Đề kiểm tra giữa học kì 2 Ngữ văn 12 - Đề số 7 có lời giải chi tiết — Không quảng cáo

Soạn văn 12 tất cả các bài, Ngữ văn 12 , tổng hợp văn mẫu hay nhất Đề kiểm tra giữa học kì 2 - Lớp 12


Đề kiểm tra giữa học kì 2 Ngữ văn 12 - Đề số 7 có lời giải chi tiết

Tải về

Đề kiểm tra giữa học kì 2 Ngữ văn 12 - Đề số 7 được biên soạn theo hình thức tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp

Đề bài

Phần I: Đọc hiểu (2 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

... Tâm hồn em như búp nõn chồi non Ánh mắt em như dòng suối mát Chồi phải được chăm, suối cần giữ sạch Mai lớn lên em làm chủ nước nhà

Biết phận, biết điều phải trái quanh ta Biết sống nghĩa nhân căm phường gian ác Biết vị tha, biết cho sau vì trước Gạn đục khơi trong giữa hỗn tạp kim tiền...

(Lã Phương Thảo)

Câu 1 (1.0 đ) : Hãy tìm các biện pháp nghệ thuật tu từ và chỉ rõ tác dụng của chúng trong văn bản trên?

Câu 2 (0.5 đ): Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ nào?

Câu 3 (0.5 đ): Nêu nội dung của văn bản.

Phần II: Làm văn (8,0 điểm)

Câu 1 : "Ai cũng muốn làm điều gì đó rất lớn lao, nhưng lại không nhận ra rằng cuộc sống được tạo thành từ những điều rất nhỏ "

Anh (chị) hãy trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến trên. (3đ)

Câu 2: Cảm nhận của anh (chị) về ý thức phản kháng đối với số phận của nhân vật Mị trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài. (5đ)

Lời giải chi tiết

Phần I: Đọc hiểu (2 điểm)

Câu 1 (1.0 đ):

- Biện pháp tu từ

+ So sánh (Tâm hồn như búp nõn chồi non – Ánh mắt như dòng suối mát)

+ Liệt kê (Biết phận, biết phần, phải trái, sống nghĩa nhân, căm gian ác, vị  tha, cho sau, vì trước)

+ Điệp từ (biết)...

Tác dụng: Nhấn mạnh giá trị nhân cách sống của tuổi trẻ.

Lưu ý: Học sinh kể tên các biện pháp tu từ và có dẫn chứng, chỉ kể tên mà không có dẫn chứng (0.25 đ)

Câu 2: Văn bản thuộc PCNN nghệ thuật (0.5đ)

Câu 3: Nội dung: Tâm hồn mỗi đứa trẻ luôn hồn nhiên, trong sáng, vì vậy cần phải vun trồng thật kiỹ để các em trở thành những nhân cách tốt cho xã hội. (0.5đ)

Phần II: Làm văn (8,0 điểm)

Câu 1

* Giải thích:

- "Ai cũng...lớn lao": Khát vọng vươn tới cái đích của đời người làm thay đổi cuộc sống theo chiều hướng tốt đẹp hơn.

- "Nhưng lại...rất nhỏ": Không ý thức được rằng những việc lớn lao bao giờ cũng phải bắt đầu từ những việc nhỏ như những dòng sông tạo thành từ nhiều con suối.

* Phân tích:

- Ước mơ làm nên điều lớn lao là nguyện vọng chính đáng của con người cần được tôn trọng, động viên, khuyến khích nhưng phải luôn ý thức được rằng:

- Một nhân cách hoàn thiện vốn được bồi đắp từ những việc làm rất nhỏ, nhất là những hành vi đạo đức, lối sống. Ý nghĩa cuộc sống hình thành từ những điều đơn sơ, bình dị...

- Phê phán lối sống, cách nghĩ, lời nói ngụy biện vì những việc lớn mà quên việc nhỏ, muốn trở thành vĩ nhân mà quên đi con người bình thường.

- Mẹ là người sinh ra và nuôi dưỡng chúng ta. Luôn dạy dỗ trang bị cho con những kỹ năng cần thiết... hình thành cho con những phẩm chất đạo đức tốt.

* Bài học:

- Nhận thức sâu sắc rằng việc gì nhỏ mấy mà có ích thì kiên quyết làm...

- Thường xuyên rèn luyện đức tính kiên nhẫn, bắt đầu từ những việc làm nhỏ để hướng tới những việc lớn lao.

Câu 2:

a. Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm và nhân vật

b. Phân tích nhân vật Mị qua các chặng đường đời

* Mị vốn là cô gái có những phẩm chất tốt đẹp

- Trước khi về làm dâu nhà thống lý Pá Tra:

+ Mị là cô gái người Mông trẻ trung, hồn nhiên, có tài thổi sáo “thổi lá cũng hay như thổi sáo có biết bao nhiêu người mê”

+ Mị đã từng yêu, từng được yêu, luôn khao khát đi theo tiếng gọi của tình yêu.

+ Hiếu thảo, chăm chỉ, ý thức được giá trị cuộc sống tự do nên sẵn sàng làm nương ngô trả nợ thay cho bố.

