Đề ôn tập hè lớp 4 lên lớp 5 môn Tiếng Việt - Đề số 8
Tải vềChi tiết nào cho thấy lộc cây phát triển rất nhanh? Vì sao tác giả ngẩn ngơ nhìn vòm đa? Vì sao tác giả lại cảm thấy “lòng tôi vừa ấm lại trong phút chốc” và “chợt nao nao buồn”? Dòng nào dưới đây chỉ gồm từ láy? Trong câu “Những vòm lộc non đang đung đưa kia vẫn ru tôi nhè nhẹ trở lại quê nhà trong thoáng chốc”, bộ phận nào là chủ ngữ? Trong câu “Ở phương nam nắng gió thừa thãi này, được chứng kiến những mầm đa còn non tơ, quả thật là giây phút hiếm hoi” có mấy tính từ? Câu nào dưới đây là câu
Đề bài
Phần I. Trắc nghiệm
Đọc:
Lộc non
Ở phương nam nắng gió thừa thãi này, được chứng kiến những mầm đa còn non tơ, quả thật là giây phút hiếm hoi.
Ban sáng, lộc cây vừa mới nhú. Lá non còn cuộn tròn trong búp, chỉ hơi hé mở. Đến trưa lá đã xòe tung. Sáng hôm sau, lá đã xanh đậm lẫn vào màu xanh bình thường của các loài cây khác.
Tôi ngẩn ngơ nhìn vòm đa bên kia đường đang nảy lộc. Không có mưa bụi lất phất như rây bột. Không có một chút rét ngọt. Trời vẫn chang chang nắng. Những vòm lộc non đang đung đưa kia vẫn ru tôi nhè nhẹ trở lại quê nhà trong thoáng chốc. Lòng đường vẫn loang loáng bóng người, xe qua lại. Chẳng ai để ý đến vòm cây đang lặng lẽ chuyển mùa.
Nhưng kìa, một cô bé đang đạp xe đi tới. Cô ngước nhìn vòm cây, mỉm cười. Xe chầm chậm dừng lại. Vẫn ngồi trên yên xe, cô ngửa cổ nheo mắt nhìn lên vòm xanh. Có một đợt gió, cây rung cành, rủ xuống lả tả những vỏ búp màu hồng nhạt. Cô bé rụt cổ lại cười thích thú, cái cười không thành tiếng. Cô dang tay, cố tóm bắt những chiếc vỏ búp xinh xinh. Cứ thế, cô bé đứng dưới gốc đa một lát rồi chầm chậm đạp xe đi. Vừa đạp, cô bé vừa ngoái đầu lại như bịn rịn... Rồi bóng cô chìm dần giữa dòng người.
Lòng tôi vừa ấm lại trong phút chốc, chợt nao nao buồn.
(Trần Hoài Dương)
Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng
Câu 1: Chi tiết nào cho thấy lộc cây phát triển rất nhanh?
A. Ở phương nam nắng gió thừa thãi này, được chứng kiến những mầm đa còn non tơ, quả thật là giây phút hiếm hoi
B. Ban sáng, lộc cây vừa mới nhú; đến trưa, lá đã xòe tung và hôm sau, lá đã xanh đậm
C. Những vòm lộc non đang đung đưa ru tôi nhè nhẹ trở lại quê nhà
D. Ban đêm, lộc cây vừa mới nhú; đến trưa, lá đã xòe tung và hôm sau, lá đã xanh đậm
Câu 2: Vì sao tác giả ngẩn ngơ nhìn vòm đa?
A. Vì thấy lộc đa biến đổi nhanh quá
B. Vì vòm lộc đa làm tác giả chạnh lòng nhớ quê nhà ở miền Bắc
C. Vì tác giả chưa bao giờ nhìn thấy vòm đa
D. Vì thấy lộc đa biến đổi chậm quá
Câu 3: Vì sao tác giả lại cảm thấy “lòng tôi vừa ấm lại trong phút chốc” và “chợt nao nao buồn”?
