Đề kiểm tra giữa học kì 2 - Đề số 4
Đề bài
Trước các cuộc chiến tranh xâm lược của Liên minh phát xít, chính phủ Mĩ đã thực hiện đường lối đối ngoại như thế nào?
-
A.
Kêu gọi các nước tư bản dân chủ liên minh lại để tiêu diệt chủ nghĩa phát xít
-
B.
Liên kết với Liên Xô để chống chủ nghĩa phát xít
-
C.
Theo chủ nghĩa biệt lập và không can thiệp vào các sự kiện bên ngoài châu Mĩ
-
D.
Thực hiện chính sách nhượng bộ phát xít để đổi lấy hòa bình
Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc đã có tác động như thế nào đến chính sách thống trị của thực dân Anh ở Ấn Độ?
-
A.
Thực dân Anh đẩy mạnh khai thác thuộc địa ở Ấn Độ
-
B.
Thực dân Anh tăng cường bóc lột và ban hành những đạo luật phản động ở Ấn Độ
-
C.
Thực dân Anh nới lỏng chính sách độc quyền về muối và sắt
-
D.
Thực dân Anh nới lỏng chính sách cai trị
Cuộc nổi dậy của nông dân thuộc huyện Rô-lê-phan ở Công-pông Chơ-năng chuyển từ đấu tranh chống thuế, chống bắt phu sang hình thức đấu tranh gì?
-
A.
Đấu tranh chính trị chống Pháp
-
B.
Đấu tranh hòa bình chống Pháp
-
C.
Đấu tranh vũ trang chống Pháp
-
D.
Đấu tranh ôn hòa chống Pháp
Phong trào dân tộc ở các nước Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất diễn ra như thế nào dưới sự lãnh đạo của các Đảng Cộng sản?
-
A.
Dưới hình thức bất hợp tác
-
B.
Sôi nổi, quyết liệt
-
C.
Bí mật, bất hợp pháp
-
D.
Hợp pháp
Văn kiện quốc tế nào đánh dấu sự ra đời của khối Đồng minh chống phát xít trong Chiến tranh thế giới thứ hai?
-
A.
Tuyên ngôn Đồng minh
-
B.
Tuyên ngôn Hòa bình
-
C.
Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền
-
D.
Tuyên ngôn Liên hợp quốc
Mục tiêu đấu tranh chính của giai cấp tư sản dân tộc ở Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là
-
A.
Đòi quyền tự do kinh doanh, tự chủ về chính trị, đòi dùng tiếng mẹ đẻ trong nhà trường
-
B.
Đòi quyền tự do, dân sinh dân chủ
-
C.
Đánh đuổi đế quốc, đánh đổ phong kiến
-
D.
Đánh đổ phong kiến, đánh đuổi đế quốc
Hậu quả nghiêm trọng nhất của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 là
-
A.
Dư thừa hàng hóa do cung vượt quá cầu
-
B.
Xuất hiện chủ nghĩa phát xít và nguy cơ chiến tranh
-
C.
Nạn thất nghiệp tràn lan
-
D.
Sản xuất đình đốn
Nguyên nhân khách quan làm cho Đức không thực hiện được kế hoạch đổ bộ vào nước Anh năm 1940 là
-
A.
Quân đội Đức đã suy yếu do đánh chiếm nhiều nước ở châu Âu
-
B.
Anh có ưu thế về không quân và hải quân so với Đức
-
C.
Liên Xô đã tuyên chiến với Đức ở mặt trận phía Đông
-
D.
Hoa Kì bắt đầu viện trợ cho Anh
Cuộc khởi nghĩa chống Pháp nào ở Lào, kéo dài suốt hơn 30 năm đầu thế kỉ XX?
-
A.
Khởi nghĩa Ong Kẹo
-
B.
Khởi nghĩa Commađam
-
C.
Khởi nghĩa Ong Kẹo và Commađam
-
D.
Khởi nghĩa Chậu Pachay
Nhân tố nào quy định phong trào đấu tranh chống Pháp của nhân dân Lào và Campuchia sau Chiến tranh thế giới thứ nhất chưa giành được thắng lợi?
-
A.
Phong trào còn mang tính tự phát
-
B.
Không lôi kéo được đông đảo nhân dân lao động tham gia
-
C.
Nội bộ những người lãnh đạo có sự chia rẽ, mất đoàn kết
-
D.
Sự xung đột gay gắt giữa hai dân tộc Campuchia và Lào
Đâu không phải là biểu hiện của hình thức đấu tranh hòa bình, không sử dụng bạo lực ở Ấn Độ trong những năm 1918-1939?
-
A.
Biểu tình hòa bình
-
B.
Tẩy chay hàng hóa Anh
-
C.
Bãi khóa ở trường học
-
D.
Biểu tình có vũ trang tự vệ
Nhân tố nào sau đây là yếu tố quyết định sự ra đời của Đảng Cộng sản Ấn Độ (tháng 12-1925)?
-
A.
Sự trưởng thành của giai cấp công nhân và phong trào công nhân
-
B.
Chủ nghĩa Mác được truyền bá sâu rộng vào Ấn Độ
-
C.
Phong trào dân tộc dân chủ ở Ấn Độ theo con đường cách mạng vô sản có bước phát triển
-
D.
Phong trào đấu tranh theo khuynh hướng tư sản dần suy yếu
Cuộc đấu tranh nào dưới đây không nằm trong phong trào giải phóng dân tộc của nhân dân Lào và Cam-pu-chia trong những năm 1918 – 1939?
-
A.
Khởi nghĩa Ong Kẹo và Com-ma-đam
-
B.
Phong trào chống thuế và đấu tranh vũ trang ở Công-pông Chơ –năng
-
C.
