Đề kiểm tra học kì 2 Toán 4 Kết nối tri thức - Đề số 5
Hồng nói hai phân số \(\frac{{48}}{{92}}\)và \[\frac{{36}}{{69}}\] bằng nhau, nhưng Lan lại nói chúng không bằng nhau. Em hãy cho biết bạn nào nói đúng? . Lớp 4A có 16 học sinh nam và số học sinh nữ bằng \(\frac{9}{8}\) số học sinh nam. Hỏi lớp 4A có bao nhiêu học sinh nữ ? Một tổ sản xuất có 25 công nhân. Tháng thứ nhất tổ đó làm được 954 sản phẩm, tháng thứ hai làm được 821 sản phẩm, tháng thứ ba làm được 1 350 sản phẩm. Hỏi trong cả ba tháng đó trung bình mỗi công nhân của tổ đó làm được ba
Đề bài
Hồng nói hai phân số \(\frac{{48}}{{92}}\)và \(\frac{{36}}{{69}}\) bằng nhau, nhưng Lan lại nói chúng không bằng nhau. Em hãy cho biết bạn nào nói đúng?
-
A.
Hồng nói đúng
-
B.
Lan nói đúng
-
C.
Cả hai bạn nói đúng
-
D.
Không bạn nào nói đúng
Lớp 4A có 16 học sinh nam và số học sinh nữ bằng \(\frac{9}{8}\) số học sinh nam. Hỏi lớp 4A có bao nhiêu học sinh nữ ?
-
A.
16 học sinh
-
B.
18 học sinh
-
C.
20 học sinh
-
D.
22 học sinh
Một tổ sản xuất có 25 công nhân. Tháng thứ nhất tổ đó làm được 954 sản phẩm, tháng thứ hai làm được 821 sản phẩm, tháng thứ ba làm được 1 350 sản phẩm. Hỏi trong cả ba tháng đó trung bình mỗi công nhân của tổ đó làm được bao nhiêu sản phẩm?
-
A.
150 sản phẩm
-
B.
3 125 sản phẩm
-
C.
3 150 sản phẩm
-
D.
125 sản phẩm
Sắp xếp các phân số \(\frac{{15}}{{18}};\frac{3}{2};\frac{5}{2};\frac{5}{7}\) theo thứ tự từ lớn đến bé là:
-
A.
\(\frac{5}{7};\frac{{15}}{{18}};\frac{3}{2};\frac{5}{2}\)
-
B.
\(\frac{3}{2};\frac{5}{7};\frac{{15}}{{18}};\frac{5}{2}\)
-
C.
\(\frac{5}{2};\frac{3}{2};\frac{5}{7};\frac{{15}}{{18}}\)
-
D.
\(\frac{5}{2};\frac{3}{2};\frac{{15}}{{18}};\frac{5}{7}\)
Hùng được bố cho 100 000 đồng để mua truyện tranh. Biết 3 quyển truyện có giá 39 000 đồng. Nếu Hùng đưa cô bán hàng 100 000 đồng để mua 7 quyển truyện như thế thì cô bán hàng phải trả lại Hùng bao nhiêu tiền?
-
A.
13 000 đồng
-
B.
91 000 đồng
-
C.
10 000 đồng
-
D.
9 000 đồng
Phân số nào không bằng phân số \(\frac{9}{{15}}\)?
-
A.
\(\frac{{21}}{{35}}\)
-
B.
\(\frac{{18}}{{30}}\)
-
C.
\(\frac{7}{{10}}\)
-
D.
\(\frac{3}{5}\)
Lời giải và đáp án
Hồng nói hai phân số \(\frac{{48}}{{92}}\)và \(\frac{{36}}{{69}}\) bằng nhau, nhưng Lan lại nói chúng không bằng nhau. Em hãy cho biết bạn nào nói đúng?
-
A.
Hồng nói đúng
-
B.
Lan nói đúng
-
C.
Cả hai bạn nói đúng
-
D.
Không bạn nào nói đúng
Đáp án : A
So sánh hai phân số
Ta có:
\(\frac{{48}}{{92}} = \frac{{48:4}}{{92:4}} = \frac{{12}}{{23}}\)
\(\frac{{36}}{{69}} = \frac{{36:3}}{{69:3}} = \frac{{12}}{{23}}\)
Vậy \(\frac{{48}}{{92}} = \frac{{36}}{{69}}\). Bạn Hồng đã nói đúng.
