Đề số 6 - Đề kiểm tra học kì 1 - Sinh học 11
Tải vềĐáp án và lời giải chi tiết Đề số 6 - Đề kiểm tra học kì 1 (Đề thi học kì 1) - Sinh học 11
Đề bài
I. Phần trắc nghiệm (24 câu/6,0 điểm)
Câu 1: Các phát biểu sau về hệ tuần hoàn
- Tim hoạt động tự động là nhờ trung ương thần kinh điều khiển.
- Hệ tuần hoàn côn trùng vận chuyển khí và dinh dưỡng, chất bài tiết.
- Lớp thú có 2 vòng tuần hoàn.
- Máu mao mạch có vận tốc lớn nhất.
- Huyết áp ở tĩnh mạch chủ là lớn nhất trong cơ thể.
Số phát biểu sai là:
A. 1. B. 3. C. 4. D. 2.
Câu 2: Đặc điểm nào dưới đây không có ở thú ăn thịt.
A. Dạ dày đơn.
B. Thức ăn qua ruột non trải qua tiêu hoá cơ học, hoá học và được hấp thụ.
C. Manh tràng phát triển.
D. Ruột ngắn.
Câu 3: Vận tốc máu là:
A. Áp lực máu tác động lên thành mạch.
B. tổng tiết diện của mạch máu.
C. Tốc độ di chuyển của hồng cầu.
D. Tốc độ máu chảy trong mạch trong một đơn vị thời gian.
Câu 4: Các phát biểu sau về hô hấp động vật
- Côn trùng hô hấp bằng ống khí phân nhánh tới tận tế bào.
- Chim có quá trình hô hấp kép( khí hít vào và thở ra qua phổi đều giàu oxi).
- Con người là loài hô hấp hiệu quả nhất trên cạn.
- Cá có 4 đặc điểm của bề mặt trao đổi khí.
- Cá voi hô hấp bằng phổi, Cào cào hô hấp bằng hệ thống ống khí trong phổi.
Số phát biểu sai là:
A. 1. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 5: Điều nào sau đây là không đúng khi nói tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa
A. Thức ăn trong ống tiêu hóa theo 1 chiều.
B. Dạ dày là nơi hấp thu chất dinh dưỡng chủ yếu.
C. Quá trình biến đổi thức ăn xảy ra ở ống tiêu hóa là tiêu hóa ngoại bào.
D. Khi qua ống tiêu hóa thức ăn được biến đổi cơ học và hóa học
Câu 6: Chất khoáng quyết định bao nhiêu phần trăm năng suất cây trồng?
A. 80 – 85%. B. 90 – 95%. C. 5-10%. D. 85 – 90%.
Câu 7: Áp suất rễ là:
A. áp suất thẩm thấu của tế bào rễ.
B. lực đẩy nước từ rễ lên thân.
C. độ chênh lệch áp suát thẩm thấu tế bào lông hút với nồng độ dung dịch đất.
D. lực hút nước từ đất vào tế bào lông hút.
Câu 8: Dạng nitơ nào cây có thể hấp thụ được?
A. NO 2 - và N 2 . B. NO 2 - và NH 4 + . C. NO 2 - và NO 3 - . D. NO 3 - và NH 4 + .
Câu 9: Thoát hơi nước qua lá chủ yếu bằng con đường:
A. qua lớp cutin. B. qua lớp biểu bì. C. qua khí khổng. D. qua mô giậu.
Câu 10: Ở cây, nguyên tố khoáng chủ yếu lấy từ:
A. Không khí. B. các phản ứng trong cây.
C. Đất. D. ánh sáng.
Câu 11: Sắc tố quang hợp (diệp lục) hòa tan hoàn toàn trong môi trường
A. nướ c. B. muối NaCl. C. HCl. D. cồn 90 0 .
Câu 12: Pha sáng diễn ra ở vị trí nào trong lục lạp?
A. Ở tilacôit. B. Ở màng ngoài. C. Ở màng trong. D. Ở chất nền.
Câu 13: Sắc tố quang hợp nào sau đây thuộc nhóm sắc tố chính?
A. Diệp lục a và diệp lục b B. Diệp lục và carôtênôit.
C. Diệp lục a và carôten. D. Diệp lục a và xantôphyl.
Câu 14: Phổi của chim có cấu tạo khác với phổi của các động vật trên cạn khác như thế nào?
A. Có nhiều túi khí. B. Có nhiều phế nang.
C. Phế quản phân nhánh nhiều. D. Khí quản dài.
Câu 15: Vì sao ở người già, khi huyết áp cao dễ bị xuất huyết não?
A. Vì mạch bị xơ cứng, tính đàn hồi kém, đặc biệt các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ mạch.
B. Vì mạch rộng nên không co bóp được, đặc biệt các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ mạch.
C. Vì mạch máu ngắn dần, máu bị ứ đọng, đặc biệt các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ mạch.
D. Vì thành bền vững, tính đàn hồi kém đặc biệt là các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ mạch.
Câu 16: Sản phẩm quá trình hô hấp hiếu khí:
A. CO 2 , H 2 O, O 2 . B. O 2 , H 2 O, năng lượng.
C. CO 2 , O 2 , năng lượng. D. CO 2 , H 2 O, năng lượng.
Câu 17: Nước và ion khoáng được hấp thụ vào mạch gỗ của rễ qua con đường nào?
A. Con đường qua chất nguyên sinh, tế bào chất.
B. Con đường qua chất nguyên sinh, gian bào.
C. Con đường qua thành tế bào, không bào.
D. Con đường qua không bào, gian bào.
Câu 18: Một chu kỳ tim của người trưởng thành bình thường là 0,8 giây. Thời gian làm việc của tâm thất trong một ngày (24h) là bao nhiêu?
A. 21h. B. 15h. C. 5h. D. 9h
Câu 19: Máu chảy trong hệ tuần hoàn kín như thế nào?
A. Máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao hoặc trung bình, tốc độ máu chảy nhanh.
B. Máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp, tốc độ máu chảy nhanh.
C. Máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp, tốc độ máu chảy chậm.
D. Máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao, tốc độ máu chảy chậm.
Câu 20: Các phát biểu sau về tiêu hóa động vật
- Động vật có túi tiêu hóa thì tiêu hóa ngoại bào trước, tiêu hóa nội bào sau.
- Động vật ăn thực vật có manh tràng phát triển.
- Nguồn protein cung cấp chủ yếu cho trâu bò là cỏ.
- Ruột non là là bộ phận tiêu hóa hóa học quan trọng nhất.
- Dạ dày động vật ăn thịt có tiêu hóa cơ học và hóa học.
Số phát biểu đúng là:
A. 1. B. 4. C. 2. D. 3.
Câu 21: Câu nào sau đây không đúng:
A. Phân giải kị khí gây bất lợi cho cây.
B. Nhiệt độ luôn tỉ lệ thuận với cường độ hô hấp.
C. Hô hấp sáng gây lãng phí sản phẩm quang hợp
D. Trong các hạt khô khi hàm lượng nước tăng thì cường độ hô hấp tăng mạnh.
Câu 22: Câu nào sau đây là không đúng:
A. Nước là nguyên liệu, môi trường của quá trình quang hợp.
B. Hàm lượng nước tỉ lệ thuận với cường độ quang hợp.
C. Điểm bão hòa ánh sáng của quang hợp là cường độ ánh sáng tối thiểu để quang hợp bắt đầu xảy ra.
D. Khi thiếu nước cây chịu hạn duy trì quang hợp ổn định hơn cây trung sinh và cây ưa ẩm.
Câu 23: Phát biểu nào sau đây không đúng:
A. Hiệu quả quang hợp ở nhóm thực vật C 4 cao hơn ở nhóm thực vật C 3 và CAM.
B. Pha sáng của quang hợp ở thực vật xảy ra ở tilacoit.
C. Nhóm thực vật CAM phải cố định CO 2 vào ban đêm vì ban đêm, khí khổng mới mở ra, ban ngày khí khổng đóng để hạn chế sự mất nước.