Phong trào bất hợp tác, không đóng thuế và tẩy chay hàng hóa
-
D.
Khởi nghĩa Chậu Pa-chay
Tháng 7-1921 ở Trung Quốc đã diễn ra sự kiện lịch sử quan trọng gì?
-
A.
Phong trào Ngũ tứ bùng nổ
-
B.
Chiến tranh Bắc Phạt bùng nổ
-
C.
Nội chiến Quốc - Cộng bùng nổ
-
D.
Đảng cộng sản Trung Quốc được thành lập
Đâu không phải là nội dung cơ bản của lịch sử thế giới hiện đại giai đoạn từ năm 1917 đến năm 1945?
-
A.
Cuộc đối đầu giữa hệ thống tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa
-
B.
Phong trào cách mạng thế giới bước sang thời kì phát triển mới từ sau thắng lợi của cách mạng tháng Mười Nga (1917)
-
C.
Chủ nghĩa tư bản không còn là hệ thống duy nhất trên thế giới và trải qua những bước thăng trầm đầy biến động
-
D.
Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945) bùng nổ và để lại những hậu quả nặng nề cho nhân loại.
Phong trào Ngũ Tứ bùng nổ mở đầu bằng sự kiện lịch sử nào?
-
A.
Cuộc biểu tình của học sinh, sinh viên yêu nước Bắc Kinh tại quảng trường Thiên An Môn
-
B.
Các nước đế quốc đã chuyển giao vùng Sơn Đông cho Nhật Bản
-
C.
Cuộc bãi công của công nhân Bắc Kinh
-
D.
Cuộc chiến tranh Bắc Phạt
Để bảo vệ quyền lợi quốc gia trong tình thế bị cô lập, Chính phủ Liên Xô đã có động thái gì?
-
A.
Kí Hiệp ước Xô – Đức không xâm lược lẫn nhau
-
B.
Chủ trương liên kết với Anh, Pháp để chống chủ nghĩa phát xít
-
C.
Đứng về phía các nước Êtiôpia, nhân dân Tây Ban Nha, Trung quốc chống xâm lược
-
D.
Đưa quân giúp Tiệp Khắc chống cuộc xâm lược của Đức
Sự thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc (7/1921) đã cho thấy sự chuyển biến như thế nào của cách mạng Trung Quốc?
-
A.
Giai cấp vô sản có chính đảng của mình, từng bước nắm ngọn cờ lãnh đạo cách mạng
-
B.
Sự chuyển biến chủ nghĩa Mác –Lênin ngày càng sâu rộng vào trong giai cấp công nhân
-
C.
Bước chuyển biến từ cách mạng dân chủ kiểu cũ sang cách mạng dân chủ kiểu mới
-
D.
Giai cấp vô sản trở thành một lực lượng chính trị độc lập
Để cùng nhau chống chủ nghĩa phát xít, trong các năm 1936 – 1939, ở ba nước Đông Dương đã thành lập tổ chức chính trị gì?
-
A.
Mặt trận dân chủ Đông Dương
-
B.
Mặt trận Dân tộc Đông Dương
-
C.
Mặt trận Giải phóng Đông Dương
-
D.
Mặt trận Đoàn kết Đông Dương
Tại sao Đức lại kí Hiệp ước Xô – Đức không xâm phạm lẫn nhau với Liên Xô?
-
A.
Đức nhận thức không đánh thắng nổi Liên Xô.
-
B.
Đức sợ bị liên quân Anh – Pháp tiến công sau lưng khi đang đánh Liên Xô
-
C.
Đề phòng chiến tranh bùng nổ phải chống lại cả ba cường quốc trên hai mặt trận
-
D.
Liên Xô không phải là mục tiêu tiến công của Đức
Nội dung nào không phải là ý nghĩa của phong trào Ngũ Tứ đối với phong trào cách mạng Trung Quốc?
-
A.
Mở đầu cao trào chống đế quốc và phong kiến ở Trung Quốc
-
B.
Khẳng định tầng lớp sinh viên giữ vai trò độc lập, lãnh đạo trong phong trào cách mạng Trung Quốc.
-
C.
Đánh dấu bước chuyển của cách mạng Trung Quốc từ cách mạng dân chủ tư sản kiểu cũ sang cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới
-
D.
Đánh dấu sự xuất hiện giai cấp công nhân trên vũ đài chính trị như một lực lượng cách mạng độc lập
Nội dung cơ bản của Hiệp ước Tam cường Đức-Italia-Nhật Bản được kí vào tháng 9/1940 là
-
A.
Đức sẽ bành trướng thế lực của mình ở châu  – Thái Bình Dương.
-
B.
Phân chia quyền thống trị của Đức và Italia ở châu Âu và Nhật Bản ở Viễn Đông
-
C.
Nhật Bản sẽ tham gia chiến tranh ở chiến trường châu Âu
-
D.
Italia và Nhật Bản là lực lượng đầu tiên tấn công Liên Xô
Mục tiêu nổi bật của phong trào cách mạng thế giới dưới sự lãnh đạo của Quốc tế Cộng sản trong những năm 30 của thế kỉ XX là gì?
-
A.
Chống chủ nghĩa đế quốc và chống chiến tranh xâm lược
-
B.
Chống chủ nghĩa phát xít và nguy cơ chiến tranh
-
C.
Chống chủ nghĩa đế quốc và chính phủ tư sản
-
D.
Chống chiến tranh, đói nghèo
Lực lượng nào giữ vai trò lãnh đạo phong trào độc lập dân tộc ở Ấn Độ trong những năm 1918 – 1939?
-
A.
Giai cấp công nhân dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Ấn Độ.
-
B.
Tầng lớp tri thức Ấn Độ.
-
C.
