hóa
-
B.
Sự xuất hiện nhiều nhà văn, nhà thơ lớn
-
C.
Nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh mẽ
-
D.
Những biến động của lịch sử từ đầu thời cận đại đến cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX
Đáp án : D
Từ đầu thời cận đại đến đầu thế kỉ XX, thế giới đã diễn ra nhiều biến động đặc biệt là sự thắng lợi của cách mạng tư sản; sự xác lập và phát triển của chủ nghĩa tư bản. Điều này đã tác động mạnh mẽ đến tình hình văn hóa thế giới. Nhiều thành tựu đã đạt được trong các lĩnh vực văn học – nghệ thuật, tư tưởng.
Những cải cách ở Xiêm từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX được thực hiện dựa theo khuôn mẫu của
-
A.
các nước phương Đông
-
B.
Nhật Bản
-
C.
các nước phương Tây
-
D.
Trung Quốc
Đáp án : C
Dựa vào nội dung những cải cách của Rama V để trả lời
Năm 1892, Ra-ma V đã tiến hành hàng loạt các cải cách theo khuôn mẫu của các nước phương Tây về hành chính, tài chính, quân sự, giáo dục, … tạo cho nước Xiêm một bộ mặt mới, phát triển theo hướng tư bản chủ nghĩa, …
Năm 1882 ở Ai Cập đã diễn ra sự kiện quan trọng gì?
-
A.
Đức độc chiếm Ai Cập, kiểm soát kênh đào Xuyê
-
B.
Anh độc chiếm Ai Cập, kiểm soát kênh đào Xuyê
-
C.
Pháp độc chiếm Ai Cập, kiểm soát kênh đào Xuyê
-
D.
Bồ Đào Nha độc chiếm Ai Cập, kiểm soát kênh đào Xuyê
Đáp án : B
Dựa vào quá trình xâm lược châu Phi của thực dân phương Tây để trả lời
Sau cuộc cạnh tranh quyết liệt với Pháp, năm 1882, Anh đã độc chiếm Ai Cập, kiểm soát kênh đào Xuyê
Cuộc khởi nghĩa của nhân dân Campuchia chống thực dân Pháp trong những năm 1863 – 1866 do ai lãnh đạo?
-
A.
Pucômbô
-
B.
Acha Xoa
-
C.
Commađam
-
D.
Sivôtha
Đáp án : B
Trong những năm 1863 – 1866, cuộc khởi nghĩa do Acha Xoa lãnh đạo đã diễn ra ở các tỉnh giáp với biên giới Việt Nam, gây cho Pháp nhiều tổn thất lớn.
Kẻ thù chính của nhân dân Lào trong cuộc đấu tranh giành lại nền độc lập dân tộc từ cuối thế kỉ XIX là
-
A.
Pháp
-
B.
Xiêm
-
C.
Anh
-
D.
Hà Lan
Đáp án : A
Sau bản Hiệp ước năm 1893, Lào thực sự bị biến thành thuộc địa của Pháp. Do đó kẻ thù chính của nhân dân Lào trong cuộc đấu tranh giành lại nền độc lập dân tộc từ cuối thế kỉ XIX là thực dân Pháp.
Trong giai đoạn đầu của Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1916), Đức đã sử dụng chiến lược nào?
-
A.
Đánh nhanh thắng nhanh/ đánh chớp nhoáng
-
B.
Đánh cầm cự, vừa đánh vừa đàm phán
-
C.
Tiến công thẳng vào các đối thủ thuộc phe Hiệp ước.
-
D.
Đánh lâu dài để gìn giữ lực lượng
Đáp án : A
Dựa vào diễn biến giai đoạn thứ nhất của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914- 1916) để trả lời
Mở đầu cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất, Đức sử dụng chiến lược chiến tranh chớp nhoáng để đánh Pháp, sau đó quay sang tấn công Nga. Ở mặt trận phía Đông, kế hoạch “ đánh nhanh thắng nhanh ” đã bị thất bai do thắng lợi của quân Pháp trên sông Mác-nơ và quân Anh đổ bộ lên lục địa châu Âu.
