Đề số 1 - Đề kiểm tra giữa học kì 2 - Toán lớp 4 — Không quảng cáo

Giải toán 4, giải bài tập toán 4, để học tốt Toán 4 đầy đủ số học và hình học Đề kiểm tra giữa học kì 2 Toán 4


Đề số 1 - Đề kiểm tra giữa học kì 2 - Toán lớp 4

Tải về

Đáp án và lời giải chi tiết Đề số 1 - Đề kiểm tra giữa học kì 2 - Toán lớp 4

Đề bài

Phần 1. Trắc nghiệm (3 điểm)

Khoanh tròn vào đáp án đặt trước câu trả lời đúng:

Câu 1: Giá trị của chữ số 4 trong số 9 894 901 là:

A. 4 000 000                             B. 400 000

C. 40 000                                  D. 4000

Câu 2: Phân số \(\dfrac{{12}}{{18}}\) rút gọn về phân số tối giản là:

A. \(\dfrac{1}{2}\)                                          B. \(\dfrac{2}{3}\)

C. \(\dfrac{3}{4}\)                                          D. \(\dfrac{4}{5}\)

Câu 3: Số thích hợp để điền vào chỗ chấm 5 tấn 2 tạ = ….kg là:

A. 5020                                     B. 5200

C. 5002                                     D. 6200

Câu 4: Hình bình hành là hình:

A. Có hai cặp cạnh đối diện song song và bằng nhau.

B. Có bốn góc vuông và có hai cặp cạnh đối diện bằng nhau.

C. Có hai cặp cạnh đối diện bằng nhau.

D. Có bốn cạnh bằng nhau.

Câu 5: Phân số bé nhất trong các phân số \(\dfrac{1}{4};\,\,\,\dfrac{2}{7};\,\,\,\dfrac{1}{3};\,\,\,\dfrac{2}{9}\) là:

A. \(\dfrac{1}{3}\)                                            B. \(\dfrac{2}{7}\)

C. \(\dfrac{2}{9}\)                                            D. \(\dfrac{1}{4}\)

Câu 6. Một hình bình hành có độ dài đáy 23cm và chiều cao 14cm. Diện tích hình bình hành đó là:

A. 161cm 2 B. 188cm 2

C. 302m 2 D. 322m 2

Phần 2. Tự luận (7 điểm)

Bài 1 (2 điểm): Tính:

a) \(\dfrac{1}{3} + \dfrac{5}{4}\)                             b) \(\dfrac{4}{{12}} - \dfrac{1}{{15}}\)

c) \(\dfrac{2}{3} \times \dfrac{{15}}{8}\)                           d) \(\dfrac{2}{3}:\dfrac{8}{{21}}\)

………………………………………………………………………………………...........

………………………………………………………………………………………...........

………………………………………………………………………………………...........

Bài 2 (1 điểm): Tìm \(x\), biết:

a) \(x:2 = \dfrac{2}{3} + \dfrac{3}{4}\)

b) \(x \times \dfrac{1}{5} = 1 - \dfrac{3}{{25}}\)

………………………………………………………………………………………...........

………………………………………………………………………………………...........

………………………………………………………………………………………...........

Bài 3 (3 điểm): Một thửa ruộng hình chữ nhật có chiều dài 100m, chiều rộng bằng \(\dfrac{4}{5}\) chiều dài.

a) Tính chu vi và diện tích của thửa ruộng hình chữ nhật đó.

b) Trung bình cứ 100m 2 người ta thu hoạch được 120kg thóc. Hỏi trên cả thửa ruộng, người ta thu hoạch được bao nhiêu tạ thóc?

………………………………………………………………………………………...........

………………………………………………………………………………………...........

………………………………………………………………………………………...........

………………………………………………………………………………………...........

………………………………………………………………………………………...........

………………………………………………………………………………………...........

Bài 4 (1 điểm): Tính bằng cách thuận tiện nhất:

\(13 \times \dfrac{4}{{15}} + 4 \times \dfrac{4}{{15}} - 2 \times \dfrac{4}{{15}}\)

………………………………………………………………………………………...........

………………………………………………………………………………………...........

………………………………………………………………………………………...........

Lời giải chi tiết

Phần 1. Trắc nghiệm

Câu 1.

Phương pháp:

Xác định hàng của chữ số 4 trong số đã cho, từ đó tìm được giá trị của nó.

Cách giải:

Chữ số 4 trong số 9 894 901 thuộc hàng nghìn nên có giá trị là 4000.

Chọn D.

Câu 2.

Phương pháp:

Chia cả tử số và mẫu số của phân số \(\dfrac{{12}}{{18}}\) cho 6.

Cách giải:

Ta có: \(\dfrac{{12}}{{18}} = \dfrac{{12:6}}{{18:6}} = \dfrac{2}{3}\).

Vậy phân số \(\dfrac{{12}}{{18}}\) rút gọn về phân số tối giản là \(\dfrac{2}{3}.\)

Chọn B.

Câu 3.

Phương pháp:

Áp dụng kiến thức: 1 tấn = 1000kg và 1 tạ = 100kg.

Cách giải:

Ta có: 5 tấn 2 tạ = 5 tấn + 2 tạ = 5000kg + 200kg = 5200kg.

Chọn B.

Câu 4.

Phương pháp:

Xem lại lí thuyết về hình bình hành.

Cách giải:

Hình bình hành là hình có hai cặp cạnh đối diện song song và bằng nhau.

Chọn A.

Câu 5.

Phương pháp:

- Quy đồng tử số với tử số chung là 2.

- Trong hai phân số có cùng tử số, phân số nào có mẫu số lớn hơn thì bé hơn.

Cách giải:

Ta sẽ quy đồng tử số các phân số đã cho với tử số chung là 2.

\(\dfrac{1}{4} = \dfrac{{1 \times 2}}{{4 \times 2}} = \dfrac{2}{8};\,\,\)              \(\dfrac{1}{3} = \dfrac{{1 \times 2}}{{3 \times 2}} = \dfrac{2}{6};\,\,\)

Giữ nguyên hai phân số \(\dfrac{2}{7}\) và \(\dfrac{2}{9}.\)

Vì \(\dfrac{2}{9} < \dfrac{2}{8} < \dfrac{2}{7} < \dfrac{2}{6}\) nên \(\dfrac{2}{9} < \dfrac{1}{4} < \dfrac{2}{7} < \dfrac{1}{3}.\)

Vậy phân số bé nhất trong các phân số đã cho là \(\dfrac{2}{9}.\)

Chọn C.

Câu 6.

Phương pháp:

Muốn tính diện tích hình bình hành ta lấy độ dài đáy nhân với chiều cao (cùng một đơn vị đo).

Cách giải:

Diện tích hình bình hành đó là:

23 × 14 = 322 (cm 2 )

Đáp số: 322cm 2 .

Chọn D.

Phần 2. Tự luận

Bài 1.

Phương pháp:

Áp dụng các quy tắc:

- Muốn cộng (hoặc trừ) hai phân số khác mẫu số, ta quy đồng mẫu số hai phân số, rồi cộng (hoặc trừ) hai phân số đó.

- Muốn nhân hai phân số, ta lấy tử số nhân với tử số, mẫu số nhân với mẫu số.

- Muốn chia hai phân số ta lấy phân số thứ nhất nhân với phân số thứ hai đảo ngược.

Cách giải:

a) \(\dfrac{1}{3} + \dfrac{5}{4} = \dfrac{4}{{12}} + \dfrac{{15}}{{12}} = \dfrac{{19}}{{12}}\)

b) \(\dfrac{4}{{12}} - \dfrac{1}{{15}} = \dfrac{1}{3} - \dfrac{1}{{15}} \)\(= \dfrac{3}{{15}} - \dfrac{1}{{15}} = \dfrac{2}{{15}}\)

c) \(\dfrac{2}{3} \times \dfrac{{15}}{8} = \dfrac{{2 \times 15}}{{3 \times 8}}\)\( = \dfrac{{2 \times 3 \times 5}}{{3 \times 2 \times 4}} = \dfrac{5}{4}\)

d) \(\dfrac{2}{3}:\dfrac{8}{{21}} = \dfrac{2}{3} \times \dfrac{{21}}{8}\)\( = \dfrac{{2 \times 3 \times 7}}{{3 \times 2 \times 4}} = \dfrac{7}{4}\)

Bài 2 .

Phương pháp:

- Tính giá trị vế phải trước.

- Xác định vị trí của \(x\)trong phép tính rồi tìm \(x\)theo các quy tắc:

+ Muốn tìm số bị chia ta lấy thương nhân với số chia.

+ Muốn tìm thừa số chưa biết ta lấy tích chia cho thừa số đã biết.

Cách giải:

a) \(x:2 = \dfrac{2}{3} + \dfrac{3}{4}\)

\(x:2 = \dfrac{{17}}{{12}}\)

\(x = \dfrac{{17}}{{12}} \times 2\)

\(x = \dfrac{{17}}{6}\)

b) \(x \times \dfrac{1}{5} = 1 - \dfrac{3}{{25}}\)

\(x \times \dfrac{1}{5} = \dfrac{{22}}{{25}}\)

\(x = \dfrac{{22}}{{25}}:\dfrac{1}{5}\)

\(x = \dfrac{{22}}{5}\)

Bài 3.

Phương pháp:

a) - Tìm chiều rộng = chiều dài \( \times \dfrac{4}{5}\).

- Tìm chu vi =(chiều dài + chiều rộng) × 2.

- Tìm diện tích = chiều dài × chiều rộng.

b) - Tìm số thóc thu hoạch = diện tích : 100 × 120.

- Đổi số đo vừa tìm được sang đơn vị đo là tạ.

Cách giải:

a) Chiều rộng của thửa ruộng hình chữ nhật là:

100 × \(\dfrac{4}{5}\) = 80 (m)

Chu vi của thửa ruộng hình chữ nhật là:

(100 + 80) × 2 = 360 (m)

Diện tích của thửa ruộng hình chữ nhật là:

100 × 80 = 8000 (m 2 )

b) Trên cả thửa ruộng người ta thu hoạch được số tạ thóc là:

8000 : 100 × 120 = 9600 (kg)

9600kg = 96 tạ

Đáp số: a) 360m, 8000m 2 ;

b) 96 tạ thóc.

Bài 4 .

Phương pháp:

Áp dụng công thức: a × d + b × d – c × d = (a + b – c) × d.

Cách giải:

\(\begin{array}{l}13 \times \dfrac{4}{{15}} + 4 \times \dfrac{4}{{15}} - 2 \times \dfrac{4}{{15}}\\ = \left( {13 + 4 - 2} \right) \times \dfrac{4}{{15}}\\ = 15 \times \dfrac{4}{{15}} = \dfrac{{15 \times 4}}{{15}}\\ = 4\end{array}\)


Cùng chủ đề:

Lý thuyết yến, tạ, tấn
Lý thuyết đề - Xi - Mét vuông
Lý thuyết: Chia cho số có một chữ số
Lý thuyết: Ôn tập về hình học lớp 4
Lý thuyết: Ôn tập về đại lượng
Đề số 1 - Đề kiểm tra giữa học kì 2 - Toán lớp 4
Đề số 1 - Đề kiểm tra học kì 1 - Toán lớp 4
Đề số 1 - Đề kiểm tra học kì 2 (Đề thi học kì 2) - Toán lớp 4
Đề số 2 - Đề kiểm tra giữa học kì 2 - Toán lớp 4
Đề số 2 - Đề kiểm tra học kì 1 - Toán lớp 4
Đề số 2 - Đề kiểm tra học kì 2 (Đề thi học kì 2) - Toán lớp 4