Tầng lớp thị dân giàu có ở Ấn Độ.
-
D.
Giai cấp tư sản Ấn Độ, thông qua vai trò của Đảng Quốc Đại
Đâu không phải là lý do khiến Đảng Quốc Đại chủ trương đấu tranh chống thực dân Anh bằng phương pháp hòa bình?
-
A.
Lực lượng Anh lớn mạnh, tiềm lực kinh tế lớn trong khi đó các tầng lớp giai cấp Ấn Độ lại không đoàn kết.
-
B.
Ảnh hưởng giáo lý hướng thiện của các tôn giáo ở Ấn Độ
-
C.
Sự kiểm soát rất chặt chẽ của người Anh không để cho người Ấn có cơ hội sử dụng vũ lực
-
D.
Do nắm được mục tiêu cốt lõi của người Anh khi đến Ấn Độ là vì lợi nhuận
Tại sao sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, thực dân Pháp tăng cường chính sách khai thác thuộc địa, nhất là ở các nước Đông Dương?
-
A.
Để làm giàu cho chính quốc.
-
B.
Để hàn gắn vết thương sau chiến tranh và làm giàu cho chính quốc.
-
C.
Để củng cố địa vị trong giới tư bản chủ nghĩa.
-
D.
Để làm các nước thuộc địa phụ thuộc vào chính quốc.
Nhân tố nào đã đào sâu thêm mâu thuẫn giữa các nước đế quốc và là nguyên nhân quan trọng dẫn tới sự bùng nổ của cuộc chiến tranh thế giới thứ hai?
-
A.
Sự ra đời và lên nắm quyền của các lực lượng phát xít ở một số nước
-
B.
Hệ thống hòa ước Véc-xai- Oasinhtơn
-
C.
Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933
-
D.
Chính sách dung dưỡng của Anh, Pháp, Mĩ
Sự kiện Nhật Bản đầu hàng Đồng minh không điều kiện (15-8-1945) đã có tác động như thế nào đến cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam?
-
A.
Tạo thời cơ khách quan cho cách mạng tháng Tám giành thắng lợi nhanh chóng, ít đổ máu
-
B.
Tạo tình thế mới để Việt Nam đứng lên đấu tranh chống Nhật
-
C.
Tạo điều kiện cho Việt Nam đứng về phe Đồng minh chống phát xít
-
D.
Tạo thời cơ để cách mạng tháng Tám đánh bại chế độ phong kiến Bảo Đại
Phong trào Ngũ Tứ đã giương cao khẩu hiệu đấu tranh gì?
-
A.
Giết hết bọn giặc bán nước
-
B.
Trung Quốc của người Trung Quốc
-
C.
Trung Quốc độc lập muôn năm
-
D.
Trung Quốc bất khả xâm phạm
Các chiến dịch bất hợp tác với thực dân Anh được Đảng Quốc đại phát động sau Chiến tranh thế giới thứ nhất có tên gọi là gì?
-
A.
Ahimsa
-
B.
Satyagraha
-
C.
Satya
-
D.
Satyagraha March
Lời giải và đáp án
Trước các cuộc chiến tranh xâm lược của Liên minh phát xít, chính phủ Mĩ đã thực hiện đường lối đối ngoại như thế nào?
-
A.
Kêu gọi các nước tư bản dân chủ liên minh lại để tiêu diệt chủ nghĩa phát xít
-
B.
Liên kết với Liên Xô để chống chủ nghĩa phát xít
-
C.
Theo chủ nghĩa biệt lập và không can thiệp vào các sự kiện bên ngoài châu Mĩ
-
D.
Thực hiện chính sách nhượng bộ phát xít để đổi lấy hòa bình
Đáp án : C
Với Đạo luật trung lập (tháng 8-1935), giới cầm quyền Mĩ thực hiện chính sách không can thiệp vào các sự kiện xảy ra bên ngoài châu Mĩ.
Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc đã có tác động như thế nào đến chính sách thống trị của thực dân Anh ở Ấn Độ?
-
A.
Thực dân Anh đẩy mạnh khai thác thuộc địa ở Ấn Độ
-
B.
Thực dân Anh tăng cường bóc lột và ban hành những đạo luật phản động ở Ấn Độ
-
C.
Thực dân Anh nới lỏng chính sách độc quyền về muối và sắt
-
D.
Thực dân Anh nới lỏng chính sách cai trị
Đáp án : B
Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, chính quyền thực dân ở Ấn Độ tăng cường bóc lột thuộc địa để bù đắp thiệt hại chiến tranh và ban hành những đạo luật phản động để củng cố bộ máy thống trị
Cuộc nổi dậy của nông dân thuộc huyện Rô-lê-phan ở Công-pông Chơ-năng chuyển từ đấu tranh chống thuế, chống bắt phu sang hình thức đấu tranh gì?
-
A.
Đấu tranh chính trị chống Pháp
-
B.
Đấu tranh hòa bình chống Pháp
-
C.
Đấu tranh vũ trang chống Pháp
-
D.
Đấu tranh ôn hòa chống Pháp
Đáp án : C
Trong những năm 1925-1926, phong trào chống thuế và chống bắt phu bùng lên mạnh mẽ ở Campuchia. Tiêu biểu là cuộc nổi dậy của nông dân thuộc huyện Rô-lê-phan ở Công – pông Chơ – năng chuyển từ đấu tranh chống thuế, chống bắt phu sang đấu tranh vũ trang chống thực dân Pháp.
Phong trào dân tộc ở các nước Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất diễn ra như thế nào dưới sự lãnh đạo của các Đảng Cộng sản?
-
A.
Dưới hình thức bất hợp tác
-
B.
Sôi nổi, quyết liệt
-
C.
Bí mật, bất hợp pháp
-
D.