Hành động biến Mĩ Latinh thành “sân sau” của mình và xây dựng chế độ độc tài thân Mĩ phản ánh hình thái nào của chủ nghĩa thực dân?
-
A.
Chủ nghĩa thực dân kiểu cũ
-
B.
Chủ nghĩa thực dân kiểu mới
-
C.
Chủ nghĩa phân biệt chủng tộc
-
D.
Chủ nghĩa đế quốc
Đáp án : B
Vận dụng khái niệm chủ nghĩa thực dân kiểu mới để suy luận trả lời
Hành động biến Mĩ Latinh thành “sân sau” của mình và xây dựng chế độ độc tài thân Mĩ là biểu hiện của chủ nghĩa thực dân kiểu mới. Đó là một hình thái không cai trị trực tiếp mà chỉ cai trị gián tiếp thông qua một chính quyền tay sai và tạo ra sự ràng buộc về kinh tế - quân sự.
Ý nào sau đâu không phải là một trong những vấn đề cơ bản của lịch sử thế giới cận đại?
-
A.
Sự thắng lợi của cách mạng tư sản và sự phát triển của chủ nghĩa tư bản
-
B.
Sự ra đời và phát triển của phong trào công nhân quốc tế
-
C.
Sự xâm lược của chủ nghĩa tư bản và phong trào đấu tranh của các dân tộc chống chủ nghĩa thực dân
-
D.
Cuộc đấu tranh giữa hệ thống tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa
Đáp án : D
Lịch sử thế giới cận đại được tính từ cuộc cách mạng Hà Lan (thế kỉ XVI) đến trước cuộc cách mạng tháng Mười Nga. Thời kì này gồm một số vấn đề cơ bản sau:
- Sự thắng lợi của các mạng tư sản; sự xác lập và phát triển của chủ nghĩa tư bản
- Sự ra đời và phát triển của phong trào công nhân quốc tế
- Sự xâm lược thuộc địa của chủ nghĩa tư bản và phong trào đấu tranh của các dân tộc chống chủ nghĩa thực dân
- Mâu thuẫn giữa các nước tư bản chủ nghĩa dẫn tới chiến tranh thế giới
Tại sao ở cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, Xiêm được coi là nước đệm giữa hai thế lực đế quốc Anh và Pháp?
-
A.
Xiêm có biên giới giáp thuộc địa Mã Lai và Miến Điện của Anh.
-
B.
Anh và Pháp thỏa thuận không biến Xiêm thành thuộc địa riêng.
-
C.
Xiêm có biên giới giáp thuộc địa Đông Dương của Pháp.
-
D.
Xiêm có vị trí nằm giữa khu vực thuộc địa của Anh và Pháp ở Đông Nam Á.
Đáp án : D
Dựa vào vị trí địa lý của Xiêm để suy luận trả lời
Từ 1858-1893, Đông Dương đã bị biến thành thuộc địa của Pháp. Trong khi đó Anh chiếm được Ấn Độ và Miến Điện. Xiêm đứng trước nguy cơ bị xâm lược. Tuy nhiên, Anh, Pháp là 2 nước đối đầu ở Châu Âu, Châu Mĩ, Châu Phi...Anh và Pháp không muốn có sự va chạm ở Xiêm.
=> Vị trí thuận lợi đã cho phép Xiêm trở thành “ khu đệm ” trong quan hệ với các nước phương Tây, chủ yếu là Anh và Pháp. Chính lợi thế này đã giúp Xiêm lợi dụng tốt sự kiềm tỏa của nhiều nước tư bản để thông qua đó bảo toàn chủ quyền thực sự của dân tộc
Các tác phẩm “ Con đầm pích”, “Hồ Thiên Nga”, “Người đẹp ngủ trong rừng ” là của tác giả nổi tiếng nào thời kì cận đại?
