Đề kiểm tra giữa kì 1 Sinh 11 - Đề số 4 có lời giải chi tiết — Không quảng cáo

Giải bài tập sinh học 11, Sinh lớp 11 - Để học tốt sinh học 11 Đề thi giữa kì 1 Sinh 11


Đề kiểm tra giữa kì 1 Sinh 11 - Đề số 4 có lời giải chi tiết

Tải về

Đề kiểm tra giữa kì 1 Sinh 11- Đề số 4 được biên soạn theo hình thức trắc nghiệm có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp

Đề bài

Câu 1. Tiêu chí nào là tiên quyết khi xây dựng chế độ bón phân hợp lí cho cây trồng?

A. Thỏa mãn nhu cầu sinh lí của cây

B. Đầy đủ nguyên tố khoáng.

C. Đúng giai đoạn sinh trưởng.

D. Tỉ lệ các nguyên tố thích hợp.

Câu 2. Vi khuẩn phản nitrat hóa có thể thực hiện quá trình

A. chuyển NO 3 - thành N 2

B. chuyển N 2 thành NH 4 +

C. Chuyển từ NH 4 + thành NO 3 - .

D. Chuyển chất hữu cơ thành các chất vô cơ.

Câu 3. Lông hút của rễ cây được phát triển từ loại tế bào nào sau đây?

A. Tế bào mạch rây của rễ.

B. Tế bào mạch gỗ của rễ

C. Tế bào nội bộ của rễ

D. Tế bào biểu bì của rễ.

Câu 4. Khi nói về quang hợp ở các nhóm thực vật C 3 , C 4 và CAM có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?

I. Quá trình quang hợp của thực vật C 3 diễn ra ở lục lạp của tế bào mô dậu và lục lạp của tế bào bao bó mạch.

II. Ở thực vật C 4 , pha sáng diễn ra ở lục lạp tế bào bao bó mạch, pha tối diễn ra ở lục lạp của tế bào mô giậu.

III. Ở thực vật CAM, chỉ có chu trình C 4 chứ không có chu trình Canvin.

IV. Khi môi trường không có ánh sáng, thực vật CAM vẫn diễn ra pha tối.

A. 3 B. 2

C. 4 D. 1

Câu 5. Bộ phận điều khiển trong cơ chế duy trì cân bằng nội môi có chức năng:

A. Điều khiển hoạt động của các cơ quan bằng cách gửi đi các tín hiệu thần kinh hoặc hoocmôn

B. Tiếp nhận kích thích từ môi trường và hình thần xung thần kinh.

C. Làm biến đổi điều kiện lí hoá của môi trường trong cơ thể.

D. Làm tăng hay giảm hoạt động trong cơ thể để đưa môi trường trong về trạng thái ổn định.

Câu 6. Vì sao khi trồng cây người ta lại thường xuyên xới đất ở gốc cây ?

A. Tạo điều kiện cho sinh vật đất làm việc.

B. Giúp phân giải chất hữu cơ dễ dàng hơn.

C. Giảm sự xói mòn và rửa trôi đất.

D. Tạo độ thoáng giúp rễ cây hô hấp tốt.

Câu 7. Cơ quan hô hấp của nhóm động vật nào trao đổi khí hiệu quả nhất?

A. Phổi của bò sát.

B. Phổi của chim.

C. Phổi và da của ếch nhái

D. Da của giun đất.

Câu 8. Sự biến đổi thức ăn ở giai đoạn nào là quan trọng nhất?

A. Ruột non. B. Khoang miệng

C. Dạ dày D. Ruột già.

Câu 9. Phân tử ôxi (O 2 ) được giải phóng trong quang hợp có nguồn gốc từ đâu?

A. H 2 O B. CO 2

C. APG D. C 6 H 12 O 6

Câu 10. Thực vật ở cạn, nước được hấp thụ chủ yếu qua

A. Chóp rễ

B. Khí khổng

C. Lông hút của rễ

D. Toàn bộ bề mặt cơ thể.

Câu 11. Nói về quá trình đồng hóa nitơ ở thực vật, nội dung nào sau đây là sai ?