Hợp pháp
Đáp án : B
Dưới sự lãnh đạo của các Đảng Cộng sản, phong trào dân tộc ở các nước Đông Nam Á diễn ra sôi nổi, quyết liệt, nổi bật là cuộc khởi nghĩa vũ trang ở Inđônêxia (1926-1927) và phong trào cách mạng 1930-1931 ở Việt Nam mà đỉnh cao là Xô viết Nghệ- Tĩnh
Văn kiện quốc tế nào đánh dấu sự ra đời của khối Đồng minh chống phát xít trong Chiến tranh thế giới thứ hai?
-
A.
Tuyên ngôn Đồng minh
-
B.
Tuyên ngôn Hòa bình
-
C.
Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền
-
D.
Tuyên ngôn Liên hợp quốc
Đáp án : D
Ngày 1-1-1942, tại Oa-sinh-tơn, 26 quốc gia ( đứng đầu là ba cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh ) đã ra một bản tuyên bố chung gọi là Tuyên ngôn Liên hợp quốc. Các nước tham gia Tuyên ngôn cam kết cùng nhau tiến hành cuộc chiến đấu chống phát xít với toàn bộ lực lượng của mình. Sự kiện này đánh dấu khối Đồng minh chống phát xít được hình thành.
Mục tiêu đấu tranh chính của giai cấp tư sản dân tộc ở Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là
-
A.
Đòi quyền tự do kinh doanh, tự chủ về chính trị, đòi dùng tiếng mẹ đẻ trong nhà trường
-
B.
Đòi quyền tự do, dân sinh dân chủ
-
C.
Đánh đuổi đế quốc, đánh đổ phong kiến
-
D.
Đánh đổ phong kiến, đánh đuổi đế quốc
Đáp án : A
Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, giai cấp tư sản dân tộc ở các nước Đông Nam Á đề ra mục tiêu đấu tranh là đòi quyền tự do kinh doanh, tự chủ về chính trị, đòi dùng tiếng mẹ đẻ trong nhà trường.
Hậu quả nghiêm trọng nhất của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 là
-
A.
Dư thừa hàng hóa do cung vượt quá cầu
-
B.
Xuất hiện chủ nghĩa phát xít và nguy cơ chiến tranh
-
C.
Nạn thất nghiệp tràn lan
-
D.
Sản xuất đình đốn
Đáp án : B
Từ trong cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933, các thế lực phát xít đã lên nắm quyền ở Đức, Italia, Nhật Bản, ráo riết chạy đua vũ trang chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh thế giới mới. Đây chính là hậu quả nghiêm trọng nhất mà cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 tạo ra.
Nguyên nhân khách quan làm cho Đức không thực hiện được kế hoạch đổ bộ vào nước Anh năm 1940 là
-
A.
Quân đội Đức đã suy yếu do đánh chiếm nhiều nước ở châu Âu
-
B.
Anh có ưu thế về không quân và hải quân so với Đức
-
C.
Liên Xô đã tuyên chiến với Đức ở mặt trận phía Đông
-
D.
Hoa Kì bắt đầu viện trợ cho Anh
Đáp án : D
Dựa vào cục diện chiến tranh năm 1940 để suy luận trả lời.
Tháng 7 – 1940, quân Đức thực hiện kế hoạch tiến đánh nước Anh. Tuy nhiên, do ưu thế về không quân và hải quân của Anh. Đồng thời do sự viện trợ của Mĩ dành cho Anh bắt đầu từ tháng 9-1940, cho nên kế hoạch đổ bộ lên nước Anh của Đức thất bại.
=> Lí do khách quan nào làm cho Đức không thực hiện được kế hoạch đổ bộ vào nước Anh năm 1940 là do Hoa Kì bắt đầu viện trợ cho Anh.
Cuộc khởi nghĩa chống Pháp nào ở Lào, kéo dài suốt hơn 30 năm đầu thế kỉ XX?
-
A.
Khởi nghĩa Ong Kẹo
-
B.
Khởi nghĩa Commađam
-
C.
Khởi nghĩa Ong Kẹo và Commađam
-
D.
Khởi nghĩa Chậu Pachay
Đáp án : C
Ỏ Lào, cuộc khởi nghĩa Ong Kẹo và Commađam nổ ra từ năm 1901, tiếp diễn trong hơn 30 năm đầu thế kỉ XX.
Nhân tố nào quy định phong trào đấu tranh chống Pháp của nhân dân Lào và Campuchia sau Chiến tranh thế giới thứ nhất chưa giành được thắng lợi?
-
A.
Phong trào còn mang tính tự phát
-
B.
Không lôi kéo được đông đảo nhân dân lao động tham gia
-
C.
Nội bộ những người lãnh đạo có sự chia rẽ, mất đoàn kết
-
D.
Sự xung đột gay gắt giữa hai dân tộc Campuchia và Lào
Đáp án : A
Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, mặc dù diễn ra sôi nổi, quyết liệt nhưng phong trào đấu tranh chống Pháp của nhân dân Lào và Campuchia chưa giành được thắng lợi là do phong trào còn mang tính tự phát nên thực dân Pháp dễ dàng tập trung lực lượng để đàn áp
Đâu không phải là biểu hiện của hình thức đấu tranh hòa bình, không sử dụng bạo lực ở Ấn Độ trong những năm 1918-1939?
-
A.
Biểu tình hòa bình
-
B.
Tẩy chay hàng hóa Anh
-
C.
Bãi khóa ở trường học
-
D.
Biểu tình có vũ trang tự vệ
Đáp án : D
Hình thức đấu tranh hòa bình, không sử dụng bạo lực ở Ấn Độ trong những năm 1918 – 1939 bao gồm: biểu tình hòa bình, bãi khóa ở các trường học, tẩy chay hàng hóa của Anh, không nộp thuế, ….
