Đề kiểm tra giữa học kì I Ngữ văn 10 - Đề số 6 có lời giải chi tiết
Đề kiểm tra giữa học kì I Ngữ văn 10 - Đề số 6 được biên soạn theo hình thức tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp
Đề bài
I. Phần Đọc hiểu: (3,0 điểm)
Đọc bài ca dao sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:
MƯỜI CÁI TRỨNG
Tháng giêng, tháng hai, tháng ba, tháng bốn, tháng khốn, tháng nạn
Đi vay đi dạm, được một quan tiền
Ra chợ Kẻ Diên mua con gà mái
Về nuôi ba tháng; hắn đẻ ra mười trứng
Một trứng: ung, hai trứng: ung, ba trứng: ung,
Bốn trứng: ung, năm trứng: ung, sáu trứng: ung,
Bảy trứng: cũng ung
Còn ba trứng nở ra ba con
Con diều tha
Con quạ quắp
Con mặt cắt xơi
Chớ than phận khó ai ơi!
Còn da lông mọc, còn chồi nảy cây
(Ca dao Bình Trị Thiên)
Câu 1: Chỉ ra một biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong các câu ca dao sau:
Một trứng: ung, hai trứng: ung, ba trứng: ung,
Bốn trứng: ung, năm trứng: ung, sáu trứng: ung,
Bảy trứng: cũng ung
Câu 2: Nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật vừa chỉ ra ở câu 1.
Câu 3: Nêu nội dung của hai câu ca dao: Chớ than phận khó ai ơi!/Còn da lông mọc, còn chồi nảy cây?
Câu 4: Trình bày suy nghĩ của anh/chị về thông điệp được gợi ra từ hai câu ca dao sau (viết khoảng 6 đến 8 dòng):
Chớ than phận khó ai ơi!
Còn da lông mọc, còn chồi nảy cây
II. Phần Làm văn: (7,0 điểm)
Cảm nhận của anh/chị về bài thơ Tỏ lòng (Thuật hoài) của Phạm Ngũ Lão.
Lời giải chi tiết
I. Đọc Hiểu
Câu 1 . Liệt kê/lặp từ/ lặp cấu trúc ngữ pháp (cú pháp)/tăng cấp (tăng tiến)/ẩn dụ...
(HS có thể kể một trong các biện pháp tu từ trên)
Câu 2.
- Tác dụng của liệt kê, lặp từ, lặp câu trúc, tăng cấp: Liệt kê và nhấn mạnh nỗi khổ của người lao động xưa.
- Biện pháp ẩn dụ: "Trứng ung" – những mất mát liên miên xảy ra đối người lao động.
=> Hình ảnh tượng trưng về nỗi khổ của người lao động xưa.
(HS có thể chọn một biện pháp nghệ thuật, chỉ ra biện pháp nghệ thuật đó và nêu đúng tác dụng).
Câu 3.
- Câu ca dao là lời tự động viên mình của người lao động xưa.
- Là lời nhắn nhủ mọi người hãy luôn lạc quan, tin tưởng dù cuộc sống còn nhiều khó khăn.
(HS có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng vẫn đảm bảo một trong hai nội dung trên)
Câu 4.
- Nội dung: HS có thể nói về một trong các thông điệp sau:
+ Tinh thần lạc quan trong cuộc sống;
+ Biết chấp nhận khó khăn để tìm cách vượt qua...
- Hình thức: Khoảng 6 – 8 dòng (có thể hơn hoặc kém 1 dòng), đúng chính tả, ngữ pháp.
(HS có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo thể hiện suy nghĩ sâu sắc, chân thành, tích cực về một thông điệp gợi ra từ câu ca dao)
II. Phần làm văn
HS có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo được các yêu cầu sau:
MB
- Giới thiệu tác giả Phạm Ngũ Lão; giới thiệu tác phẩm: Tỏ lòng (Thuật hoài).
- Nêu vấn đề nghị luận: Bài thơ Tỏ lòng.
TB
1. Sơ lược về nhà Trần:
- Trong các triều đại phong kiến nhà Trần là triều đại để lại nhiều dấu ấn lịch sử đáng ghi nhớ nhất.
- Thời đại ấy hun đúc nên những con người vĩ đại và trở lại, con người lại làm vẻ vang cho thời đại sản sinh ra mình.
2. Nội dung:
2.1. Hình tượng con người và sức mạnh quân đội nhà Trần
a) Hình tượng con người thời Trần
- Hành động: hoành sóc – cầm ngang ngọn giáo
=>Tư thế hùng dũng, oai nghiêm, hiên ngang sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.
- Không gian kì vĩ: giang sơn – non sông
=> Không gian rộng lớn, mênh mông, nó không đơn thuần là sông, là núi mà là giang sơn, đất nước, Tổ quốc
- Thời gian kì vĩ: kháp kỉ thu – đã mấy thu
=> Thời gian dài đằng đẵng, không biết đã bao nhiêu mùa thu, bao nhiêu năm đi qua, thể hiện quá trình đấu tranh bền bỉ, lâu dài.
=> Như vậy:
+ Hình ảnh người tráng sĩ cho thấy một tư thế hiên ngang, mạnh mẽ, hào hùng, sẵn sàng lập nên những chiến công vang dội
+ Hình ảnh, tầm vó những người tráng sĩ ấy sánh với núi sông, đất nước, với tầm vóc hùng vĩ của vũ trụ.
+ Người tráng sĩ ấy ra đi bảo vệ Tổ quốc ròng rã mấy năm trời àm chưa từng một giây phút nào cảm thấy mệt mỏi mà trái lại vẫn bừng bừng khí thế hiên ngang, bất khuất, hùng dũng.
b) Hình tượng quân đội thời Trần
- “Tam quân” (ba quân): tiền quân, trung quân, hậu quân – quân đội của cả đất nước, cả dân tộc cùng nhau đứng lên để chiến đấu.
- Sức mạnh của quân đội nhà Trần:
+ Hình ảnh quân đội nhà Trần được so sánh với “tì hổ” (hổ báo) qua đó thể hiện sức mạnh hùng dũng, dũng mãnh của đội quân.
+ “Khí thôn ngưu”: khí thế hào hùng, mạnh mẽ lấn át cả trời cao, cả không gian vũ trụ bao la, rộng lớn.
=> Với các hình ảnh so sánh, phóng đại độc đáo, sự kết hợp giữa hiện thực và lãng mạn, giữa hình ảnh khách quan với cảm nhận chủ quan đã cho thấy sưc mạnh và tầm vóc của quân đội nhà Trần.
=> Như vậy, hai câu thơ đầu đã cho thấy hình ảnh người tráng sĩ hùng dũng, oai phong cùng tầm vóc mạnh mẽ và sức mạnh của quân đội nhà Trần. Nghệ thuật so sánh phong đại cùng giọng điệu hào hùng mang lại hiệu quả cao.
2.2 Nỗi lòng muốn bày tỏ của tác giả
- Giọng điệu: trầm lắng, suy tư, qua đó bộc lộ tâm trạng băn khoăn, trăn trở
- Nợ công danh: Theo quan niệm nhà Nho, đây là món nợ lớn mà một trang nam nhi khi sinh ra đã phải mang trong mình. Nó gồm 2 phương diện: Lập công (để lại chiến công, sự nghiệp), lập danh (để lại danh thơm cho hậu thế). Kẻ làm trai phải làm xong hai nhiệm vụ này mới được coi là hoàn trả món nợ.
- Theo quan niệm của Phạm Ngũ Lão, làm trai mà chưa trả được nợ công danh “thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu”:
+ Thẹn: cảm thấy xấu hổ, thua kém với người khác
+ Chuyện Vũ Hầu: tác giả sử dụng tích về Khổng Minh - tấm gương về tinh thần tận tâm tận lực báo đáp chủ tướng. Hết lòng trả món nợ công danh đến hơi thở cuối cùng, để lại sự nghiệp vẻ vang và tiếng thơm cho hậu thế.
=> Nỗi thẹn của Phạm Ngũ Lão hết sức cao cả của một nhân cách lớn. Thể hiện khát khao, hoài bão hướng về phía trước để thực hiện lí tưởng, nó đánh thức ý chí làm trai, chí hướng lập công cho các trang nam tử.
=> Với âm hưởng trầm lắng, suy tư và việc sử dụng điển cố điển tích, hai câu thơ cuối đã thể hiện tâm tư và khát vọng lập công của Phạm Ngũ Lão cùng quan điểm về chí làm trai rất tiến bộ của ông.
3. Kết bài
- Khái quát kại vấn đề