A. Vì lộc non làm tác giả thấy lòng ấm áp nhưng nó trở thành chiếc lá quá nhanh
B. Vì cô bé đạp xe đến rồi đi lẫn vào dòng người quá nhanh
C. Vì đó là tâm trạng khi nghĩ về quê hương: quê hương có bao điều ấm áp nhưng xa quê, nhớ quê nên nao nao buồn
D. Vì cô bé đi bộ đến rồi đi lẫn vào dòng người quá nhanh
Câu 4: Dòng nào dưới đây chỉ gồm từ láy?
A. Tươi tốt, hiếm hoi, ngẩn ngơ, chang chang
B. Lất phất, đung đưa, loang loáng, lặng lẽ
C. Nhỏ nhẹ, chang chang, nhè nhẹ, bịn rịn
D. Đung đưa, loang loáng, bịn rịn, tươi tốt
Câu 5: Trong câu “Những vòm lộc non đang đung đưa kia vẫn ru tôi nhè nhẹ trở lại quê nhà trong thoáng chốc”, bộ phận nào là chủ ngữ?
A. Những vòm lộc non
B. Những vòm lộc non đang đung đưa
C. Những vòm lộc non đang đung đưa kia
D. Những vòm lộc non đang đung đưa kia vẫn ru tôi nhè nhẹ
Câu 6: Trong câu “Ở phương nam nắng gió thừa thãi này, được chứng kiến những mầm đa còn non tơ, quả thật là giây phút hiếm hoi” có mấy tính từ?
A. Một tính từ
B. Hai tính từ
C. Ba tính từ
D. Bốn tính từ
Câu 7: Câu nào dưới đây là câu kể “Ai làm gì?”
A. Cô ngửa cổ nheo mắt nhìn lên vòm xanh
B. Lòng tôi vừa ấm lại trong phút chốc, chợt nao nao buồn
C. Tôi biết trời vẫn chang chang nắng
D. Ban sáng, lộc cây vừa mới nhú
Câu 8: Trong câu “Vẫn ngồi trên yên xe, cô ngửa cổ nheo mắt nhìn lên vòm xanh” có mấy động từ?
A. Một động từ
B. Hai động từ
C. Ba động từ
D. Bốn động từ
Phần II. Tự luận
Câu 1: Nghe – viết:
Thắng biển
Mặt trời lên cao dần. Gió đã bắt đầu mạnh. Gió lên, nước biển càng dữ. Khoảng mênh mông ầm ĩ càng lan rộng mãi vào. Biển cả muốn nuốt con đê mỏng manh như con mập đớp con cá chim nhỏ bé.
Một tiếng ào dữ dội. Như một đàn cá voi lớn, sóng trào qua những cây vẹt cao nhất, vụt vào thân đê rào rào. Một cuộc vật lộn dữ dội diễn ra. Một bên là biển, là gió, trong một cơn giận dữ điên cuồng. Một bên là hàng ngàn người với hai bàn tay và những dụng cụ thô sơ, với tinh thần quyết tâm chống giữ.
Chu Văn
Câu 2: Xác định trạng ngữ, chủ ngữ và vị ngữ cho các câu sau:
a. Để đạt được kết quả cao trong kì thi sắp tới, Mai đã cố gắng không ngừng.
b. Sau tiếng trống trường, học sinh chạy ùa ra sân trường như đàn ong vỡ tổ.
c. Trước mắt Nam, một ngôi nhà cổ kính hiện ra.
Câu 3: Nối các câu văn chứa dấu gạch ngang với tác dụng tương ứng:
Câu 4: Em hãy viết một bài văn tả cảnh thiên nhiên mà em thích.
-------- Hết --------
Đáp án
HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
Phần I. Trắc nghiệm
Câu 1: Chi tiết nào cho thấy lộc cây phát triển rất nhanh? A. Ở phương nam nắng gió thừa thãi này, được chứng kiến những mầm đa còn non tơ, quả thật là giây phút hiếm hoi B. Ban sáng, lộc cây vừa mới nhú; đến trưa, lá đã xòe tung và hôm sau, lá đã xanh đậm C. Những vòm lộc non đang đung đưa ru tôi nhè nhẹ trở lại quê nhà D. Ban đêm, lộc cây vừa mới nhú; đến trưa, lá đã xòe tung và hôm sau, lá đã xanh đậm |
Phương pháp:
Em đọc kĩ đoạn văn sau để chọn đáp án đúng nhất:
“Ban sáng, lộc cây vừa mới nhú. Lá non còn cuộn tròn trong búp, chỉ hơi hé mở. Đến trưa lá đã xòe tung. Sáng hôm sau, lá đã xanh đậm lẫn vào màu xanh bình thường của các loài cây khác.”
Cách giải:
Chi tiết cho thấy lộc cây phát triển rất nhanh là: Ban sáng, lộc cây vừa mới nhú; đến trưa, lá đã xòe tung và hôm sau, lá đã xanh đậm
Chọn B.
Câu 2: Vì sao tác giả ngẩn ngơ nhìn vòm đa? A. Vì thấy lộc đa biến đổi nhanh quá B. Vì vòm lộc đa làm tác giả chạnh lòng nhớ quê nhà ở miền Bắc C. Vì tác giả chưa bao giờ nhìn thấy vòm đa D. Vì thấy lộc đa biến đổi chậm quá |
Phương pháp:
Em đọc kĩ đoạn văn sau và suy nghĩ lí do tác giả ngẩn ngơ nhìn vòm đa:
“Ở phương nam nắng gió thừa thãi này, được chứng kiến những mầm đa còn non tơ, quả thật là giây phút hiếm hoi.”
Cách giải:
Tác giả ngẩn ngơ nhìn vòm đa vì vòm lộc đa làm tác giả chạnh lòng nhớ quê nhà ở miền Bắc
Chọn B.
Câu 3: Vì sao tác giả lại cảm thấy “lòng tôi vừa ấm lại trong phút chốc” và “chợt nao nao buồn”? A. Vì lộc non làm tác giả thấy lòng ấm áp nhưng nó trở thành chiếc lá quá nhanh B. Vì cô bé đạp xe đến rồi đi lẫn vào dòng người quá nhanh C. Vì đó là tâm trạng khi nghĩ về quê hương: quê hương có bao điều ấm áp nhưng xa quê, nhớ quê nên nao nao buồn D. Vì cô bé đi bộ đến rồi đi lẫn vào dòng người quá nhanh |
Phương pháp:
Em đọc kĩ các đáp án và lựa chọn đáp án đúng nhất.
Cách giải:
Tác giả chợt cảm thấy “lòng tôi vừa ấm lại trong phút chốc” và “chợt nao nao buồn” vì đó là tâm trạng khi nghĩ về quê hương: quê hương có bao điều ấm áp nhưng xa quê, nhớ quê nên nao nao buồn
Chọn C.
Câu 4: Dòng nào dưới đây chỉ gồm từ láy? A. Tươi tốt, hiếm hoi, ngẩn ngơ, chang chang B. Lất phất, đung đưa, loang loáng, lặng lẽ C. Nhỏ nhẹ, chang chang, nhè nhẹ, bịn rịn D. Đung đưa, loang loáng, bịn rịn, tươi tốt |
Phương pháp:
Em đọc kĩ các từ ngữ ở mỗi đáp án và xác định xem đó là từ láy hay từ ghép.
Từ láy là từ phối hợp những tiếng có âm đầu hay vần (hoặc cả âm đầu và vần) giống nhau.
Cách giải:
Dòng chỉ gồm từ láy là: lất phất, đung đưa, loang loáng, lặng lẽ
Chọn B.