=> Biểu tình có vũ trang tự vệ không phải biểu hiện của hình thức đấu tranh hòa bình, không sử dụng bạo lực ở Ấn Độ.
Nhân tố nào sau đây là yếu tố quyết định sự ra đời của Đảng Cộng sản Ấn Độ (tháng 12-1925)?
-
A.
Sự trưởng thành của giai cấp công nhân và phong trào công nhân
-
B.
Chủ nghĩa Mác được truyền bá sâu rộng vào Ấn Độ
-
C.
Phong trào dân tộc dân chủ ở Ấn Độ theo con đường cách mạng vô sản có bước phát triển
-
D.
Phong trào đấu tranh theo khuynh hướng tư sản dần suy yếu
Đáp án : A
Từ đầu những năm 20 của thế kỉ XX, ở Ấn Độ đã xuất hiện những nhóm cộng sản đầu tiên. Cùng với sự trưởng thành của giai cấp công nhân và phong trào công nhân, tháng 12-1925 Đảng Cộng sản Ấn Độ được thành lập.
=> Sự trưởng thành của giai cấp công nhân và phong trào công nhân là yếu tố quyết định sự ra đời của Đảng Cộng sản Ấn Độ.
Cuộc đấu tranh nào dưới đây không nằm trong phong trào giải phóng dân tộc của nhân dân Lào và Cam-pu-chia trong những năm 1918 – 1939?
-
A.
Khởi nghĩa Ong Kẹo và Com-ma-đam
-
B.
Phong trào chống thuế và đấu tranh vũ trang ở Công-pông Chơ –năng
-
C.
Phong trào bất hợp tác, không đóng thuế và tẩy chay hàng hóa
-
D.
Khởi nghĩa Chậu Pa-chay
Đáp án : C
Các phong trào đấu tranh tiêu biểu của nhân dân Lào và Cam-pu-chia bao gồm:
- Lào: Khởi nghĩa Ong Kẹo và Com-ma-đam, Khởi nghĩa Châu Pa-chay ở Bắc Lào và Tây Bắc Việt Nam.
- Campuchia: Phong trào chống thuế và đấu tranh vũ trang ở Công-pông Chơ –năng.
Đáp án C: Phong trào bất hợp tác, không đóng thuế và tẩy chay hàng hóa thuộc phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ từ năm 1918 đến 1929.
Tháng 7-1921 ở Trung Quốc đã diễn ra sự kiện lịch sử quan trọng gì?
-
A.
Phong trào Ngũ tứ bùng nổ
-
B.
Chiến tranh Bắc Phạt bùng nổ
-
C.
Nội chiến Quốc - Cộng bùng nổ
-
D.
Đảng cộng sản Trung Quốc được thành lập
Đáp án : D
Với sự giúp đỡ của Quốc tế cộng sản, năm 1920, một số nhóm cộng sản đã ra đời. Trên cơ sở các nhóm này, tháng 7-1921, Đảng cộng sản Trung Quốc đã thành lập, đánh dấu bước ngoặt quan trọng của cách mạng Trung Quốc. Từ đây, giai cấp vô sản Trung Quốc đã có chính đảng của mình để từng bước nắm ngọn cờ cách mạng.
Đâu không phải là nội dung cơ bản của lịch sử thế giới hiện đại giai đoạn từ năm 1917 đến năm 1945?
-
A.
Cuộc đối đầu giữa hệ thống tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa
-
B.
Phong trào cách mạng thế giới bước sang thời kì phát triển mới từ sau thắng lợi của cách mạng tháng Mười Nga (1917)
-
C.
Chủ nghĩa tư bản không còn là hệ thống duy nhất trên thế giới và trải qua những bước thăng trầm đầy biến động
-
D.
Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945) bùng nổ và để lại những hậu quả nặng nề cho nhân loại.
Đáp án : A
Những nội dung chính của lịch sử thế giới hiện đại (1917-1945) bao gồm:
1. Thời kì này diễn ra những biến chuyển quan trọng trong sản xuất vật chất của nhân loại.
2. Chủ nghĩa xã hội được xác lập ở một nước đầu tiên trên thế giới (Liên Xô), nằm giữa vòng vây của chủ nghĩa tư bản.
3. Phong trào cách mạng thế giới bước sang thời kì phát triển mới từ sau thắng lợi của cách mạng tháng Mười và sự kết thúc của Chiến tranh thế giới thứ hai.
4. Chủ nghĩa tư bản không còn là hệ thống duy nhất trên thế giới và trải qua những bước thăng trầm đầy biến động.
5. Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945) là cuộc chiến tranh lớn nhất, khốc liệt nhất, tàn phá nặng nề nhất trong lịch sử nhân loại.
Phong trào Ngũ Tứ bùng nổ mở đầu bằng sự kiện lịch sử nào?
-
A.
Cuộc biểu tình của học sinh, sinh viên yêu nước Bắc Kinh tại quảng trường Thiên An Môn
-
B.
Các nước đế quốc đã chuyển giao vùng Sơn Đông cho Nhật Bản
-
C.
Cuộc bãi công của công nhân Bắc Kinh
-
D.
Cuộc chiến tranh Bắc Phạt
Đáp án : A
Phong trào Ngũ Tứ bùng nổ mở đầu bằng cuộc biểu tình của 3000 học sinh, sinh viên yêu nước Bắc Kinh tại Quảng trường Thiên An Môn ngày 4-5-1919
Để bảo vệ quyền lợi quốc gia trong tình thế bị cô lập, Chính phủ Liên Xô đã có động thái gì?
-
A.