-
A.
Hô-xê Mác-ti.
-
B.
Hô-xe Ri-dan.
-
C.
Trai-cốp-xki.
-
D.
Pi-cát-xô.
Đáp án : C
Trai-cốp-xki là một trong những những điển hình của nền âm nhạc hiện thực thế giới thời cận đại. Một số tác phẩm tiêu biểu của ông là vở opera “ Con đầm pích ”, các vở bale “ Hồ thiên Nga ”, “ Người đẹp ngủ trong rừng ”, …
Từ đầu thế kỉ XX, Mĩ đã thực hiện chính sách đối ngoại gì với các nước Mĩ Latinh?
-
A.
Ngoại giao đồng đô la
-
B.
Cái gậy lớn
-
C.
Cái gậy và củ cà rốt
-
D.
Cái gậy lớn và ngoại giao đồng đô la
Đáp án : D
Từ đầu thế kỉ XX, Mĩ đã áp dụng chính sách ngoại giao “Cái gậy lớn” và “ Ngoại giao đồng đô la”. “ Cái gậy lớn” là một kiểu chính sách ngoại giao trong quan hệ quốc tế nhằm làm thay đổi hành vi của các nước nhỏ hơn. “ 'Cây gậy ” tượng trưng cho sự đe dọa trừng phạt. Kiểu chính sách này phải luôn hội tụ đủ ba yếu tố: yêu cầu thay đổi, quyền lợi nếu thay đổi, biện pháp trừng phạt. Còn bản chất của “ Ngoại giao bằng đồng đô la ” là thông qua viện trợ kinh tế, tiền tệ và đầu tư để bành trướng ra bên ngoài, lôi kéo các nước vào quỹ đạo của mình.
Đâu không phải là đặc điểm chung của các phong trào đấu tranh chống Pháp ở Campuchia cuối thế kỉ XIX?
-
A.
Nổ ra liên tục, có cuộc khởi nghĩa kéo dài tới 30 năm
-
B.
Đều có sự liên kết với cuộc đấu tranh chống Pháp của nhân dân Việt Nam
-
C.
Thu hút được đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia
-
D.
Đều bị thực dân Pháp đàn áp
Đáp án : B
Dựa vào đặc điểm của các phong trào đấu tranh chống Pháp ở Campuchia cuối thế kỉ XIX để so sánh, nhận xét.
Các phong đấu tranh chống Pháp ở Campuchia cuối thế kỉ XIX Nổ ra liên tục, có cuộc khởi nghĩa kéo dài tới 30 năm; Thu hút được đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia từ quan lại, nông dân, nhà sư…Nhưng cuối cùng vẫn bị thực dân Pháp đàn áp. Tuy nhiên cần lưu ý, không phải cuộc đấu tranh nào cũng sự liên kết với cuộc đấu tranh chống Pháp của nhân dân Việt Nam ( cuộc khởi nghĩa của Hoàng thân Si-vô-tha)
Nguyên nhân khách quan nào dẫn đến sự thất bại của các cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Đông Dương cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX?
-
A.
Mang tính tự phát, giai cấp lãnh đạo thỏa hiệp với Pháp.
-
B.
Lực lượng quân Pháp ở Đông Dương rất mạnh, đủ sức đàn áp phong trào
-
C.
Thiếu đường lối đấu tranh đúng đắn và thiếu tổ chức mạnh
-
D.
Chưa có sự đoàn kết, phối hợp đấu tranh
Đáp án : B
Dựa vào nguyên nhân thất bại của các phong trào đấu tranh chống Pháp của nhân dân Đông Dương cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX để đánh giá, nhận xét.
