Đề số 14 - Đề kiểm tra học kì 1 (Đề thi học kì 1) - Ngữ văn 9 — Không quảng cáo

Soạn văn 9 tất cả các bài, Ngữ văn 9 , tổng hợp văn mẫu hay nhất Đề ôn tập học kì 1 - Ngữ văn 9


Đề số 14 - Đề kiểm tra học kì 1 (Đề thi học kì 1) - Ngữ văn 9

Tải về

Đáp án và lời giải chi tiết Đề số 14 - Đề kiểm tra học kì 1 (Đề thi học kì 1) - Ngữ văn 9

Đề bài

Phần I (6.0 điểm):

Cho câu thơ:

Ngửa mặt lên nhìn mặt

(Ánh trăng— Nguyễn Duy)

Câu 1. Chép 7 câu tiếp theo để hoàn thành đoạn thơ.

Câu 2. Tìm và chỉ rõ hai biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn thơ em vừa chép và nêu tác dụng của chúng trong việc biểu đạt nội dung.

Câu 3. Trong bài nhiều lần nhà thơ nhắc đến “vầng trăng” nhưng ở đoạn thơ em chép và nhan đề thì tác giả lại viết là “ánh trăng”.Hãy lý giải về sự thay đổi đó.

Câu 4. Như vậy, hai khổ cuối của bài đã tạo nên nét riêng cho thơ về trăng của Nguyễn Duy: trăng thức tỉnh lương tâm ta, đưa ta trở về với cõi thiện lương, với đạo lý sống “uống nước nhớ nguồn” của nhân cách Việt.

Viết đoạn văn quy nạp khoảng 12 câu làm sáng tỏ đề tài đã nêu ở câu chủ đề trên. Trong đoạn, em sử dụng một câu ghép, một câu có lời dẫn trực tiếp (xác định rõ các câu đó).

Phần II (4.0 điểm):

Cho đoạn văn sau:

“Chắc anh cũng muốn ôm con, hôn con, nhưng hình như cũng lại sợ nó giẫy lên lại bỏ chạy, nên anh chỉ đứng nhìn nó. Anh nhìn với đôi mắt trìu mến lẫn buồn rầu. Tôi thấy đôi mắt mênh mông của con bé bỗng xôn xao"

(Chiếc lược ngà - Nguyễn Quang Sáng)

Câu 1. Trong đoạn văn có dùng tình thái từ.Hãy xác định và nêu ý nghĩa của một tình thái từ.

Câu 2. Giới thiệu về các nhân vật “anh”, “con bé” và “tôi " bằng đoạn văn khoảng nửa trang giấy thi.

Câu 3. Đọc đoạn văn, ta thấy tác giả đã miêu tả hai đôi mắt. Đó là đôi mắt của những ai?Nêu cảm nhận của em về tâm trạng của mỗi nhân vật qua đôi mắt của họ.

Câu 4. Tình cảm gia đình là tình cảm gần gũi, bình dị nhưng cũng rất đỗi thiêng liêng. Hãy viết một đoạn văn ngắn nêu suy nghĩ của em về ý thức và trách nhiệm của mỗi người đối với gia đình.

Lời giải chi tiết

Phần I:

Câu 1.

Chép 7 câu tiếp theo để hoàn thành đoạn thơ.

Phương pháp:

Nhớ lại bài thơ, chép thuộc 7 câu tiếp theo

Lời giải chi tiết:

Ngửa mặt lên nhìn mặt

có cái gì rưng rưng

như là đồng là bể

như là sông là rừng

Trăng cứ tròn vành vạnh

kể chi người vô tình

ánh trăng im phăng phắc

đủ cho ta giật mình.

Câu 2.

Tìm và chỉ rõ hai biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn thơ em vừa chép và nêu tác dụng của chúng trong việc biểu đạt nội dung.

Phương pháp:

Đọc kĩ đoạn thơ vừa chép và xác định biện pháp nghệ thuật

Lời giải chi tiết:

- Ẩn dụ: từ mặt thứ hai (ngửa mặt lên nhìn mặt)

- Liệt kê: đồng, sông, bể rừng

Câu 3.

Trong bài nhiều lần nhà thơ nhắc đến “vầng trăng” nhưng ở đoạn thơ em chép và nhan đề thì tác giả lại viết là “ánh trăng”. Hãy lý giải về sự thay đổi đó.

Phương pháp:

Nêu đặc sắc nghệ thuật của chi tiết này.

Lời giải chi tiết:

- Vầng trăng là hình ảnh được nhân hóa, trở thành bạn đồng hành của nhân vật trữ tình trong các hoàn cảnh sống khác nhau.

- Ánh trăng là hình ảnh được ẩn dụ, mang ý nghĩa biểu trưng sâu xa cho những vấn đề triết lí, trong đó có sự soi rọi, chiếu sáng, … giúp con người thức tỉnh

Câu 4.

Như vậy, hai khổ cuối của bài đã tạo nên nét riêng cho thơ về trăng của Nguyễn Duy: trăng thức tỉnh lương tâm ta, đưa ta trở về với cõi thiện lương, với đạo lý sống “uống nước nhớ nguồn” của nhân cách Việt.

Viết đoạn văn quy nạp khoảng 12 câu làm sáng tỏ đề tài đã nêu ở câu chủ đề trên. Trong đoạn, em sử dụng một câu ghép, một câu có lời dẫn trực tiếp (xác định rõ các câu đó).

Phương pháp:

Từ nội dung hai khổ cuối, nêu suy nghĩ về ý kiến trên.

Chú ý hình thức đoạn văn quy nạp khoảng 12 câu.

