Đề số 17 - Đề kiểm tra học kì 1 (Đề thi học kì 1) - Ngữ văn 8
Tải vềĐáp án và lời giải chi tiết Đề số 17 - Đề kiểm tra học kì 1 (Đề thi học kì 1) - Ngữ văn 8
Đề bài
Phần I. Trắc nghiệm (2,0 điểm)
Câu 1. Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn chữ cái ở đầu câu trả lời đúng nhất (từ câu 1.1 đến câu 1.4).
“Hôm sau lão Hạc sang nhà tôi. Vừa thấy tôi, lão báo ngay:
- Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ!
- Cụ bán rồi?
- Bán rồi! Họ vừa bắt xong.
Lão cố làm ra vẻ vui vẻ. Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậng nước, tôi muốn ôm choàng lấy lão mà òa lên khóc. Bây giờ thì tôi không xót xa năm quyển sách của tôi quá như trước nữa. Tôi chỉ ái ngại cho lão Hạc.Tôi hỏi cho có chuyện:
- Thế nó cho bắt à?
Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão nghẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc...”
(Ngữ văn 8, tập 1)
Câu 1.1. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào:
A. Lão Hạc. B. Tôi đi học.
C. Trong lòng mẹ. D. Hai cây phong.
Câu 1.2. Đoạn trích trên thuộc thể loại:
A. Nghị luận. B. Thuyết minh.
C. Truyện ngắn. D. Tiểu thuyết.
Câu 1.3. Dấu hai chấm trong đoạn trích dùng để:
A. Báo trước lời đối thoại.
B. Báo trước phần giải thích.
C. Báo trước phần thuyết minh.
D. Báo trước lời dẫn trực tiếp.
Câu 1.4. Phương thức biểu đạt chính của văn bản có đoạn trích là:
A. Miêu tả. B. Tự Sự.
C. Biểu cảm. D. Nghị luận.
Câu 2. Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn chữ cái ở đầu câu trả lời đúng nhất (từ câu 2.1 đến câu 2.3).
''Lão không hiểu tôi, tôi nghĩ vậy, và tôi càng buồn lắm. Những người nghèo nhiều tự ái vẫn thường như thế. Họ dễ tủi thân nên rất hay chạnh lòng. Ta khó mà ở cho vừa ý họ''.
(Ngữ văn 8- tập 1)
Câu 2.1. Đoạn trích trên được kể theo ngôi kể:
A. Ngôi thứ nhất. B. Ngôi thứ hai.
C. Ngôi thứ ba. D. Ngôi thứ tư.
Câu 2.2. Câu nào là câu ghép trong các câu sau:
A. Ta khó mà ở cho vừa ý họ.
B. Những người nghèo nhiều tự ái vẫn thường như thế.
C. Họ dễ tủi thân nên rất hay chạnh lòng.
D. Lão không hiểu tôi, tôi nghĩ vậy, và tôi càng buồn lắm.
Câu 2.3. Câu ghép trong đoạn trích trên các vế được nối với nhau bằng cách nào:
A. Dấu phẩy + quan hệ từ.
B. Dấu chấm.
C. Dấu hai chấm.
D. Dấu hỏi chấm.
Phần II. Tự luận (8,0 điểm)
Câu 3. (2,0 điểm)
Xác định nội dung chính của đoạn trích ở câu 1. Qua nhân vật Lão Hạc, em có suy nghĩ gì về phẩm chất và số phận người nông dân trong xã hội cũ? Hãy trình bày suy nghĩ của mình bằng một đoạn văn ngắn từ (5 đến 7 câu).
Câu 4. (6,0 điểm)
Thuyết minh về một thứ đồ dùng mà em yêu thích.
Lời giải chi tiết
Câu 1 + Câu 2:
1.1 | 1.2 | 1.3 | 1.4 |
A | C | A | B |
2.1 | 2.2 | 2.3 | |
A | D | A |
Câu 3:
Xác định nội dung chính của đoạn trích ở câu 1. Qua nhân vật Lão Hạc, em có suy nghĩ gì về phẩm chất và số phận người nông dân trong xã hội cũ? Hãy trình bày suy nghĩ của mình bằng một đoạn văn ngắn từ (5 đến 7 câu). |
Phương pháp:
Đọc kĩ đoạn trích. Từ nội dung, nhân vật lão Hạc nêu suy nghĩ của bản thân về số phận người nông dân trong xã hội cũ
Lời giải chi tiết:
- Đoạn trích thể hiện tâm trạng đau đớn, dằn vặt, xót xa, ân hận của lão Hạc khi bán con chó vàng.
- Lão Hạc là người nông dân nghèo khổ, bất hạnh. Nhưng ông lại có những phẩm chất cao quý đáng trân trọng đó là sự chăm chỉ, hiền lành, nhân hậu, giàu lòng vị tha, và có tình thương yêu con tha thiết.
Nhưng cuối cùng con người bất hạnh đó đã phải lựa chọn cho mình một cái chết thật đau đớn. Cái chết đó là sự lên án sâu sắc thực tại xã hội phong kiến, đã đẩy những người nông dân vào bước đường cùng
Câu 4:
Thuyết minh về một thứ đồ dùng mà em yêu thích. |
Phương pháp:
Nhớ lại nguồn gốc, cấu tạo của một thứ đồ dùng mà em yêu thích và thuyết minh
Lời giải chi tiết:
- Hình thức: Viết đảm bảo hình thức văn bản thuyết minh, đúng kiểu câu, chính tả, trình bày sạch sẽ.
- Về nội dung: Học sinh có thể lập ý theo nhiều cách khác nhau nhưng cần làm nổi bật được đặc điểm cấu tạo, công dụng của đồ dùng đó.
Cụ thể: đảm bảo cơ bản theo dàn ý sau
- Mở bài:
+ Định nghĩa khái quát về đối tượng thuyết minh.
- Thân bài:
+ Giới thiệu về hình dạng của đối tượng thuyết minh.
+ Giới thiệu về màu sắc, chất liệu của đối tượng thuyết minh.
+ Cấu tạo của đối tượng thuyết minh gồm mấy phần, chất liệu, màu sắc, công dụng của mỗi phần
+ Công dụng chung của đối tượng thuyết minh.
+ Nhưng lưu ý khi sử dụng và cách bảo quản.
- Kết bài: Giá trị của đối tượng thuyết minh trong hiện tại và tương lai
Nguồn: Sưu tầm