Đáp án: A
Lớp 4A có 16 học sinh nam và số học sinh nữ bằng \(\frac{9}{8}\) số học sinh nam. Hỏi lớp 4A có bao nhiêu học sinh nữ ?
-
A.
16 học sinh
-
B.
18 học sinh
-
C.
20 học sinh
-
D.
22 học sinh
Đáp án : B
Số học sinh nữ của lớp 4A = Số học sinh nam x \(\frac{9}{8}\)
Số học sinh nữ của lớp 4A là: 16 x \(\frac{9}{8}\) = 18 học sinh
Đáp án B.
Một tổ sản xuất có 25 công nhân. Tháng thứ nhất tổ đó làm được 954 sản phẩm, tháng thứ hai làm được 821 sản phẩm, tháng thứ ba làm được 1 350 sản phẩm. Hỏi trong cả ba tháng đó trung bình mỗi công nhân của tổ đó làm được bao nhiêu sản phẩm?
-
A.
150 sản phẩm
-
B.
3 125 sản phẩm
-
C.
3 150 sản phẩm
-
D.
125 sản phẩm
Đáp án : D
Số sản phẩm trung bình mỗi công nhân làm được = Tổng số sản phẩm làm trong 3 tháng : số công nhân
Trong cả ba tháng đó trung bình mỗi công nhân của tổ đó làm được số sản phẩm là:
(954 + 821 + 1 350) : 25 = 125 (công nhân)
Đáp số: 125 công nhân
Đáp án D.
Sắp xếp các phân số \(\frac{{15}}{{18}};\frac{3}{2};\frac{5}{2};\frac{5}{7}\) theo thứ tự từ lớn đến bé là:
-
A.
\(\frac{5}{7};\frac{{15}}{{18}};\frac{3}{2};\frac{5}{2}\)
-
B.
\(\frac{3}{2};\frac{5}{7};\frac{{15}}{{18}};\frac{5}{2}\)
-
C.
\(\frac{5}{2};\frac{3}{2};\frac{5}{7};\frac{{15}}{{18}}\)
-
D.
\(\frac{5}{2};\frac{3}{2};\frac{{15}}{{18}};\frac{5}{7}\)
Đáp án : D
- So sánh các phân số
- Sắp xếp theo thứ tự từ bé đến lớn
- Các phân số lớn hơn 1:\(\frac{3}{2};\frac{5}{2}\)
Ta có: \(\frac{5}{2} > \frac{3}{2}\) Vì đây là 2 phân số có mẫu số giống nhau (đều là 2); có tử số (5>3)
- Các phân số nhỏ hơn 1:\(\frac{{15}}{{18}};\frac{5}{7}\)
Ta có:
\(\frac{{15}}{{18}} = \frac{5}{6}\) Ta so sánh \(\frac{5}{6}\)>\(\frac{5}{7}\) (Vì hai phân số có tử số giống nhau, phân số nào có mẫu số bé hơn thì phân số đó lớn hơn)
Nên \(\frac{{15}}{{18}}\)>\(\frac{5}{7}\)
Vậy sắp xếp các phân số theo thứ tự từ bé đến lớn là: \(\frac{5}{2};\frac{3}{2};\frac{{15}}{{18}};\frac{5}{7}\)
Đáp án D.
Hùng được bố cho 100 000 đồng để mua truyện tranh. Biết 3 quyển truyện có giá 39 000 đồng. Nếu Hùng đưa cô bán hàng 100 000 đồng để mua 7 quyển truyện như thế thì cô bán hàng phải trả lại Hùng bao nhiêu tiền?
-
A.
13 000 đồng
-
B.
91 000 đồng
-
C.
10 000 đồng
-
D.
9 000 đồng
Đáp án : D
- Tìm giá tiền của 1 quyển truyện tranh
- Tìm giá tiền của 7 quyển truyện tranh
- Tìm số tiền cô bán hàng cần trả lại
Giá tiền của 1 quyển truyện tranh là:
39 000 : 3 = 13 000 (đồng)
Giá tiền của 7 quyển truyện tranh là:
13 000 x 7 = 91 000 (đồng)
Cô bán hàng phải trả lại Hùng số tiền là:
100 000 – 91 000 = 9 000 (đồng)
Đáp số: 9 000 đồng
Đáp án D.