A. Xảy ra quá trình amin hóa trực tiếp các axit xêtô, chuyển vị amin để hình thành axit amin.

B. Cần có quá trình chuyển hóa NO 3 - thành NH 4 +

C. Khi NH 3 dư thì sẽ có quá trình hình thành amit để khử độc NH 3 và dự trữ NH 3

D. Cần có quá trình cố định nitơ để hình thành NH 3

Câu 12. Trong mề gà thường có các hạt sạn và sỏi nhỏ. Các hạt này có tác dụng:

A. giúp tiêu hóa cơ học thức ăn

B. hạn chế sự tiết quá nhiều dịch tiêu hóa.

C. kích thích tuyến tiêu hóa tiết dịch

D. tăng thêm chất dinh dưỡng cho gà.

Câu 13. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về áp suất rễ

A. Tạo lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành mạch gỗ.

B. Tạo động lực đầu dưới đẩy dòng mạch gỗ lên cao.

C. Tạo động lực đầu dưới đẩy dòng mạch rây lên cao.

D. Động lực của dòng mạch rây.

Câu 14. Bào quan nào của tế bào thực vật thực hiện chức năng quang hợp?

A. Ribôxôm. B. Ti thể.

C. Lục lạp. D. Không bào.

Câu 15. Có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng về hô hấp hiếu khí và lên men.

I. Hô hấp hiếu khí cần oxi, còn lên men không cần ôxi.

II. Trong hô hấp hiếu khí có chuỗi chuyền điện tử còn lên men thì không

III. Sản phẩm cuối cùng của hô hấp hiếu khí là CO 2 và H 2 O còn của lên men là etanol hoặc axitlactic.

IV. Hô hấp hiếu khí xảy ra ở tế bào chất còn lên men xảy ra ở ti thể.

V. Hiệu quả của hô hấp hiếu khí thấp (2ATP) so với lên men (36-38ATP)

A. 3 B. 2

C. 4 D. 5

Câu 16. Quang hợp diễn ra chủ yếu ở cơ quan nào của cây?

A. ti thể. B. lá cây.

C. lục lạp. D. ribôxôm.

Câu 17. Độ mở của khí khổng phụ thuộc chủ yếu:

A. Các ion khoáng

B. Hàm lượng nước trong tế bào khí khổng

C. Nhiệt độ

D. Ánh sáng

Câu 18. Năng suất kinh tế là:

A. Toàn bộ năng suất sinh học được tích luỹ trong các cơ quan chứa các sản phẩm có giá trị kinh tế đối với con người của từng loài cây

B. 2/3 năng suất sinh học được tích luỹ trong các cơ quan chứa các sản phẩm có giá trị kinh tế đối với con người của từng loài cây.

C. 1/2 năng suất sinh học được tích luỹ trong các cơ quan chứa các sản phẩm có giá trị kinh tế đối với con người của từng loài cây.

D. Một phần của năng suất sinh học được tích luỹ trong các cơ quan chứa các sản phẩm có giá trị kinh tế đối với con người của từng loài cây.

Câu 19. Những đặc điểm nào sau đây là đặc điểm tiêu hoá ở thú ăn thịt?

I. Dạ dày đơn to chứa được nhiều thức ăn.

II. Dạ dày có 4 ngăn.

III. Răng cửa và răng nanh khác nhau, thích nghi với các chức năng khác nhau.

IV. Răng cửa và răng nanh giống nhau.

A. II, IV. B. I, III.

C. I, IV. D. II. III.

Câu 20. Ánh sáng có hiệu quả nhất đối với quang hợp của thực vật là

A. xanh lục và vàng

B. vàng và xanh tím

C. da cam và đỏ

D. đỏ và xanh tím

Câu 21. Nước và ion khoáng được vận chuyển tới từng tế bào trong lá nhờ cấu trúc nào của lá?

