Đề số 3 - Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Học kì 1 - Ngữ văn 7
Đáp án và lời giải chi tiết Đề số 3 - Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Học kì 1 - Ngữ văn 7
Đề bài
I. TRẮC NGHIỆM (4 điểm)
Câu 1: “Thuở nhỏ nhà nghèo, thông minh, học giỏi sau đó đi thi, đỗ đầu cả ba kì thi Hương, Hội, Đình” nhận định này nói về nhà thơ nào?
A. Nguyễn Bỉnh Khiêm.
B. Nguyễn Khuyến.
C. Bà Huyện Thanh Quan.
D. Trần Tế Xương.
Câu 2: Vì sao Nguyễn Khuyên được mệnh danh là nhà thơ của quê hương làng cảnh Việt Nam” theo nhận định của Xuân Diệu:
A. Bởi vì Nguyễn Khuyến viết nhiều, viết hay, viết sâu sắc về làng cảnh quê hương Việt Nam.
B. Bởi vì Nguyền Khuyến vốn sinh ra và lớn lên ở vùng quê Bình Lục nghèo khó.
C. Bởi quê hương là phần máu thịt cua thi sĩ Nguyễn Khuyến.
D. Bởi vì Nguyền Khuyến luôn đấu tranh cho quyền lợi của quê hương.
Câu 3: Bài thơ “Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến được viết bằng thế thơ nào sau đây:
A. Thất ngôn bát cú.
B. Thất ngôn tứ tuyệt,
C. Thất ngôn cố phong.
D. Song thất lục bát.
Câu 4. Nguyễn Thị Hinh là tên thật nhà thơ nào sau đây?
A. Hồ Xuân Hương.
B. Bà Huyện Thanh Quan.
C. Đoàn Thị Điếm.
D. Xuân Quỳnh.
Câu 5: Điền từ đúng vào hai câu thơ sau:
“Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà
Cỏ cây chen............... chen hoa”
A. đá, lá.
B. lá, đá.
C. chúc, lúc.
D . lúa, cúc.
Câu 6: Phong cảnh Đèo Ngang được miêu tả ở thời điểm nào trong ngày:
A. Bình minh.
B. Cảnh hoàng hôn.
C. Lúc xế tà, trời đã về chiều.
D. Buổi trưa nắng gắt.
Câu 7. Bài thơ “Qua đèo ngang” của Bà Huyện Thanh Quan sử dụng mấy từ láy.
A. Năm từ.
B. Bảy từ.
C. Bốn từ.
D. Ba từ.
Câu 8: Câu thơ dưới đây sử dụng biện pháp tu từ gì nổi bật?
“Lom khom dưới núi, tiều vài chú
Lác dác bên sông, chợ mấy nhà”
A. Nhân hóa.
B. Hoán dụ.
C. Đảo ngữ.
D. Điệp từ.
II. TỰ LUẬN (6 điểm)
Cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật trữ tình trong bài thơ “Qua Đèo Ngang”.
Lời giải chi tiết
l. TRẮC NGHIỆM (Mỗi câu đúng dược 0.5 điểm)
1 |
2 |
3 |
4 |
B |
A |
A |
B |
5 |
6 |
7 |
8 |
A |
C |
C |
C |
II. T Ự LUẬN: Vẻ đẹp tâm hồn nhân vật trữ tình thể hiện qua các phương diện sau:
- Miêu tả bức tranh thiên nhiên đẹp, thi vị: cỏ cây, hoa lá, dòng sông, chợ, làng xóm... và cuộc sống thanh bình yên ả. Thi nhân là người có tâm hồn lãng mạn, yêu quý vẻ đẹp thiên nhiên.
- Tuy nhiên bức tranh thiên nhiên được nhìn bởi tâm trạng buồn, cô đơn. Vì thế mà cảnh Đèo Ngang không gợi cảm giác vui, mà buồn vắng lặng. Tiếng chim quốc nhớ nước, tiếng chim đa đa thương nhà, cũng chính là nỗi nhớ thiết tha, da diết của nhà thơ. Tác giả đã mượn cảnh để nói tình. Câu thơ cuối “Một mảnh tình riêng, ta với ta” là nỗi lòng khắc khoải, sâu kín của nhà thơ trước cảnh Đèo Ngang.