Lời giải chi tiết:

Đoạn văn cần đảm bảo các ý sau:

* Được bắt đầu từ khi gặp lại vầng trăng:

- Điệp từ “mặt” , lối chuyển nghĩa độc đáo:

+ Diễn tả giây phút soi chiếu, giao hòa giữa con người và vầng trăng.

+ Soi vào trăng để con người nhận ra mình và nhận ra cả sự đổi thay của mình.

- “Rưng rưng” : là những cảm xúc đang ùa về trong giây phút con người nhận ra vầng trăng tri kỉ của đời mình ⟶ để rồi thức tỉnh.

- “Đồng, bể, sông, rừng” :

+ Xóa đi thời gian, không gian, đưa con người về quá khứ.

+ Kéo trăng và người xích lại gần nhau.

+ Để trăng vẫn vẹn nguyên là tri kỉ.

+ Để con người nhận ra sự nông cạn, thờ ơ, bạc bẽo của chính mình.

* Càng thức tỉnh sâu sắc hơn khi:

- “Trăng” :

+ “tròn vành vạnh” : ẩn dụ cho nghĩa tình không bao giờ thay đổi, không bao giờ vơi cạn của nhân dân, đất nước.

+ “im phăng phắc” : bao dung, độ lượng và nghiêm khắc ⟶ cái im lặng chứa đựng lời nhắc nhở, cảnh báo, thức tỉnh con người.

- Người “giật mình” thức tỉnh:

+ Nhận ra những cám dỗ vật chất khiến con người đánh mất đi những giá trị tinh thần đẹp đẽ, khiên tâm hồn họ trống rỗng, nghèo nàn.

+ Nhận ra: không được lãng quên quá khứ, không được thờ ơ, bội bạc với nghĩa tình sâu nặng, thiêng liêng.

+ Biết trở về nâng niu, trân trọng quá khứ; biết sống ân nghĩa, thủy chung.

⟶ Với khoảnh khắc giật mình, nhà thơ đã gieo vào lòng người đọc niềm tin và sức sống mãnh liệt của lương tri con người.

Phần II:

Câu 1.

Trong đoạn văn có dùng tình thái từ. Hãy xác định và nêu ý nghĩa của một tình thái từ.

Phương pháp:

Vận dụng kiến thức về tình thái từ

Lời giải chi tiết:

- Tình thái từ: chắc

- Tác dụng: diễn tả thái độ của người nói.

Câu 2.

Giới thiệu về các nhân vật “anh”, “con bé” và “tôi” bằng đoạn văn khoảng nửa trang giấy thi.

Phương pháp:

Nhớ lại nội dung truyện Chiếc lược ngà, giới thiệu về các nhân vật được nhắc tới

Lời giải chi tiết:

Gợi ý:

- Anh: Ông Sáu

+ Ông Sáu là một người chiến sĩ trong thời kì kháng chiến chống Mĩ.

+ Lấy vợ xong, ông lên đường nhập ngũ, chưa kịp nhìn cả đứa con yêu của mình

+ Ông có tình yêu thương con sâu nặng

- Bé Thu

+ Con của ông Sáu, lên tám tuổi

+ Là một đứa trẻ cá tính

+ Tình yêu thương cha sâu sắc.

- Bác Ba

+ Người đồng chí của anh Sáu

+ Là người trao gửi kỉ vật anh Sáu cho bé Thu sau khi anh Sáu mất

Câu 3.

Đọc đoạn văn, ta thấy tác giả đã miêu tả hai đôi mắt. Đó là đôi mắt của những ai? Nêu cảm nhận của em về tâm trạng của mỗi nhân vật qua đôi mắt của họ.

Phương pháp:

Nêu cảm nhận của bản thân em

Lời giải chi tiết:

- Đôi mắt của anh Sáu và bé Thu

- Cảm nhận

+ Anh Sáu: Đôi mắt trìu mến, hết sức yếu thương con, muốn ôm lấy con trước khi đi; nhưng nó cũng rất buồn rầu vì bé Thu không nhận ra anh là cha

+ Bé Thu: ăn năn, hối hận, muốn chạy vào lòng ôm ba.

Câu 4.

Tình cảm gia đình là tình cảm gần gũi, bình dị nhưng cũng rất đỗi thiêng liêng. Hãy viết một đoạn văn ngắn nêu suy nghĩ của em về ý thức và trách nhiệm của mỗi người đối với gia đình.

Phương pháp:

Đây là bài văn nghị luận xã hội.

Xác định vấn đề: ý thức và trách nhiệm của mỗi người đối với gia đình

Lời giải chi tiết:

- Vai trò của gia đình:

+ Là nơi ta được sinh ra, nuôi dưỡng ta trưởng thành

+ Là bến đỗ bình yên sau mỗi bão giông cuộc đời

+….

- Trách nhiệm của bản thân:

+ Luôn yêu thương gia đình, giúp đỡ cha mẹ những việc trong khả năng

+ Cố gắng học tập tốt, nghe lời cha mẹ, …

+ Phụng dưỡng cha mẹ khi cha mẹ già yếu

+ ….


Cùng chủ đề:

Đề số 11 - Đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn
Đề số 12 - Đề kiểm tra học kì 1 (Đề thi học kì 1) - Ngữ văn 9
Đề số 12 - Đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn
Đề số 13 - Đề kiểm tra học kì 1 (Đề thi học kì 1) - Ngữ văn 9
Đề số 13 - Đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn
Đề số 14 - Đề kiểm tra học kì 1 (Đề thi học kì 1) - Ngữ văn 9
Đề số 14 - Đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn
Đề số 15 - Đề kiểm tra học kì 1 (Đề thi học kì 1) - Ngữ văn 9
Đề số 15 - Đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn
Đề số 16 - Đề kiểm tra học kì 1 (Đề thi học kì 1) - Ngữ văn 9
Đề số 16 - Đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn