Đề số 17 - Đề kiểm tra 15 phút - Học kì 1 - Ngữ văn 7 — Không quảng cáo

Soạn văn 7 ngắn gọn, đầy đủ và vô số bài văn mẫu hay Đề kiểm tra 15 phút - Học kì 1 - Ngữ văn 7


Đề số 17 - Đề kiểm tra 15 phút - Học kì 1 - Ngữ văn 7

Đáp án và lời giải chi tiết Đề số 17 - Đề kiểm tra 15 phút - Học kì 1 - Ngữ văn 7

Đề bài

Đọc những câu thơ sau:

- "Đầu trò tiếp khách, trầu không có

Khách đến chơi đây, ta với ta".

(Nguyễn Khuyến)

- "Dừng chân đứng lại, trời, non, nước

Một mảnh tình riêng, ta với ta".

(Bà Huyện Thanh Quan)

Em có nhận xét gì về cách dùng cụm từ “ta với ta” của hai nhà thơ Nguyễn Khuyến và Bà Huyện Thanh Quan?

Lời giải chi tiết

Hai nhà thơ Nguyễn Khuyến và Bà Huyện Thanh Quan đều dùng hình thức ngôn ngữ giông nhau “ta với ta”, nhưng do ở hai bài thơ có nội dung khác nhau, đặc biệt trong hai văn cảnh khác nhau nên sắc thái biểu cảm và có ý nghĩa của chúng cũng khác nhau.

Muốn hiểu hết hàm nghĩa của cụm từ “ta với ta” cần đặt nó trong toàn bài thơ, đặc biệt ở hai câu cuối.

-   Trong bài “Qua Đèo Ngang”, khi đứng trước cảnh trời, non, nước mênh mông, cao rộng nhà thơ lại cảm thấy cô quạnh, buồn thương cho chính mình. Vì vậy, cụm từ “ta với ta” bộc lộ sự cô đơn tuyệt đối của tác giả. Có lẽ, đó là nỗi buồn cô đơn của một tấm lòng trắc ẩn trước cảnh non sông biến đổi, triều đại hưng phế... Phải chăng, tâm sự yêu nước của nhà thơ được bộc lộ kín đáo qua tình thương nhà, nỗi nhớ nước da diết, âm thầm lặng lẽ.

-   Trường hợp Nguyễn Khuyến dùng “ta với ta” trong bài “Bạn đến chơi nhà” lại có một tác dụng, ý nghĩa khác. Đón bạn, quý bạn, muốn tiếp đãi bạn bằng những “đặc sản” của cây nhà lá vườn nhưng đến ngay cả cái nghi lễ tối thiểu tiếp khách là trầu cũng “không có”. Nhà thơ đã dí dỏm nói “khách đến chơi đây, ta với ta”. Từ “ta” trong hai bài dùng chỉ hai đối tượng khác nhau.

+ “Ta” là chủ nhân (tác giả).

+ “Ta” là khách (bạn).

-   Qua cách nói ấy, ta thấy chủ nhân là người thật thà, chất phác, là người trọng tình nghĩa hơn vật chất, tin ở sự cao cả của tình bạn. Bạn hiểu, cảm thông cho “ta” và ta cũng yêu quý và trân trọng bạn.

-    Xét về ý nghĩa biểu đạt, cách dùng “ta với ta” của bà Huyện Thanh Quan chỉ sự hoà hợp trong một nội tâm buồn. Cách dùng “ta với ta” của Nguyễn Khuyên chỉ sự hoà hợp của hai con người trong một tình bạn chan hoà vui vẻ.


Cùng chủ đề:

Đề số 15 - Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Học kì 2 - Ngữ văn 7
Đề số 15 - Đề kiểm tra học kì 1 (Đề thi học kì 1) - Ngữ văn 7
Đề số 16 - Đề kiểm tra 15 phút - Học kì 1 - Ngữ văn 7
Đề số 16 - Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Học kì 1 - Ngữ văn 7
Đề số 16 - Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Học kì 2 - Ngữ văn 7
Đề số 17 - Đề kiểm tra 15 phút - Học kì 1 - Ngữ văn 7
Đề số 17 - Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Học kì 1 - Ngữ văn 7
Đề số 17 - Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Học kì 2 - Ngữ văn 7
Đề số 18 - Đề kiểm tra 15 phút - Học kì 1 - Ngữ văn 7
Đề số 18 - Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Học kì 1 - Ngữ văn 7
Đề số 18 - Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Học kì 2 - Ngữ văn 7