Đề số 1 – Đề kiểm tra học kì 2 – Sinh 11
Tải vềĐáp án và lời giải chi tiết Đề số 1 - Đề kiểm tra học kì 2 (Đề thi học kì 2) - Sinh học 11
Đề bài
Câu 1.
a. Thế nào là sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp?
b. Mô phân sinh là gì?
c. Hãy cho biết cây hai lá mầm trong hình bên có những loại mô phân sinh nào tương ứng với vị trí 1, 2, 3? Tác dụng của mỗi loại mô phân sinh đó là gì?
Câu 2.
a. Chú thích các giai đoạn 1, 2, 3, 4 của hình bên.
b. Hình bên thuộc hình thức phát triển nào? Trình bày đặc điểm của hình thức phát triển này.
c. Tại sao hiện tượng rắn lột xác không phải là biến thái?
Câu 3.
a. Vào tuổi dậy thì của nam và nữ, hoocmôn nào được tiết ra nhiều làm cơ thể thay đổi mạnh về thể chất và tâm sinh lý?
b. Từ đó trình bày vai trò của các hoocmôn này đối với sự thay đổi thể chất và tâm sinh lý của nam và nữ ở tuổi dậy thì.
Câu 4.
a. Trong các hình thức sinh sản sau đây, hình thức nào thuộc sinh sản vô tính hoặc sinh sản hữu tính?
1. Cây mới được tạo ra từ 1 đoạn thân cắm xuống đất.
2. Từ 1 quả của cây mẹ sinh ra nhiều cây con.
3. Ở rau má, cơ thể con được hình thành từ thân bò.
4. Cây mạ được mọc lên từ hạt lúa.
5. Cây mới được mọc ra từ những chồi mới trên gốc 1 cây đã bị chặt.
b. Hãy cho biết ưu điểm của sinh sản hữu tính so với sinh sản vô tính ở thực vật?
Câu 5.
a. Thụ phấn là gì và gồm có các hình thức thụ phấn nào?
b. Khi cho hạt phấn của cây bắp rơi vào đầu nhụy của cây mía thì có xảy ra sự thụ phấn không? Tại sao?
c. Trình bày nguồn gốc của hạt và quả.
Lời giải chi tiết
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
Câu 1
a. Phân biệt sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp:
+ Sinh trưởng sơ cấp là sự sinh trưởng làm tăng chiều dài của thân cây và rễ cây.
+ Sinh trưởng thứ cấp là sinh trưởng làm tăng bề dày (đường kính) của thân cây.
b. Khái niệm về mô phân sinh:
Là nhóm các tế bào chưa phân hóa,
duy trì khả năng nguyên phân.
c. Các loại mô phân sinh và tác dụng:
1- Mô phân sinh đỉnh:→ Giúp đỉnh chồi dài ra.
2- Mô phân sinh bên:→Giúp thân cây to ra.
3- Mô phân sinh đỉnh rễ:→Giúp đỉnh rễ dài ra.
Câu 2
a. Chú thích hình:
(1): Trứng đã phát triển thành phôi
(2): Sâu bướm.
(3): Nhộng.
(4): Bướm chui ra từ nhộng.
B. Kiểu phát triển của động vật:→ Phát triển qua biến thái hoàn toàn.
Đặc điểm:
- Con non hoàn toàn con trưởng thành về cấu tạo cơ thể và sinh lí.
- Phát triển qua giai đoạn trung gian.
c. Giải thích:
Đặc điểm hình thái cấu tạo của rắn khi mới sinh đã gần hoàn thiện như con trưởng thành, lột xác để bỏ lớp vỏ sừng cũ, tạo điều kiện cho cơ thể lớn lên.
Câu 3
a. Các hoomôn sinh dục:
+ Ở nam: Có hoocmôn Testostêrôn.
+ Ở nữ: Có hoocmôn Ơstrôgen.
b. Vai trò của các hoocmon sinh dục:→ Kích thích sinh trưởng và phát triển mạnh ở giai đoạn dậy thì nhờ:
+ Tăng phát triển xương.
+ Kích thích phân hóa tế bào.
+ Hình thành các đặc điểm sinh dục phụ thứ cấp.
+ Riêng testostêrôn còn làm tăng mạnh tổng hợp prôtêin→ Phát triển mạnh cơ bắp.
Câu 4
a. Các hình thức sinh sản ở thực vật:
Sinh sản vô tính:
1. Cây mới được tạo ra từ 1 đoạn thân cắm xuống đất.
3. Ở rau má, cơ thể con được hình thành từ thân bò.
Sinh sản hữu tính:
2. Từ 1 quả của cây mẹ sinh ra nhiều cây con.
4. Cây mạ được mọc lên từ hạt lúa.
b. Ưu điểm của sinh sản hữu tính so với sinh sản vô tính:
+ Tạo khả năng thích nghi cho thế hệ sau
đối với môi trường sống luôn biến đổi.
+ Tạo sự đa dạng di truyền→ Cung cấp nguồn nguyên vật liệu phong phú cho chọn lọc tự nhiên và tiến hóa.
Câu 5
a. Khái niệm về sự thụ phấn:
+ Là quá trình vận chuyển hạt phấn từ nhị đến tiếp xúc với đầu nhụy của hoa.
Có 2 hình thức:
+ Tự thụ phấn.
+ Thụ phấn chéo.
B. Trả lời câu hỏi:
+ Không xảy ra thụ phấn.
+ Giải thích: Vì bắp và mía là 2 loài khác nhau.
c. Nguồn gốc của hạt và quả:
+ Hạt do noãn đã được thụ tinh phát triển thành.
+ Quả do bầu nhụy sinh trưởng dày lên chuyển hóa thành.
Nguồn: sưu tầm