Nguyên nhân khách quan dẫn đến sự thất bại của các cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Đông Dương cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX do sự chênh lệch quá lớn về tương quan lực lượng. Thực dân Pháp có sức mạnh của một nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, quân đội hùng mạnh, được trang bị vũ khí hiện đại nên đủ sức đàn áp các phong trào đấu tranh thiếu trình độ tổ chức của các nước Đông Dương
Đâu không phải là điểm thuận lợi của Xiêm so với Trung Quốc khi tiến hành cải cách đất nước cuối thế kỉ XIX?
-
A.
Xiêm vẫn chưa bị các nước thực dân xâm lược
-
B.
Anh đang bận xâm lược Ấn Độ nên chưa có điều kiện can thiệp vào Xiêm
-
C.
Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa đã phát triển ở Xiêm
-
D.
Vua Rama V là người có tư tưởng cải cách, nắm được thực quyền đất nước
Đáp án : B
Dựa vào hoàn cảnh lịch sử ở Xiêm và Trung Quốc cuối thế kỉ XIX để so sánh, đánh giá.
Khi tiến hành cải cách ở cuối thế kỉ XIX, tình hình Xiêm có nhiều điểm thuận lợi hơn so với Trung Quốc như Xiêm vẫn chưa bị các nước thực dân xâm lược nên có thể tập trung vào công việc canh tân đất nước; vua Rama V là người có tư tưởng cải cách, nắm được thực quyền đất nước; quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa đã phát triển ở Xiêm. Điều này lý giải tại sao cuộc cải cách ở Xiêm lại thành công, còn cuộc vận động Duy tân ở Trung Quốc lại thất bại.
Lưu ý thực dân Anh đã hoàn thành xâm lược Ấn Độ từ năm 1849. Nguyên nhân chủ yếu để Anh chưa can thiệp vào Xiêm là do sự thỏa hiệp với Pháp để biến Xiêm thành vùng đệm giữa đế quốc
Ý nào sau đây không phản ánh điểm giống nhau trong chính sách thống trị của chủ nghĩa thực dân phương Tây ở châu Phi và châu Á?
-
A.
Chế độ cai trị hà khắc
-
B.
Cấu kết với phong kiến và các thế lực tay sai
-
C.
Đầu tư phát triển một số ngành công nghiệp
-
D.
Thực hiện chính sách “chia để trị”
Đáp án : C
Dựa vào chính sách thống trị của thực dân phương Tây ở châu Phi và châu Á để so sánh, đánh giá.
Chính sách thống trị của chủ nghĩa thực dân phương Tây ở châu Phi và châu Á:
+ Châu Phi:
Cách thức mà Anh, Pháp dùng trong việc chiếm châu Phi chính là, dùng hàng hóa dư thừa và lỗi thời, ế ẩm để đổi lấy khoáng sản và nhân công, mà không có vai trò của các công ty Đông Ấn như đã làm ở châu Á. Đồng thời, đặc biệt là người Pháp còn đẩy mạnh quá trình truyền giáo, đến mức mà người phương Tây còn lấy cả Kinh Thánh để đổi lấy ruộng: “Khi trước chúng tôi có đất tròng trọt, người châu Âu có kinh thánh, ít lâu sau, người ta đổi cho chúng tôi lấy Kinh thánh, còn họ thì lấy ruộng đất”. Chính tình trạng quá lạc hậu mọi mặt của châu Phi đã làm cho việc chinh phục vùng đất này của các nước đế quốc trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.