Kí Hiệp ước Xô – Đức không xâm lược lẫn nhau
-
B.
Chủ trương liên kết với Anh, Pháp để chống chủ nghĩa phát xít
-
C.
Đứng về phía các nước Êtiôpia, nhân dân Tây Ban Nha, Trung quốc chống xâm lược
-
D.
Đưa quân giúp Tiệp Khắc chống cuộc xâm lược của Đức
Đáp án : A
Để tránh một cuộc chiến tranh nổ ra và bảo vệ quyền lợi quốc gia trong tình thế bị cô lập lúc bấy giờ, Liên Xô đã kí với Đức bản Hiệp ước Xô – Đức không xâm phạm lẫn nhau ngày 23-8-1939.
Sự thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc (7/1921) đã cho thấy sự chuyển biến như thế nào của cách mạng Trung Quốc?
-
A.
Giai cấp vô sản có chính đảng của mình, từng bước nắm ngọn cờ lãnh đạo cách mạng
-
B.
Sự chuyển biến chủ nghĩa Mác –Lênin ngày càng sâu rộng vào trong giai cấp công nhân
-
C.
Bước chuyển biến từ cách mạng dân chủ kiểu cũ sang cách mạng dân chủ kiểu mới
-
D.
Giai cấp vô sản trở thành một lực lượng chính trị độc lập
Đáp án : A
Sự thành lập Đảng cộng sản Trung Quốc tháng 7-1921 đã chứng tỏ giai cấp công nhân đã trưởng thành, có chính đảng của riêng mình để từng bước nắm lấy ngọn cờ lãnh đạo cách mạng
- Đáp án B: nhân tố thúc đẩy cho sự ra đời của Đảng cộng sản Trung Quốc
- Đáp án C, D : ý nghĩa của phong trào Ngũ Tứ.
Để cùng nhau chống chủ nghĩa phát xít, trong các năm 1936 – 1939, ở ba nước Đông Dương đã thành lập tổ chức chính trị gì?
-
A.
Mặt trận dân chủ Đông Dương
-
B.
Mặt trận Dân tộc Đông Dương
-
C.
Mặt trận Giải phóng Đông Dương
-
D.
Mặt trận Đoàn kết Đông Dương
Đáp án : A
Trong những năm 1936 – 1939, phong trào Mặt trận Dân chủ Đông Dương đã tập hợp đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia vào các cuộc đấu tranh chống bọn phản động thuộc địa, chống phát xít và chống chiến tranh.
Tại sao Đức lại kí Hiệp ước Xô – Đức không xâm phạm lẫn nhau với Liên Xô?
-
A.
Đức nhận thức không đánh thắng nổi Liên Xô.
-
B.
Đức sợ bị liên quân Anh – Pháp tiến công sau lưng khi đang đánh Liên Xô
-
C.
Đề phòng chiến tranh bùng nổ phải chống lại cả ba cường quốc trên hai mặt trận
-
D.
Liên Xô không phải là mục tiêu tiến công của Đức
Đáp án : C
Dựa vào bối cảnh quốc tế trong những năm 30 để suy luận trả lời.
Trước khi khai ngòi bùng nổ Chiến tranh thế giới thứ hai, Đức đã đề nghị đàm phán với Liên Xô để phòng khi chiến tranh bùng nổ phải chống lại ba cường quốc trên cả ba mặt trận ( Anh, Pháp ở phía Tây và Liên Xô ở phía Đông) . Liên Xô chủ trương đàm phán với Đức, vì đây là giải pháp tốt nhất để tránh một cuộc chiến tranh để bảo vệ quyền lợi quốc gia trong tình thế bị cô lập lúc bấy giờ. Bản Hiệp ước Xô – Đức không xâm phạm lẫn nhau được kí kết ngày 23-8-1939.
Nội dung nào không phải là ý nghĩa của phong trào Ngũ Tứ đối với phong trào cách mạng Trung Quốc?
-
A.
Mở đầu cao trào chống đế quốc và phong kiến ở Trung Quốc
-
B.
Khẳng định tầng lớp sinh viên giữ vai trò độc lập, lãnh đạo trong phong trào cách mạng Trung Quốc.
-
C.
Đánh dấu bước chuyển của cách mạng Trung Quốc từ cách mạng dân chủ tư sản kiểu cũ sang cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới
-
D.
Đánh dấu sự xuất hiện giai cấp công nhân trên vũ đài chính trị như một lực lượng cách mạng độc lập
Đáp án : B
Phong trào Ngũ Tứ (1919) đã mở đầu cao trào chống đế quốc và chống phong kiến ở Trung Quốc. Đánh dấu sự xuất hiện của giai cấp công nhân trên vũ đài chính trị với tư cách là một lực lượng cách mạng độc lập. Đồng thời đánh dấu bước chuyển của cách mạng Trung Quốc từ cách mạng dân chủ tư sản kiểu cũ sang cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới.
Nội dung cơ bản của Hiệp ước Tam cường Đức-Italia-Nhật Bản được kí vào tháng 9/1940 là
-
A.
Đức sẽ bành trướng thế lực của mình ở châu  – Thái Bình Dương.
-
B.
Phân chia quyền thống trị của Đức và Italia ở châu Âu và Nhật Bản ở Viễn Đông
-
C.
Nhật Bản sẽ tham gia chiến tranh ở chiến trường châu Âu
-
D.
Italia và Nhật Bản là lực lượng đầu tiên tấn công Liên Xô
Đáp án : B
Tháng 9-1940, nhằm củng cố khối liên minh phát xít, Hiệp ước Tam cường Đức-Italia-Nhật Bản được kí kết tại Béc-lin. Hiệp ước quy định, nếu một trong ba nước đối phương bị tấn công thì hai nước kia phải lập tức trợ giúp nước đó về mọi mặt; công khai về việc phân chia thế giới; Đức, Italia ở châu Âu, Nhật Bản ở Viễn Đông.