A. Mạch gỗ của gân lá.

B. Bó mạch cuống lá

C. Hệ gân lá

D. Mạch rây của gân lá.

Câu 22. Khi nói về hoạt động của tim và hệ mạch, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Tim co dãn tự động theo chu kì là do có hệ dẫn truyền

II. Vận tốc máu trong hệ mạch không liên quan tới tổng tiết diện của mạch mà liên quan tới chênh lệch huyết áp giữa hai đầu mạch

III. Nhịp tim tỉ lệ nghịch với khối lượng cơ thể

IV. Huyết áp tâm thu ứng với lúc tim giãn, huyết áp tâm trương ứng với lúc tim co

V. Trong suốt chiều dài của hệ mạch thì huyết áp tăng dần

VI. Sự tăng dần huyết áp là do sự ma sát của máu với thành mạch và giữa các phân tử màu với nhau khi vận chuyển

A. 3 B. 5

C. 4 D. 2

Câu 23. Xét các loài động vật: Cá chép, thủy tức, châu chấu, bồ câu, ngựa. Khi nói về hô hấp của các loài động vật này, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Có 2 loài hô hấp bằng phổi.

II. Có 2 loài hô hấp bằng ống khí.

III. Có một loài hô hấp qua bề mặt cơ thể.

IV. Có 1 loài hô hấp bằng mang.

A. 2 B. 1

C. 4 D. 3

Câu 24. Hệ tuần hoàn hở có ở động vật nào?

A. Đa số động vật thân mềm và chân khớp

B. Các loài cá sụn và cá xương.

C. Động vật đa bào cơ thể nhỏ và dẹp.

D. Động vật đơn bào.

Câu 25. Nhận định nào dưới đây về nhân tố ảnh hưởng đến thoát hơi nước ở thực vật là không đúng?

A. Thoát hơi nước tăng khi tốc độ gió tăng.

B. Thoát hơi nước tăng khi nhiệt độ môi trường tăng.

C. Thoát hơi nước tăng khi độ ẩm không khí tăng.

D. Thoát hơi nước giảm khi cây không đủ nước.

Đáp án

1. C

2. A

3. D

4. D

5. A

6. D

7. B

8. A

9. A

10. C

11. D

12. A

13. B

14. C

15. A

16. B

17. B

18. D

19. B

20. D

21. A

22. D

23. D

24. A

25. C

Câu 1

Căn cứ vào giai đoạn sinh trưởng của cây mà ta xây dựng được chế độ bón phân hợp lí để thu được năng suất mong muốn.

Chọn C

Câu 2

Vi khuẩn phản nitrat hóa có thể thực hiện quá trình chuyển NO 3 - thành N 2 làm mất nito trong đất.

B: Cố định nito

C: Nitrat hóa

D: Phân giải.

Chọn A

Câu 3

Lông hút của rễ cây được phát triển từ tế bào biểu bì của rễ.

Chọn D

Câu 4

Xét các phát biểu:

I sai. ở thực vật C 3 , quang hợp diễn ra ở lục lạp tế bào mô giậu

II sai, pha tối diễn ra ở lục lạp bao bó mạch và lục lạp tế bào mô giậu.

III sai , thực vật CAM có cả chu trình Canvin.

IV đúng.

Chọn D

Câu 5

Bộ phận điều khiển trong cơ chế duy trì cân bằng nội môi có chức năng điều khiển hoạt động của các cơ quan bằng cách gửi đi các tín hiệu thần kinh hoặc hoocmôn.

Chọn A

Câu 6

Khi trồng cây người ta lại thường xuyên xới đất ở gốc cây để tạo độ thoáng giúp rễ cây hô hấp tốt.

Chọn D

Câu 7

Phổi của chim có hiệu quả trao đổi khí tốt nhất vì khi hít vào hay thở ra đều có không khí giàu O 2 đi qua phổi.

Chọn B

Câu 8

Sự biến đổi thức ăn ở ruột non là quan trọng nhất vì ở đó có đủ các enzyme tiêu hóa và có quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng.

Chọn A

Câu 9

Phân tử ôxi (O 2 ) được giải phóng trong quang hợp có nguồn gốc từ nước qua quá trình quang phân li nước.

Chọn A

Câu 10

Thực vật ở cạn, nước được hấp thụ chủ yếu qua lông hút của rễ.

Chọn C

Câu 11

Phát biểu sai về quá trình đồng hóa nitơ ở thực vật là D, đồng hóa nito gồm 3 quá trình: amin hóa, chuyển vị amin, hình thành amit.

