Đề số 13 - Đề kiểm tra học kì 1 (Đề thi học kì 1) - Ngữ văn 7 — Không quảng cáo

Soạn văn 7 ngắn gọn, đầy đủ và vô số bài văn mẫu hay Đề ôn tập học kì 1 - Ngữ văn 7


Đề số 13 - Đề kiểm tra học kì 1 (Đề thi học kì 1) - Ngữ văn 7

Đáp án và lời giải chi tiết Đề số 13 - Đề kiểm tra học kì 1 (Đề thi học kì 1) - Ngữ văn 7

Đề bài

Câu 1: (1 điểm)

Trình bày nghệ thuật và nội dung chính của văn bản "Sông núi nước Nam" (Lí Thường kiệt) ?

Câu 2 : (2 điểm)

Em hãy so sánh sự khác nhau của cụm từ “ta với ta” trong hai bài thơ “Qua đèo ngang” ( Bà Huyện Thanh Quan ) và “Bạn đến chơi nhà” ( Nguyễn Khuyến )

Câu 3: (1 điểm)

Nêu định nghĩa Điệp ngữ? Lấy Ví dụ ?

Câu 4: (1điểm)

Từ in đậm trong câu sau đúng sai như thế nào? Hãy thay từ đó bằng từ thích hợp.

" Con người phải biết lương tâm"

Câu 5: (5điểm)

Cảm nghĩ về loài cây em yêu.

Lời giải chi tiết

Câu 1:

* Nghệ thuật chính:

- Bằng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt

- giọng thơ dõng dạc đanh thép

* Nội dung:

- Là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên khẳng định chủ quyền về lãnh thổ của đất nước.

- Nêu cao ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền đó trước mọi kẻ thù xâm lược.

Câu 2:

Khác nhau:

- Trong bài “Bạn Đến Chơi nhà” của Nguyễn Khuyến:

+ Ta 1: tác giả (Nguyễn Khuyến)  Ta 2: khách (bạn)

+ Quan hệ gắn bó hòa hợp. Chỉ 2 người, nhưng thể hiện sự đồng nhất trọn vẹn giữa chủ và khách. Thể hiện một tình bạn gắn bó keo sơn vừa kín đáo bộc lộ một chút tự hào chân chính về tình bạn ấy. Ta với ta trong thơ Nguyễn Khuyến là sự gặp gỡ giao lưu của một đôi bạn tri âm tri kỉ.

Đó như một tiếng cười xòa và tiếng reo vui khi bạn đến nhà chơi.

- Trong bài “Qua Đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan:

+ Ta với ta : đều chỉ tác giả (Bà Huyện Thanh Quan)

+ Thể hiện sự nhỏ bé, thưa thớt của con người trước thiên nhiên rộng lớn, hoang sơ, heo hút chốn Đèo Ngang. Tâm trạng buồn, cô đơn. Một mình đối diện với chính mình biểu lộ sâu sắc và thấm thía sự cô đơn của tác giả trước khung cảnh thiên nhiên trời đất mênh mông hoang vắng nơi xứ lạ.

Câu 3:

Nêu định nghĩa điệp ngữ: Khi nói hoặc viết, người ta có thể dùng biện pháp lặp lại từ ngữ (hoặc cả một câu) để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh. Cách lặp lại như vậy gọi là phép điệp ngữ. Từ ngữ lặp lại gọi là điệp ngữ.

* VD: " Anh đã tìm em rất lâu, rất lâu "

Cô gái ở Thạch Kim, Thạch Nhọn

Câu 4:

- Dùng  sai: Sử dụng từ không  đúng nghĩa

- Thay từ: "  biết  "  bằng  " có "

Câu 5:

a. Mở bài:

- Giới thiệu loài cây em yêu (cây hoa, cây bóng mát, cây ăn quả...)

- Ấn tượng chung của em về loài cây đó: Có ích cho con người, gắn với kỉ niệm khó quên

b. Thân bài:

- Cảm nhận về vẻ đẹp của cây: hình dáng, màu sắc…

- Hiểu về lợi ích của loài cây: che nắng, giúp con người bớt mỏi mệt, làm đẹp không gian…

- Biếu cảm về ý nghĩa biểu tượng của loài cây đó đối với đời sống con người: cây bàng, cây phượng là biểu tượng của tuổi học trò…Nhắc đến một vài kỉ niệm sâu sắc giữa bản thân với loài cây  và thể hiện cảm xúc, suy nghĩ về kỉ niệm đó.

c. Kết bài:

- Khẳng định tình cảm đặc biệt với loài cây em yêu, có ý thức giữ gìn bảo vệ cây cối, môi trường


Cùng chủ đề:

Đề số 12 - Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Học kì 2 - Ngữ văn 7
Đề số 12 - Đề kiểm tra học kì 1 (Đề thi học kì 1) - Ngữ văn 7
Đề số 13 - Đề kiểm tra 15 phút - Học kì 1 - Ngữ văn 7
Đề số 13 - Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Học kì 1 - Ngữ văn 7
Đề số 13 - Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Học kì 2 - Ngữ văn 7
Đề số 13 - Đề kiểm tra học kì 1 (Đề thi học kì 1) - Ngữ văn 7
Đề số 14 - Đề kiểm tra 15 phút - Học kì 1 - Ngữ văn 7
Đề số 14 - Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Học kì 1 - Ngữ văn 7
Đề số 14 - Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Học kì 2 - Ngữ văn 7
Đề số 14 - Đề kiểm tra học kì 1 (Đề thi học kì 1) - Ngữ văn 7
Đề số 15 - Đề kiểm tra 15 phút - Học kì 1 - Ngữ văn 7