* Nạn nhân của những áp bức bất công

- Khi về làm dâu nhà thống lý Pá Tra: bị “cúng trình ma” nhà thống lý, làm con dâu gạt nợ, bị bóc lột sức lao động, “không bằng con trâu con ngựa”, “đàn bà trong cái nhà này chỉ biết vùi đầu vào công việc”, bị đày đọa nơi địa ngục trần gian, bị đánh, bị phạt, bị trói,...

- Mị dần trở nên chai sạn với nỗi đau: một cô gái lúc nào cũng vậy dù quay sợi, thái cỏ ngựa,... đều cúi mặt “mặt buồn rười rượi”, không quan tâm đến thời gian “lỗ vuông bằng bàn tay... không biết là sương hay nắng”.

- Mị sống lầm lũi “như con rùa nuôi trong xó cửa”, “ở lâu trong cái khổ Mị quen rồi”.

* Sức sống tiềm tàng trong nhân vật Mị:

- Khi bị rơi vào cảnh làm con dâu gạt nợ Mị có ý định tự tử bằng lá ngón, không chấp nhận cuộc sống mất tự do.

- Trong đêm hội mùa xuân ở Hồng Ngài, sức sống của Mị đã trỗi dậy:

+ Âm thanh cuộc sống bên ngoài (tiếng trẻ con chơi quay, tiếng sáo gọi bạn tình,...) ùa vào tâm trí, đánh thức những kỷ niệm trong quá khứ của Mị.

+ Mị lẩm nhẩm lời bài hát, trong khoảnh khắc tâm hồn trở về với thanh xuân tươi đẹp, khao khát tình yêu hạnh phúc.

+ Mị ý thức được sự tồn tại của bản thân “thấy phơi phới trở lại”, “Mị còn trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi”, với khát khao tự do.

+ Tinh thần phản kháng mạnh mẽ: lấy miếng mỡ để thắp sáng lên căn phòng tối, nổi loạn muốn “đi chơi tết” chấm dứt sự tù đày.

+ Khi bị trói, lòng Mị vẫn lửng lơ theo tiếng sáo, tiếng hát của tình yêu đến những đám chơi. Lúc vùng dậy cô chợt tỉnh trở về với hiện thực.

→ Nhận xét: Mị luôn tiềm tàng sức sống mãnh liệt, sức sống ấy luôn âm ỉ trong lòng người con gái Tây Bắc và chỉ chờ có cơ hội để bùng lên mạnh mẽ.

- Khi A Phủ làm mất bò, bị phạt trói đứng:

+ Ban đầu Mị dửng dưng bởi sau đêm tình mùa xuân, cô trở lại là cái xác không hồn.

+ Khi thấy giọt nước mắt của A Phủ khiến Mị đồng cảm, chợt nhớ đến hoàn cảnh của mình trong quá khứ, Mị lại biết thương mình và thương cho kiếp người bị đày đọa “có lẽ ngày mai người kia sẽ chết, chết đau,... phải chết”.

+ Bất bình trước tội ác của bọn thống lý, Mị cắt dây cởi trói cho A Phủ

+ Mị sợ cái chết, sợ nỗi khổ sẽ phải gánh chịu trong nhà thống lý, cô chạy theo A Phủ tìm lối thoát vượt ra khỏi địa ngục trần gian.

→ Nhận xét: Mị là người con gái lặng lẽ mà mạnh mẽ, tiềm tàng sức sống, hành động của Mị đã đạp đổ cường quyền, thần quyền của bè lũ thống trị miền núi.

c) Kết luận

- Nêu suy nghĩ về hình tượng nhân vật Mị.

- Nghệ thuật: ngôn ngữ, cách nói đậm chất miền núi, lối trần thuật linh hoạt với sự dịch chuyển điểm nhìn trần thuật, miêu tả thành công tâm lý nhân vật và hình ảnh thiên nhiên.

- Tác phẩm chứa đựng giá trị nhân đạo sâu sắc: sự cảm thông với số phận đau khổ của những con người chịu áp bức, tố cáo lên án bọn thống trị miền núi, bọn thực dân, ngợi ca vẻ đẹp, sức sống tiềm tàng trong mỗi con người Tây Bắc.


Cùng chủ đề:

Đề kiểm tra giữa học kì 2 Ngữ văn 12 - Đề số 2 có lời giải chi tiết
Đề kiểm tra giữa học kì 2 Ngữ văn 12 - Đề số 3 có lời giải chi tiết
Đề kiểm tra giữa học kì 2 Ngữ văn 12 - Đề số 4 có lời giải chi tiết
Đề kiểm tra giữa học kì 2 Ngữ văn 12 - Đề số 5 có lời giải chi tiết
Đề kiểm tra giữa học kì 2 Ngữ văn 12 - Đề số 6 có lời giải chi tiết
Đề kiểm tra giữa học kì 2 Ngữ văn 12 - Đề số 7 có lời giải chi tiết
Đề kiểm tra giữa học kì 2 Ngữ văn 12 - Đề số 8 có lời giải chi tiết
Đề kiểm tra giữa học kì 2 Ngữ văn 12 - Đề số 9 có lời giải chi tiết
Đề kiểm tra giữa học kì 2 Ngữ văn 12 - Đề số 10 có lời giải chi tiết
Đề kiểm tra giữa học kì 2 Ngữ văn 12 - Đề số 11 có lời giải chi tiết
Đề kiểm tra giữa học kì 2 Ngữ văn 12 - Đề số 12 có lời giải chi tiết