Chọn D

Câu 12

Trong mề gà thường có các hạt sạn và sỏi nhỏ. Các hạt này có tác dụng nghiền thức ăn (bởi vì gà không có răng nên không nhai được thức ăn).

Chọn A

Câu 13

Áp suất rễ là lực đẩy nước của rễ lên thân là động lực của dòng mạch gỗ.

Chọn B

Câu 14

Lục lạp là bào quan thực hiện chức năng quang hợp ở thực vật.

Chọn C

Câu 15

I đúng.

II đúng , hô hấp gồm: đường phân, chu trình Crep, chuỗi truyền e.

III đúng.

IV sai , hô hấp xảy ra ở ti thể, còn lên men xảy ra ở tế bào chất.

V sai , hiệu quả của hô hấp hiếu khí cao (36-38ATP) so với lên men (2ATP)

Chọn A

Câu 16

Quang hợp diễn ra chủ yếu ở lá cây.

Các đáp án còn lại là bào quan không phải cơ quan của cây.

Chọn B

Câu 17

Độ mở của khí khổng phụ thuộc chủ yếu vào hàm lượng nước trong tế bào khí khổng.

Chọn B

Câu 18

Năng suất kinh tế là Một phần của năng suất sinh học được tích luỹ trong các cơ quan chứa các sản phẩm có giá trị kinh tế đối với con người của từng loài cây.

Chọn D

Câu 19

Những đặc điểm của thú ăn thịt là: I, III.

II sai, thú ăn thịt có dạ dày đơn.

IV sai, răng cửa sắc, răng nanh nhọn, có hình dáng khác nhau.

Chọn B

Câu 20

Ánh sáng có hiệu quả nhất đối với quang hợp của thực vật là đỏ và xanh tím

(SGK Sinh 11 trang 44).

Chọn D

Câu 21

Nước và ion khoáng được vận chuyển tới từng tế bào trong lá nhờ mạch gỗ của gân lá.

Chọn A

Câu 22

Các phát biểu đúng về hoạt động của tim và hệ mạch là: I, III

II sai , vận tốc máu tỉ lệ nghịch với tổng tiết diện của mạch.

IV sai , huyết áp tâm thu ứng với khi tim co, huyết áp tâm trương ứng với khi tim giãn

V sai , huyết áp giảm dần trong hệ mạch

VI sai , vận tốc máu giảm dần do sự ma sát của máu với thành mạch và giữa các phân tử màu với nhau khi vận chuyển, không phải huyết áp.

Chọn D

Câu 23

Cá chép hô hấp băng mang

Thủy tức: hô hấp bằng bề mặt cơ thể

Châu chấu hô hấp bằng ống khí.

Bồ câu, ngựa hô hấp bằng phổi

Xét các phát biểu:

I đúng.

II sai , chỉ có châu chấu hô hấp bằng ống khí

III đúng , đó là thủy tức

IV đúng .

Chọn D

Câu 24

Hệ tuần hoàn hở có ở đa số động vật thân mềm và chân khớp.

Chọn A

Câu 25

Phát biểu sai là C, độ ẩm không khí càng cao thì thoát hơi nước càng thấp.

Chọn C


Cùng chủ đề:

Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Đề số 5 - Chương 2 - Sinh học 11
Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Đề số 5 - Chương 3 - Sinh học 11
Đề kiểm tra giữa kì 1 Sinh 11 - Đề số 1 có lời giải chi tiết
Đề kiểm tra giữa kì 1 Sinh 11 - Đề số 2 có lời giải chi tiết
Đề kiểm tra giữa kì 1 Sinh 11 - Đề số 3 có lời giải chi tiết
Đề kiểm tra giữa kì 1 Sinh 11 - Đề số 4 có lời giải chi tiết
Đề kiểm tra giữa kì 2 Sinh 11 - Đề số 1 có lời giải chi tiết
Đề kiểm tra giữa kì 2 Sinh 11 - Đề số 2 có lời giải chi tiết
Đề kiểm tra giữa kì 2 Sinh 11 - Đề số 3 có lời giải chi tiết
Đề kiểm tra giữa kì 2 Sinh 11 - Đề số 4 có lời giải chi tiết
Đề kiểm tra giữa kì 2 Sinh 11 - Đề số 5 có lời giải chi tiết