Mục tiêu nổi bật của phong trào cách mạng thế giới dưới sự lãnh đạo của Quốc tế Cộng sản trong những năm 30 của thế kỉ XX là gì?
-
A.
Chống chủ nghĩa đế quốc và chống chiến tranh xâm lược
-
B.
Chống chủ nghĩa phát xít và nguy cơ chiến tranh
-
C.
Chống chủ nghĩa đế quốc và chính phủ tư sản
-
D.
Chống chiến tranh, đói nghèo
Đáp án : B
Dựa bối cảnh thế giới trong những năm 30 để trả lời.
Trong những năm 30 của thế kỉ XX, các lực lượng phát xít đã lên nắm quyền ở Đức, Italia, Nhật Bản, ráo riết chạy đua vũ trang để chuẩn bị cho cuộc chiến tranh thế giới. Trước nguy cơ phát xít và chiến tranh, Quốc tế cộng sản đã họp vào tháng 7-1935 xác định: kẻ thù trước mắt là chủ nghĩa phát xít và nhiệm vụ trước mắt là chống phát xít, chống nguy cơ chiến tranh, bảo vệ nền hòa bình dân chủ
Lực lượng nào giữ vai trò lãnh đạo phong trào độc lập dân tộc ở Ấn Độ trong những năm 1918 – 1939?
-
A.
Giai cấp công nhân dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Ấn Độ.
-
B.
Tầng lớp tri thức Ấn Độ.
-
C.
Tầng lớp thị dân giàu có ở Ấn Độ.
-
D.
Giai cấp tư sản Ấn Độ, thông qua vai trò của Đảng Quốc Đại
Đáp án : D
Lực lượng giữ vai trò lãnh đạo cách mạng Ấn Độ từ năm 1918 đến năm 1939 là Đảng Quốc đại của giai cấp tư sản, đứng đầu là M. Ganđi, một vị lãnh tụ có uy tín lớn và có ảnh hưởng đối với nhân dân Ấn Độ.
Đâu không phải là lý do khiến Đảng Quốc Đại chủ trương đấu tranh chống thực dân Anh bằng phương pháp hòa bình?
-
A.
Lực lượng Anh lớn mạnh, tiềm lực kinh tế lớn trong khi đó các tầng lớp giai cấp Ấn Độ lại không đoàn kết.
-
B.
Ảnh hưởng giáo lý hướng thiện của các tôn giáo ở Ấn Độ
-
C.
Sự kiểm soát rất chặt chẽ của người Anh không để cho người Ấn có cơ hội sử dụng vũ lực
-
D.
Do nắm được mục tiêu cốt lõi của người Anh khi đến Ấn Độ là vì lợi nhuận
Đáp án : A
Dựa vào đặc điểm lịch sử Ấn Độ để phân tích, đánh giá
Nguyên nhân M. Gandi và Đảng Quốc đại quyết định lựa chọn phương pháp bất bạo động, bất hợp tác để đấu tranh chống thực dân Anh là:
- Ấn Độ là thuộc địa quan trọng nhất của thực dân Anh nên Anh phải tìm cách giữ được Ấn Độ bằng mọi giá. Từ sau cuộc khởi nghĩa Xipay (1857-1859), thực dân Anh đã tăng cường sự kiểm soát của mình với Ấn Độ từ trung ương đến địa phương, nắm độc quyền sắt => người Ấn Độ có muốn sử dụng bạo lực cũng không có cơ hội
- Đặc điểm cơ bản của thực dân Anh là thực dân khai khẩn. Người Anh đầu tư rất nhiều tiền của vào Ấn Độ để xây dựng các nhà máy, xí nghiệp, đường sắt…nên nếu đấu tranh vũ trang nổ ra thì người chịu thiệt hại nặng nhất vẫn là Anh. Vì vậy, chính quyền thực dân luôn cố gắng tìm cách thỏa hiệp để xoa dịu những mâu thuẫn => đây là cơ hội để Đảng Quốc đại có thể sử dụng phương pháp đấu tranh hòa bình
- Ấn Độ là quê hương của nhiều tôn giáo lớn trên thế giới như Hindu giáo, Phật giáo… Đặc điểm chung của các tôn giáo là đều khuyên con người ta hướng thiện, tránh sát sinh => ảnh hưởng đến tâm lý đấu tranh hòa bình, không sử dụng bạo lực của người Ấn.
=> Đáp án A: Lực lượng Anh lớn mạnh, tiềm lực kinh tế lớn trong khi đó các tầng lớp giai cấp Ấn Độ lại không đoàn kết không phải nguyên nhân khiến Đảng Quốc Đại chủ trương đấu tranh chống thực dân Anh bằng phương pháp hòa bình.
Tại sao sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, thực dân Pháp tăng cường chính sách khai thác thuộc địa, nhất là ở các nước Đông Dương?
-
A.
Để làm giàu cho chính quốc.
-
B.
Để hàn gắn vết thương sau chiến tranh và làm giàu cho chính quốc.
-
C.
Để củng cố địa vị trong giới tư bản chủ nghĩa.
-
D.
Để làm các nước thuộc địa phụ thuộc vào chính quốc.
Đáp án : B
Liên hệ với bài tình hình các nước tư bản sau chiến tranh thế giới thứ nhất để phân tích, lí giải.
Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, tuy là nước thắng trận những nước Pháp bị thiệt hại nặng nề, với hơn 1.4 triệu người chết, thiệt hại vật chất lên tới 200 tỉ phrăng, những khoản đầu tư ở Nga bị mất trắng…=> sau khi thế chiến thứ nhất, thực dân Pháp đã đẩy mạnh khai thác, bóc lột các nước thuộc địa trong đó có Đông Dương để bù đắp thiệt hại chiến tranh và làm giàu cho chính quốc
Nhân tố nào đã đào sâu thêm mâu thuẫn giữa các nước đế quốc và là nguyên nhân quan trọng dẫn tới sự bùng nổ của cuộc chiến tranh thế giới thứ hai?
-
A.
Sự ra đời và lên nắm quyền của các lực lượng phát xít ở một số nước
-
B.
Hệ thống hòa ước Véc-xai- Oasinhtơn
-
C.
Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933
-
D.
Chính sách dung dưỡng của Anh, Pháp, Mĩ
Đáp án : C
Dựa vào bối cảnh thế giới trong những năm 20-30 của thế kỉ XX để phân tích, đánh giá
Những mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề dân tôc thuộc địa sau chiến tranh thế giới thứ nhất vẫn không thể xóa bỏ bởi hệ thống hòa ước Véc-xai- Oasinhtơn. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 đã càng đào sâu thêm những mâu thuẫn đó, dẫn đến sự lựa chọn 2 con đường giải quyết khủng hoảng khác nhau, hình thành nên chủ nghĩa phát xít. Đây chính là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn tới sự bùng nổ của chiến tranh thế giới thứ hai (1939- 1945).
Sự kiện Nhật Bản đầu hàng Đồng minh không điều kiện (15-8-1945) đã có tác động như thế nào đến cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam?
-
A.
Tạo thời cơ khách quan cho cách mạng tháng Tám giành thắng lợi nhanh chóng, ít đổ máu
-
B.
Tạo tình thế mới để Việt Nam đứng lên đấu tranh chống Nhật
-
C.
Tạo điều kiện cho Việt Nam đứng về phe Đồng minh chống phát xít
-
D.
Tạo thời cơ để cách mạng tháng Tám đánh bại chế độ phong kiến Bảo Đại
Đáp án : A
Liên hệ với lịch sử Việt Nam để trả lời.
Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc cũng đồng nghĩa với chủ nghĩa phát xít Đức, Nhật bị tiêu diệt. Trong khí đó, ở Việt Nam sau cuộc đảo chính Pháp của Nhật (9-3-1945) thì kẻ thù duy nhất của ta là phát xít Nhật. Quân Đồng minh đánh bại phát xít Nhật trong chiến tranh thế giới thứ hai tạo điều kiện khách quan thuận lợi cho Việt Nam tổ chức tổng khởi nghĩa giành thắng lợi nhanh chóng và ít đổ máu. Bởi vì kẻ thù duy nhất của ta đã gục ngã, quân Nhật ở Đông Dương cũng đã rệu rã.
Phong trào Ngũ Tứ đã giương cao khẩu hiệu đấu tranh gì?
-
A.
Giết hết bọn giặc bán nước
-
B.
Trung Quốc của người Trung Quốc
-
C.
Trung Quốc độc lập muôn năm
-
D.
Trung Quốc bất khả xâm phạm
Đáp án : B
Liên hệ hiểu biết thực tế để trả lời.
Ngày 4 tháng 5 là ngày Chủ nhật. Hơn hai giờ chiều, hơn ba nghìn học sinh của Đại học Bắc Kinh, Cao đẳng Sư phạm và hơn mười trường học khác tập trung ở Thiên An Môn. Học sinh giương cao khẩu hiệu “Trung Quốc của người Trung Quốc”, “Trừng phạt những kẻ bán nước Tào, Chương, Lục” (chỉ Tào Nhữ Lâm, Chương Tông Tường, Lục Tông Hưng. Lục là người đã cùng Công sứ Nhật Bản ký “ hai mươi mốt điều ”). Có người diễn thuyết, có người hô khẩu hiệu, có người rải truyền đơn, truyền đơn viết: “Lãnh thổ của Trung Quốc có thể chinh phục chứ không thể chia cắt. Nhân dân Trung Quốc có thể bị giết chứ không thể cúi đầu!” Kêu gọi đồng bảo toàn quốc đứng lên đấu tranh “ Ngoại tranh chủ quyền, nội trừ quốc tặc”. Rồi cùng hô: “ Trung Quốc tồn vong do chúng ta!”, “Đồng bào, hãy đứng lên!”.
Các chiến dịch bất hợp tác với thực dân Anh được Đảng Quốc đại phát động sau Chiến tranh thế giới thứ nhất có tên gọi là gì?
-
A.
Ahimsa
-
B.
Satyagraha
-
C.
Satya
-
D.
Satyagraha March
Đáp án : B
Liên hệ thực tế lịch sử để trả lời.
Dựa vào đặc điểm lịch sử của Ấn Độ, M. Gandi và Đảng Quốc đại đã tiến hành các cuộc đấu tranh chống thực dân Anh theo phương thức bất bạo động, bất hợp tác với tên gọi Satyagraha. Satyagraha có nghĩa là kiên trì chân lý. Với Gandhi, sức mạnh chân lý là con đường duy nhất để đạt được swaraj (tự trị). Nó liên quan mật thiết đến tính bất hại (ahimsa). Vì sức mạnh chân lý bản chất là tính bất hại “trong hành động.” Trong khi tính bất hại lại là động lực dẫn đường, bất hợp tác với cái ác, là hành vi chủ yếu của phong trào sức mạnh chân lý. Như Gandhi đã từng khẳng định, “Khi ta từ chối không thực hiện một việc làm trái với lương tri của mình, ta sử dụng sức mạnh của tâm”- ngụ ý là chính quyền sẽ không thể điều khiển chúng ta nếu chúng ta bất hợp tác