Phân số nào không bằng phân số \(\frac{9}{{15}}\)?
-
A.
\(\frac{{21}}{{35}}\)
-
B.
\(\frac{{18}}{{30}}\)
-
C.
\(\frac{7}{{10}}\)
-
D.
\(\frac{3}{5}\)
Đáp án : C
Dựa vào tính chất cơ bản của phân số:
- Nếu nhân cả tử số và mẫu số của một phân số với cùng một số tự nhiên khác 0 thì được một phân số bằng phân số đã cho.
- Nếu chia hết cả tử số và mẫu số của một phân số cho cùng một số tự nhiên khác 0 thì được một phân số bằng phân số đã cho.
\(\frac{{21}}{{35}} = \frac{{21:7}}{{35:7}} = \frac{3}{5} = \frac{{3 \times 3}}{{5 \times 3}} = \frac{9}{{15}}\)
\(\frac{{18}}{{30}} = \frac{{18:2}}{{30:2}} = \frac{9}{{15}}\)
\(\frac{3}{5} = \frac{{3 \times 3}}{{5 \times 3}} = \frac{9}{{15}}\)
Đáp án C.
- Muốn cộng hoặc trừ hai phân số khác mẫu số, ta quy đồng mẫu số hai phân số đó, rồi cộng hoặc trừ hai phân số sau khi quy đồng.
- Muốn nhân hai phân số, ta lấy tử số nhân với tử số, mẫu số nhân với mẫu số.
- Muốn chia hai phân số, ta lấy phân số thứ nhất nhân với phân số đảo ngược của phân số thứ hai.
a) \(\frac{5}{{24}} + \frac{3}{4} = \frac{5}{{24}} + \frac{{18}}{{24}} = \frac{{23}}{{24}}\)
b) \(4 - \frac{5}{8} = \frac{{32}}{8} - \frac{5}{8} = \frac{{27}}{8}\)
c) \(\frac{7}{{12}} \times \frac{9}{{14}} = \frac{{7 \times 9}}{{12 \times 14}} = \frac{{7 \times 3 \times 3}}{{4 \times 3 \times 7 \times 2}} = \frac{3}{8}\)
d) \(\frac{4}{{13}}:\frac{5}{6} = \frac{4}{{13}} \times \frac{6}{5} = \frac{{4 \times 6}}{{13 \times 5}} = \frac{{24}}{{65}}\)
Dựa vào cách tìm thành phần chưa biết của phép tính
a) (1 280 + ?) x 12 = 45 924
1 280 + ? = 45 924 : 12
1 280 + ? = 3 827
? = 3 827 - 1 280
? = 2 547
b) ? + 61 728 : 24 = 4 150
? + 2 572 = 4 150
? = 1 578
Số viên bi của Hùng = (Số viên bi của An + Số viên bi của Bình) : 2
Số viên bi của Dũng = (Số viên bi của Bình + Số viên bi của Hùng) : 2
Hùng có số viên bi là:
(16 + 20) : 2 = 18 (viên bi)
Dũng có số viên bi là:
(20 + 18) : 2 = 19 (viên bi)
Đáp số: 19 viên bi
Tính số quyển vở tổ 1 nhận được
Tính số quyển vở tổ 2 nhận được
Tính số quyển vở tổ 3 nhận được
Tổ 1 nhận được số quyển vở là:
40 x \(\frac{1}{4}\) = 10 (quyển)
Tổ 2 nhận được số quyền 1 vở là:
(40 - 10) x \(\frac{2}{5}\) = 12 (quyển)
Tổ 3 nhận được số quyển vở là:
40 - 10 - 12 = 18 (quyển)
Đáp số: 18 quyển vở
- Áp dụng cộng thức: a x b + a x c = a x (b + c)
- Áp dụng tính chất giao hoán, kết hợp của phép nhân
a) 125 x 17 x 5 x 16
= 125 x 17 x 5 x 8 x 2
= (125 x 8) x (5 x 2) x 17
= 1 000 x 10 x 17
= 170 000
b)
\(\begin{array}{l}\frac{5}{9} \times \frac{8}{{17}} + \frac{4}{9} \times \frac{8}{{17}}\\ = \frac{8}{{17}} \times \left( {\frac{5}{9} + \frac{4}{9}} \right)\\ = \frac{8}{{17}} \times 1\\ = \frac{8}{{17}}\end{array}\)