Câu 5: Trong câu “Những vòm lộc non đang đung đưa kia vẫn ru tôi nhè nhẹ trở lại quê nhà trong thoáng chốc”, bộ phận nào là chủ ngữ? A. Những vòm lộc non B. Những vòm lộc non đang đung đưa C. Những vòm lộc non đang đung đưa kia D. Những vòm lộc non đang đung đưa kia vẫn ru tôi nhè nhẹ |
Phương pháp:
Em đọc kĩ câu văn và xác định chủ ngữ của câu
Lời giải chi tiết:
Chủ ngữ của câu trên là Những vòm lộc non đang đung đưa kia
Chọn C.
Câu 6: Trong câu “Ở phương nam nắng gió thừa thãi này, được chứng kiến những mầm đa còn non tơ, quả thật là giây phút hiếm hoi” có mấy tính từ? A. Một tính từ B. Hai tính từ C. Ba tính từ D. Bốn tính từ |
Phương pháp:
Em đọc kĩ câu văn và xác định các tính từ có trong đó.
Tính từ là những từ miêu tả đặc điểm hoặc tính chất của sự vật, hoạt động, trạng thái.
Cách giải:
Các tính từ trong câu văn là: thừa thãi, non tơ, hiếm hoi
=> Có ba tính từ
Chọn C.
Câu 7: Câu nào dưới đây là câu kể “Ai làm gì?” A. Cô ngửa cổ nheo mắt nhìn lên vòm xanh B. Lòng tôi vừa ấm lại trong phút chốc, chợt nao nao buồn C. Tôi biết trời vẫn chang chang nắng D. Ban sáng, lộc cây vừa mới nhú |
Phương pháp:
Em đọc kĩ các đáp án và lựa chọn đáp án đúng nhất.
Câu kể Ai là gì? là câu có chủ ngữ trả lời cho câu hỏi Ai?, vị ngữ trả lời cho câu hỏi Làm gì?
Cách giải:
Câu Cô ngửa cổ nheo mắt nhìn lên vòm xanh là câu kể Ai làm gì?
Chọn A.
Câu 8: Trong câu “Vẫn ngồi trên yên xe, cô ngửa cổ nheo mắt nhìn lên vòm xanh” có mấy động từ? A. Một động từ B. Hai động từ C. Ba động từ D. Bốn động từ |
Phương pháp:
Em đọc kĩ câu văn và xác định các động từ có trong đó.
Động từ là những từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật.
Cách giải:
Các động từ có trong câu là: ngồi, ngửa, nheo, nhìn
=> Có bốn động từ
Chọn D.
Phần II. Tự luận
Câu 1: Nghe – viết: Thắng biển Mặt trời lên cao dần. Gió đã bắt đầu mạnh. Gió lên, nước biển càng dữ. Khoảng mênh mông ầm ĩ càng lan rộng mãi vào. Biển cả muốn nuốt con đê mỏng manh như con mập đớp con cá chim nhỏ bé. Một tiếng ào dữ dội. Như một đàn cá voi lớn, sóng trào qua những cây vẹt cao nhất, vụt vào thân đê rào rào. Một cuộc vật lộn dữ dội diễn ra. Một bên là biển, là gió, trong một cơn giận dữ điên cuồng. Một bên là hàng ngàn người với hai bàn tay và những dụng cụ thô sơ, với tinh thần quyết tâm chống giữ. Chu Văn |
Phương pháp:
Em viết đoạn văn vào vở, giấy kiểm tra
Cách giải:
Em chủ động hoàn thành bài chính tả.
Chú ý:
- Viết đúng chính tả
- Trình bày sạch đẹp
Câu 2: Xác định trạng ngữ, chủ ngữ và vị ngữ cho các câu sau: a. Để đạt được kết quả cao trong kì thi sắp tới, Mai đã cố gắng không ngừng. b. Sau tiếng trống trường, học sinh chạy ùa ra sân trường như đàn ong vỡ tổ. c. Trước mắt Nam, một ngôi nhà cổ kính hiện ra. |
Phương pháp:
Em đọc kĩ từng câu và phân tích cấu tạo của mỗi câu đó.