D. Chu trình canvin chỉ diễn ra ở pha tối trong quang hợp thực vật của nhóm thực vật C 3 , không diễn ra ở pha tối trong quang hợp thực vật của nhóm thực vật C 4 và CAM.
Câu 24: Trong quá trình quang hợp của thực vật khi tăng cường độ ánh sáng cao hơn điểm bù ánh sáng nhưng chưa đạt tới điểm bão hoà ánh sáng thì:
A. Cường độ quang hợp giảm dần tỉ lệ nghịch với cường độ ánh sáng.
B. Cường độ quang hợp tăng dần tỉ lệ thuận với cường độ ánh sáng.
C. Cường độ quang hợp không thay đổi
D. Cường độ quang hợp tăng rồi lại giảm.
II. Phần tự luận (4,0 điểm)
Câu 1: Nêu đặc điểm, cơ chế, vai trò của hướng sáng và hướng trọng lực ở thực vật.
Câu 2:
a) Vì sao ăn mặn không tốt cho sức khỏe?
b) Sau bữa ăn thành phần máu trước khi qua gan có gì khác so với thành phần máu sau khi qua gan? giải thích?
Đáp án
1. C |
2. C |
3. D |
4. A |
5. B |
6. C |
7. B |
8. D |
9. C |
10. C |
11. D |
12. A |
13. A |
14. A |
15. A |
16. D |
17. B |
18. D |
19. A |
20. B |
21. B |
22. C |
23. D |
24. B |
I. Phần trắc nghiệm (24 câu/6,0 điểm)
Câu 1:
Các phát biểu sau về hệ tuần hoàn
Số phát biểu sai là: A. 1. B. 3. C. 4. D. 2. |
Phương pháp giải:
Các phát biểu sai khi nói về hệ tuần hoàn là: I; II; IV; V.
I sai, vì tính tự động của tim được thực hiện nhờ hoạt động của hệ dẫn truyền tim.
II sai, vì hệ tuần hoàn và hệ thống ống khí của côn trùng tách rời nhau, trong đó hệ thống ống khí vận chuyển khí, còn hệ tuần hoàn chỉ vận chuyển chất dinh dưỡng và chất bài tiết của cơ thể.
IV sai, vì vận tốc máu lớn nhất ở động mạch chủ.
V sai, vì huyết áp ở động mạch chủ là lớn nhất trong cơ thể.
Lời giải chi tiết:
Đáp án C.
Câu 2:
Đặc điểm nào dưới đây không có ở thú ăn thịt. A. Dạ dày đơn. B. Thức ăn qua ruột non trải qua tiêu hoá cơ học, hoá học và được hấp thụ. C. Manh tràng phát triển. D. Ruột ngắn. |
Phương pháp giải:
Đặc điểm không có ở thú ăn thịt là manh tràng phát triển.
Lời giải chi tiết:
Đáp án C.
Câu 3:
Vận tốc máu là: A. Áp lực máu tác động lên thành mạch. B. tổng tiết diện của mạch máu. C. Tốc độ di chuyển của hồng cầu. D. Tốc độ máu chảy trong mạch trong một đơn vị thời gian. |
Phương pháp giải:
Vận tốc máu là tốc độ máu chảy trong mạch trong một đơn vị thời gian.
Lời giải chi tiết:
Đáp án D.
Câu 4:
Các phát biểu sau về hô hấp động vật
Số phát biểu sai là: A. 1. B. 3. C. 4. D. 5. |
Phương pháp giải:
Phát biểu sai khi nói về hô hấp ở động vật là: III.
III sai, vì loài hô hấp hiệu quả nhất trên cạn là chim.
Lời giải chi tiết:
Đáp án A.
