Đề số 4 - Đề kiểm tra giữa học kì 2 (Đề thi giữa học kì 2) – Tiếng Việt 3 — Không quảng cáo

Tiếng Việt lớp 3, soạn bài tập đọc 3 tất cả các bài , tổng hợp văn mẫu hay nhất ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 (ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2) - TIẾN


Đề số 4 - Đề kiểm tra giữa học kì 2 (Đề thi giữa học kì 2) – Tiếng Việt 3

Đáp án và lời giải chi tiết Đề số 4 - Đề kiểm tra giữa học kì 2 (Đề thi học kì 2) – Tiếng Việt 3

Đề bài

A. PHẦN I: KIỂM TRA ĐỌC (10 ĐIỂM)

I/ Đọc thành tiếng (4 điểm)

GV cho HS bốc thăm đọc một trong các đoạn của bài văn sau và trả lời câu hỏi về nội dung của bài đọc.

1. Hai Bà Trưng (Trang 4 – TV3/T2)

2. Chú ở bên Bác Hồ (Trang 16 – TV3/T2)

3. Ông tổ nghề thêu (Trang 22 – TV3/T2)

4. Nhà bác học và bà cụ (Trang 31 – TV3/T2)

5. Nhà ảo thuật (Trang 40 – TV3/T2)

6. Mặt trời mọc ở đằng… tây! (Trang 52 – TV3/T2)

7. Hội vật (Trang 58 – TV3/T2)

8. Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử (Trang 65 – TV3/T2)

II/ Đọc hiểu (6 điểm)

Đọc bài văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

Cầu treo

Kĩ sư Brao (1) được giao làm một cây cầu trên sông Tuýt (2) . Sau khi tìm hiểu, khảo sát bờ sông và đáy sông, ông thấy không thể xây trụ cầu được. Ông chưa tìm ra giải pháp nào để bắc cầu.

Một lần, ông Brao đi dọc bờ sông. Chân ông bước mà tâm trí chỉ để vào một câu hỏi: “Làm cách nào để bắc cầu bây giờ?”. Bất chợt, đầu ông va vào một cành cây. Ông nhìn lên và thấy một chú nhện đang bỏ chạy, để lại tấm lưới vừa mới chăng. Ông xem xét một cách chăm chú và nhận ra sự kì lạ của tấm mạng nhện chăng giữa hai cành cây. Trước gió, tấm mạng nhện đung đưa, uốn éo nhưng không hề bị đứt.Ông Brao ngắm những sợi tơ nhện rồi reo lên:

- Đúng rồi, cầu trên sông Tuýt sẽ là một chiếc cầu treo.

Thế rồi kĩ sư Brao lao vào thiết kế cây cầu treo trên những sợi cáp. Chẳng bao lâu sau, chiếc cầu treo đầu tiên trên thế giới của kĩ sư Brao đã ra đời từ “gợi ý” của một chú nhện.

(Theo Tường Vân)

(1) Brao: tên một kĩ sư nổi tiếng người Ai-xơ-len châu Âu)

(2) Tuýt: tên một con sông ở Ai-xơ-len

1 . Kĩ sư Brao gặp khó khăn gì khi nhận nhiệm vụ làm cây cầu trên sông Tuýt? (0.5 điểm)

A. Dòng sông quá rộng và sâu

B. Không thể xây được trụ cầu

C. Không đủ vật liệu làm trụ cầu

2. Ý tưởng làm chiếc cầu treo của kĩ sư Brao được nảy sinh nhờ sự việc gì? (0.5 điểm)

A. Quan sát hai cành cây

B. Quan sát con nhện chạy

C. Quan sát tấm mạng nhện

3. Theo em, dòng nào dưới đây có thể dùng để đặt tên khác cho câu chuyện? (0.5 điểm)

A. Người kĩ sư tài năng

B. Con nhện và cây cầu

C. Một phát minh vĩ đại

4. Vì sao nói kĩ sư Brao là một nhà khoa học có tinh thần sáng tạo? (0.5 điểm)

A. Vì ông đã tìm ra cách mới, cách giải quyết mới, không bị phụ thuộc vào cái đã có

B. Vì ông đã làm ra cái mới, hoàn thành nhiệm vụ, không nản chí trước khó khăn

C. Vì ông đã tìm ra cái mới, cách giải quyết hiệu quả, trên cơ sở tiếp thu cái đã có.

5. Khoanh tròn vào chữ cái trước những từ ngữ viết đúng chính tả: (1 điểm)

a. lười biếng

b. nàm việc

c. phơi lắng

d. lưng chừng

e. nực lưỡng

g. ngả lưng

h. năn nóc

i. lộng lẫy

k. ná cây

6. Gạch dưới những từ ngữ trong bài ca dao cho thấy những con vật được nhân hóa: (1 điểm)

Con gà cục tác lá chanh

Con lợn ủn ỉn mua hành cho tôi

Con chó khóc đứng khóc ngồi

Mẹ ơi ra chợ mua tôi đồng riềng.

7. Đặt câu hỏi cho bộ phận in nghiêng trong các câu sau: (1 điểm)

a. Sau khi gián tiếp dẫn đến cái chết của Dế choắt, Dế Mèn rất lo sợ.

b. Xuân về trên phố cũng là lúc những bông hoa sữa trắng muốt, mỏng manh và tinh khiết.

8. Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong đoạn văn sau: (1 điểm)

a. Trong hội Đền Hùng có rất nhiều trò chơi dân gian như hát xoan hát chèo múa trống cơm thi gói bánh chưng bánh giầy.

b. Những ngôi nhà những rặng cây những mặt người đều tắm màu hồng càng loãng dần rồi nhường chỗ cho một màu chói sáng, lấp lánh.

B. KIỂM TRA VIẾT (10 ĐIỂM)

I/ Chính tả (4 điểm)

Một nhà thông thái

Ông Trương Vĩnh Ký là người có hiểu biết rất rộng. Nhà thông thái này sử dụng thành thạo tới 26 ngôn ngữ, tham gia nhiều hội nghiên cứu quốc tế. Ông để lại cho chúng ta hơn 100 bộ sách có giá trị về ngôn ngữ, lịch sử, văn học, địa lí,… Người đương thời liệt ông vào hàng 18 nhà bác học nổi tiếng thế giới.

II/ Tập làm văn (6 điểm)

Kể lại một buổi biểu diễn văn nghệ mà em đã được xem.

Gợi ý:

- Đó là buổi biểu diễn xiếc, ca nhạc, kịch hay bộ môn nghệ thuật nào?

- Buổi biểu diễn gồm có các tiết mục gì?

- Em thích tiết mục nào nhất? Vì sao?

Lời giải chi tiết

A. KIỂM TRA ĐỌC (10 ĐIỂM)

1/Đọc thành tiếng: (4 điểm)

- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng, tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm.

- Đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm.

- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm.

- Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm.

II/ Đọc hiểu (6 điểm)

1. (0.5 điểm) B. Không thể xây được trụ cầu

2. (0.5 điểm) C. Quan sát tấm mạng nhện

3. (0.5 điểm) A. Người kĩ sư tài năng

4. (0.5 điểm) B. Vì ông đã làm ra cái mới, hoàn thành nhiệm vụ, không nản chí trước khó khăn

5. (1 điểm)

Những từ ngữ viết đúng chính tả đó là:

a. lười biếng

d. lưng chừng

g. ngả lưng

i. lộng lẫy

6. (1 điểm)

Những từ ngữ trong bài ca dao cho thấy nhữg con vật được nhân hóa là:

Con gà cục tác lá chanh

Con lợn ủn ỉn mua hành cho tôi

Con chó khóc đứng khóc ngồi

Mẹ ơi ra chợ mua tôi đồng riềng.

7. (1 điểm)

a. Sau khi gián tiếp dẫn đến cái chết của Dế Choắt, Dế Mèn cảm thấy như thế nào?

b. Xuân về trên phố cũng là lúc những bông hoa sữa như thế nào?

8. (1 điểm)

a. Trong hội Đền Hùng có rất nhiều trò chơi dân gian như hát xoan , hát chèo , múa trống cơm , thi gói bánh chưng , bánh giầy.

b. Những ngôi nhà , những rặng cây , những mặt người đều tắm màu hồng , càng loãng dần rồi nhường chỗ cho một màu chói sáng, lấp lánh.

B. KIỂM TRA VIẾT

I/ Chính tả (4 điểm)

- Tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm

- Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ: 1 điểm

- Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm

- Trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 1 điểm

II/ Tập làm văn (6 điểm)

Bài viết của học sinh phải đạt những yêu cầu về nội dung và hình thức như sau:

* Về nội dung:

Bài viết đầy đủ các ý sau:

- Đó là buổi biểu diễn xiếc, ca nhạc, kịch hay bộ môn nghệ thuật nào? (1 điểm)

- Buổi biểu diễn gồm có các tiết mục gì? (2 điểm)

- Em thích tiết mục nào nhất? Vì sao? (1 điểm)

* Về hình thức:

- Chữ viết sạch, đẹp, đúng chính tả: 0.5 điểm

- Dùng từ, diễn đạt tốt: 1 điểm

- Bài viết có sáng tạo: 0.5 điểm

Bài viết tham khảo:

Nhân dịp Tết Thiếu nhi, bố mẹ cho em đi xem xiếc thú tại rạp. Buổi biểu diễn đó có rất nhiều tiết mục hay như: chú khỉ khôn lanh, tinh nghịch biết đạp xe. Những chú voi con vừa đá bóng, vừa huơ vòi lên chào khán giả. Nhưng em thích nhất là tiết mục chó biết làm toán. Chú chó trắng có bộ lông xù cực kì thông minh và lanh lợi đã trả lời đúng các bài toán bằng cách cất tiếng  “gâu … gâu”. Tiết mục ấy đã khiến tất cả khán giả nhí phải trầm trồ, thán phục và không ngớt lời khen ngợi. Buổi biểu diễn ngày hôm đó thật hay và thú vị mà em không thể nào quên.


Cùng chủ đề:

Viết thư cho chị gái
Viết đơn xin vào Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh
Đề số 1 - Đề kiểm tra giữa học kì 2 (Đề thi giữa học kì 2) – Tiếng Việt 3
Đề số 2 - Đề kiểm tra giữa học kì 2 (Đề thi giữa học kì 2) – Tiếng Việt 3
Đề số 3 - Đề kiểm tra giữa học kì 2 (Đề thi giữa học kì 2) – Tiếng Việt 3
Đề số 4 - Đề kiểm tra giữa học kì 2 (Đề thi giữa học kì 2) – Tiếng Việt 3
Đề số 5 - Đề kiểm tra giữa học kì 2 (Đề thi giữa học kì 2) – Tiếng Việt 3
Đơn xin cấp thẻ đọc sách