Cách giải:
Câu 3: Nối các câu văn chứa dấu gạch ngang với tác dụng tương ứng:
|
Phươn g pháp:
Em đọc kĩ các câu văn ở cột bên trái và xác định tác dụng của dấu gạch ngang được sử dụng trong câu để nối cho phù hợp.
Cách giải:
Câu 4: Em hãy viết một bài văn tả cảnh thiên nhiên mà em thích. |
Phương pháp:
Em dựa vào dàn ý sau để hoàn thành bài văn.
Mở bài: Giới thiệu cảnh đẹp ở quê hương mà em định tả
- Đó là cảnh gì?
- Cảnh đó ở đâu?
Thân bài:
a. Tả bao quát:
Nêu đặc điểm nổi bật của cảnh
b. Tả chi tiết:
- Cảnh bao gồm địa hình gì?
- Nhìn xa cảnh như thế nào?
- Khi đến gần cảnh thế nào?
- Cảnh vật nơi đó như thế nào?
- Con người sinh hoạt thế nào?
Kết bài: Cảm nghĩ của em về cảnh đẹp đó
Cách giải:
Bài tham khảo 1:
Tháng mười nắng vàng hoe. Ban đêm sao lấp lánh bầu trời xanh. Trăng sáng vằng vặc. Mọi người, mọi nhà trong làng em đều náo nức sửa soạn. Các mẹ các chị đi chợ về sớm hơn. Liềm hái, xe công nông được sửa sang. Lúa ngoài đồng ửng vàng lên. Sớm nay, tiếng gà gáy sáng vừa râm ran, cả làng Bàng đã tấp nập kéo ra đồng đông vui như ngày hội. Vụ gặt đã bắt đầu.
"Ba tháng trồng cây không bằng một ngày trông quả". Một vụ mùa bội thu. Năm năm liền được mùa. Niềm vui hiện lên từng khuôn mặt rạng rỡ. Cây rơm chất đầy, cao ngất, vàng ươm. Lúa vàng óng, khô giòn phơi đầy sân, đóng bao xếp đầy nhà. Tiếng điếu cày của bố rít lên nghe giòn hơn mỗi sáng, mỗi chiều. Mẹ bán thêm lứa lợn, bàn với bố việc sửa nhà.
Cánh đồng làng sau một tuần chỉ còn trơ gốc rạ. Chúng em chuẩn bị thả diều. Sau mùa gặt cả làng vui. Nồi cơm gạo trắng thơm, mẹ xới đầy, giục đàn con mỗi đứa ăn thêm bát nữa.
Bài tham khảo 2:
Đêm nay là ngày trăng rằm nên trăng rất sáng và tròn. Trăng đang trải những ánh vàng khắp không gian.
Ánh nắng chiều vừa tắt, mặt trăng từ từ nhô lên. Lát sau trăng lên cao dần, tròn vành vạnh và vàng óng như chiếc đĩa bạc to. Bầu trời bây giờ trong vắt, thăm thẳm và cao. Hàng ngàn ngôi sao lấp lánh như những viên ngọc quý vây quanh mặt trăng. Mây trắng lững lờ trôi. Thỉnh thoảng có những dải mây mỏng vắt ngang qua mặt trăng rồi dần đứt hẳn. Càng lên cao dường như mặt trăng càng nhỏ lại, sáng vằng vặc. Đưa mắt nhìn không gian xung quanh, đâu đâu cũng một màu vàng dịu mát, êm ái. Ánh sáng phủ lên thôn xóm, làng mạc, đồng ruộng. Ngoài trời gió thổi hiu hiu. Trong vườn, mấy khóm hoa nở trắng xóa, cỏ cây lay động xào xạc. Ánh trăng len lỏi soi vào những bụi cây. Bóng cây nghiêng mình soi xuống bức tường trước hiên nhà tạo nên bức tường hoa thật đẹp. Dưới ánh trăng sáng tỏ, em cùng mấy bạn hàng xóm thi nhau ca hát. Mấy cụ già ngồi trò chuyện, uống nước trà và ngắm trăng trên vỉa hè. Càng về khuya, cảnh vật càng tĩnh mịch, chỉ có những tiếng côn trùng hòa âm. Ánh trăng sáng đẹp cùng hơi sương ru ngủ muôn loài.
Đêm trăng đã để lại cho em ấn tượng về những cảnh đẹp quê hương. Em mong rằng quê hương mình mãi mãi có những đêm trăng dịu hiền, tươi đẹp như thế.
Bài tham khảo 3:
Làng tôi có nhiều cảnh đẹp, nhưng với tôi thì con sông Tương là một cánh đẹp mà tôi yêu mến nhất.
Từ núi rừng xa đổ về, dòng sông Tương càng về xuôi càng rộng thêm ra, nước êm đềm xanh biếc. Như một con rồng uốn lượn giữa màu xanh thẫm của đồng lúa, con sông ôm lấy làng Tiên Đô, nơi chôn nhau cắt rốn của tôi. Thằng Lý con chú Thông nói với tôi là có lần nó đã trèo lên ngọn đa làng, nó thấy sông Tương như tà áo, dải khăn thiên lí của cô Huệ đóng vai chèo Thị Mầu lên chùa, đẹp lắm.
Đôi bờ sông là những bãi đay, bãi ngô xanh rờn, những ruộng khoai, vạt rau xanh biêng biếc. Sông Tương hào phóng đã dành cho trẻ chăn trâu, cho lũ học trò làng tôi một bãi rộng để vật nhau và đá bóng trong suốt mấy tháng hè.
Chiếc cầu xi măng ba nhịp cho người và xe cộ đi qua. Ngày nào đi học về, tôi và các bạn nhỏ cũng đứng trên cầu, tay vịn vào lan can mà ngó bóng mình in rõ trên dòng nước cuồn cuộn chảy. Nước lao xao như hát.
Mỗi mùa, sông Tương có một vẻ đẹp riêng. Mùa thu nước sông trong veo, tưởng như có thể nhìn tận đáy. Đã có lần tôi thấy con cá chuối to dẫn đàn rồng rồng đi tìm mồi. Mùa đông, nhiều bãi cát trơ ra, sông Tương như hẹp lại, nước xanh đen. Mùa xuân đến, nước sông cứ dâng lên một ngày một đầy thêm, dòng sông cuồn cuộn uốn mình sau những trận mưa đầu nguồn, sau những cơn mưa rào liên tiếp. Cuối tháng ba sang đầu tháng tư, nước sông Tương chứa nhiều phù sa màu đỏ sẫm. Kênh máng tha hồ chở nước ngọt vào đồng, mang thêm phù sa màu mỡ cho những cánh đồng cao sản.
Làng tôi là đất học, là làng nghề. Thời đánh Mĩ, làng tôi có hơn 200 chàng trai, cô gái ra trận. Tôi cứ vẩn vơ nghĩ là nhờ có con sông Tương mà làng tôi mới nổi tiếng khắp vùng. Đã có lần, tôi làm thơ về dòng sông quê mẹ:Khi mặt trời lên, mặt sông lấp lánh như sao sa. Những buổi trưa nắng đẹp, dòng sông như một dải lụa hồng. Buổi chiều êm ả, sông Tương trở nên dịu dàng kì lạ. Một vài con cá quẫy, một chiếc thuyền câu nhẹ trôi, ba bốn con thuyền chở rau, thực phẩm đi về thị xã... gửi lại bờ tre, ruộng lúa, bãi dâu xanh một giọng hò, một câu hát. Con sông quê mẹ cần mẫn chở tình thương trang trải đêm ngày đi về mọi chốn gần xa. Mẹ tôi bảo: "Con gái làng Tiên Đô nhờ nước sông Tương mà cô nào cũng có nước da trắng, mái tóc dài đen mượt. Con trai hàng xứ say như điếu đổ... "