+ Châu Á:
Khu vực này thể hiện chính sách cai trị về kinh tế của Anh và Pháp khác nhau về cách thức. Cụ thể:
Anh thì luôn chú trọng phát triển lợi thế, kinh tế hoàn chỉnh của thuộc địa hơn so với Pháp. Cụ thể là, Anh luôn chú trọng phát triển cơ sở kinh tế cho thuộc địa, đặc biệt là công nghiệp, việc khai thác, chế biến và hoàn thiện sản phẩm được thực hiện ngay trên đất thuộc địa. Đặc biệt, Anh còn cho phép thuộc địa mình mua nguyên liệu từ các thuộc địa không thuộc mình, mà kẻ bán chủ yếu là Pháp. Người Pháp thì chủ yếu khai thác nguồn nguyên liệu thô, sau đó bán lại, Anh vì vậy mà thu mua và hoàn chỉnh sản phẩm tại thuộc địa, tăng giá sản phẩm. Ngoài ra Anh còn chú trọng phát triển vị thế những vùng thuộc địa chiến lược như Hồng Kông hay Xingapo, trở thành những trung tâm kinh tế quan trọng. Mục đích của Anh là khai thác lâu dài và tiềm lực của Anh cho phép Anh tạo nên sự khác biệt và hiệu quả hơn so với Pháp.
Do đó mà cũng dễ hiểu khi bộ mặt kinh tế thuộc địa Pháp tỏ ra không mấy nổi bật so với những vùng kinh tế thuộc địa lớn Hồng Kông, Macao, Xingapo của Anh. Một minh chứng dễ thấy có lẽ là số km đường sắt tại thuộc địa của Anh và Pháp. Đến năm 1914 thuộc địa Pháp có 5800 km đường sắt, riêng Ấn Độ thuộc Anh là 27.000 km.
=> So với châu Phi thì châu Á được thực dân phương Tây đầu tư phát triển các ngành công nghiệp hơn so với phương Tây.
Ý nào sau đây không phản ánh đúng tính chất của cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918)?
-
A.
Đế quốc
-
B.
Xâm lược
-
C.
Phi nghĩa
-
D.
Chính nghĩa
Đáp án : D
Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) là cuộc chiến tranh diễn ra giữa các nước đế quốc để tranh giành, phân chia lại hệ thống thuộc địa trên thế giới. Do đó nó mang tính chất đế quốc, xâm lược, phi nghĩa
Từ đầu thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX, văn học phương Tây không chịu ảnh hưởng bởi nhân tố nào?
-
A.
Chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc
-
B.
Đời sống nhân dân lao động khổ cực
-
C.
Giai cấp tư sản năm quyền thống trị và mở rộng việc xâm chiếm, đô hộ các nước thuộc địa
-
D.
Chế độ phong kiến áp bức bóc lột nhân dân được phản ánh trong văn học
Đáp án : D
Dựa vào hoàn cảnh lịch sử phương Tây từ đầu thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX để suy luận trả lời.
Các cuộc cách mạng tư sản và sự xác lập của hệ thống tư bản chủ nghĩa đã đánh dấu sự thất bại hoàn toàn của chế độ phong kiến. Từ cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX, chủ nghĩa tư bản chuyển sang chủ nghĩa đế quốc, tăng cường bóc lột nhân dân lao động trong nước và xâm lược thuộc địa. Do đó văn học phương Tây phản ánh đầy đủ, toàn diện hiện thực xã hội thời kì này sự áp bức của giai cấp tư sản với nhân dân lao động.
Tiền đề kinh tế dẫn đến “ sự thức tỉnh của châu Á ” trong phong trào giải phóng dân tộc ở các nước phương Đông đầu thế kỉ XX?
-
A.
Sự xuất hiện của giai cấp tư sản dân tộc
-
B.
Sự du nhập của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa
-
C.
Sự du nhập của tư tưởng dân chủ tư sản
-
D.
Sự phát triển của bộ phận sĩ phu tư sản hóa
Đáp án : A
Dựa vào hoàn cảnh lịch sử châu Á đầu thế kỉ XX để phân tích, nhận xét.
Do tác động của chính sách khai thác thuộc địa của các nước thực dân, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa được du nhập đã dẫn đến sự chuyển biến cơ cấu kinh tế ở các nước thuộc địa. Đây chính là tiền đề về kinh tế dẫn tới sự chuyển biến của xã hội, sự du nhập của tư tưởng dân chủ tư sản => Sự “thức tỉnh của châu Á” trong phong trào giải phóng dân tộc ở các nước phương Đông đầu thế kỉ XX.
Chính sách đối ngoại nào của các nước tư bản Âu – Mĩ thế kỉ XIX đã ảnh hưởng trực tiếp tới các nước Á, Phi, Mĩ Latinh?
-
A.
Chủ trương mở rộng quan hệ hợp tác lẫn nhau về kinh tế.
-
B.
Thực hiện tăng cường hợp tác, giao lưu về chính trị, quân sự.
-
C.
Tiến hành liên kết thành lập các liên minh chính trị, quân sự.
-
D.
Đẩy mạnh cuộc chiến tranh xâm lược thuộc địa.
Đáp án : D
Liên hệ chính sách đối ngoại của các nước tư bản Âu Mĩ và tình hình các nước Á, Phi, Mĩ Latinh để trả lời.
Trong bối cảnh từ giữa thế kỉ XIX, chủ nghĩa tư bản chuyển dần từ giai đoạn tự do cạnh tranh lên giai đoạn chủ nghĩa đế quốc, nhu cầu về nguồn nguyên liệu, thị trường, nhân công tăng cao trong khi những nguồn lực trong nước không thể đáp ứng đủ. Do đó biện pháp hàng đầu trong chính sách đối ngoại của các nước tư bản Âu - Mĩ là đẩy mạnh các cuộc chiến tranh xâm lược thuộc địa. Các nước Á, Phi, Mĩ Latinh là những vùng giàu tài nguyên thiên nhiên, thị trường rộng lớn, nhân công giá rẻ đã nhanh chóng trở thành đối tượng xâm lược và hầu hết đều bị biến thành thuộc địa của các nước tư bản Âu – Mĩ
Đây là câu văn nổi tiếng của nhà văn nào: “ Kì thực trên mặt đất vốn làm gì có đường. Người ta đi mãi thì thành đường thôi ”?
-
A.
Lỗ Tấn
-
B.
Ban-dắc
-
C.
Ra-bin-đra-nát Ta-go
-
D.
Vích-to Huy-gô
Đáp án : A
Liên hệ hiểu biết thực tế để trả lời
Lỗ Tấn (1881-1936) là nhà văn nổi tiếng của Trung Quốc, với các tác phẩm lớn như: Nhật kí người điên, AQ chính truyện,… Câu văn: “kì thực trên mặt đất vốn làm gì có đường. Người ta đi mãi thì thành đường thôi…” trong tác phẩm “ Cố hương ”. Đây là một truyện ngắn hay và xúc động. Nó man mác một tình quê vơi đầy. Nó ghi lại một cách chân thực, cảm động ký ức tuổi thơ; phản ánh số phận những con người quê hương với bao nỗi buồn thương và hi vọng
Nguyên nhân sâu xa dẫn đến tình trạng xung đột quân sự ở khu vực châu Phi hiện nay là
-
A.
Do sự tranh chấp về tài nguyên
-
B.
Do sự can thiệp của các thế lực thù địch
-
C.
Do tham vọng quyền lực của các lực lượng chính trị
-
D.
Do hậu quả của việc phân chia thuộc địa của các nước thực dân
Đáp án : D
Căn cứ vào sự phân chia thuộc địa của các nước thực dân phương Tây ở châu Phi để liên hệ trả lời.
Khi các nước thực dân phương Tây đến châu Phi, ở nhiều khu vực này vẫn chưa hình thành các quốc gia dân tộc. Sự phân chia thuộc địa giữa các nước diễn ra trên cơ sở vị trị địa lý, không căn cứ vào đặc điểm kinh tế- văn hóa. Sau này, nhân dân châu Phi đấu tranh giành độc lập trên cơ sở sự phân chia đó, nên trong bản thân mỗi nước vẫn luôn có sự khác biệt về văn hóa => xung đột sắc tộc, đảo chính diễn ra liên miên.