Câu 5:
Điều nào sau đây là không đúng khi nói tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa A. Thức ăn trong ống tiêu hóa theo 1 chiều. B. Dạ dày là nơi hấp thu chất dinh dưỡng chủ yếu. C. Quá trình biến đổi thức ăn xảy ra ở ống tiêu hóa là tiêu hóa ngoại bào. D. Khi qua ống tiêu hóa thức ăn được biến đổi cơ học và hóa học |
Phương pháp giải:
Điều không đúng khi nói về tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa là: Dạ dày là nơi hấp thu chất dinh dưỡng chủ yếu. Vì cơ quan hấp thụ chất dinh dưỡng chru yếu là ruột non.
Lời giải chi tiết:
Đáp án B.
Câu 6:
Chất khoáng quyết định bao nhiêu phần trăm năng suất cây trồng? A. 80 – 85%. B. 90 – 95%. C. 5-10%. D. 85 – 90%. |
Phương pháp giải:
Quang hợp quyết định 90 - 95% năng suất cây trồng, 5 – 10% là các chất dinh dưỡng khoáng.
Lời giải chi tiết:
Đáp án C.
Câu 7:
Áp suất rễ là: A. áp suất thẩm thấu của tế bào rễ. B. lực đẩy nước từ rễ lên thân. C. độ chênh lệch áp suát thẩm thấu tế bào lông hút với nồng độ dung dịch đất. D. lực hút nước từ đất vào tế bào lông hút. |
Phương pháp giải:
Áp suất rễ là lực đẩy nước từ rễ lên thân.
Lời giải chi tiết:
Đáp án B.
Câu 8:
Dạng nitơ nào cây có thể hấp thụ được? A. NO 2 - và N 2 . B. NO 2 - và NH 4 + . C. NO 2 - và NO 3 - . D. NO 3 - và NH 4 + . |
Phương pháp giải:
Dạng nitơ cây có thể hấp thụ được là NO 3 - và NH 4 + .
Lời giải chi tiết:
Đáp án D.
Câu 9:
Thoát hơi nước qua lá chủ yếu bằng con đường: A. qua lớp cutin. B. qua lớp biểu bì. C. qua khí khổng. D. qua mô giậu. |
Phương pháp giải:
Thoát hơi nước qua lá chủ yếu bằng con đường qua khí khổng.
Lời giải chi tiết:
Đáp án C.
Câu 10:
Ở cây, nguyên tố khoáng chủ yếu lấy từ: A. Không khí. B. các phản ứng trong cây. C. Đất. D. ánh sáng. |
Phương pháp giải:
Ở cây, nguyên tố khoáng chủ yếu lấy từ đất.
Lời giải chi tiết:
Đáp án C.
Câu 11:
Sắc tố quang hợp (diệp lục) hòa tan hoàn toàn trong môi trường A. nướ c. B. muối NaCl. C. HCl. D. cồn 90 0 . |
Phương pháp giải:
Sắc tố quang hợp (diệp lục) hòa tan hoàn toàn trong môi trường cồn 90 0 .
Lời giải chi tiết:
Đáp án D.
Câu 12:
Pha sáng diễn ra ở vị trí nào trong lục lạp? A. Ở tilacôit. B. Ở màng ngoài. C. Ở màng trong. D. Ở chất nền. |
Phương pháp giải:
Quá trình quang hợp ở thực vật gồm 2 giai đoạn: pha sáng và pha tối.
Pha sáng diễn ra trên màng tilacoit, pha chuyển hóa năng lượng ánh sáng đã được diệp lục hấp thụ thành năng lượng của các liên kết hóa học trong ATP và NADPH.
Lời giải chi tiết:
Đáp án A.
Câu 13:
Sắc tố quang hợp nào sau đây thuộc nhóm sắc tố chính? A. Diệp lục a và diệp lục b B. Diệp lục và carôtênôit. C. Diệp lục a và carôten. D. Diệp lục a và xantôphyl. |
Phương pháp giải:
Sắc tố quang hợp thuộc nhóm sắc tố chính là diệp lục a và diệp lục b.
Lời giải chi tiết:
Đáp án A.
Câu 14:
Phổi của chim có cấu tạo khác với phổi của các động vật trên cạn khác như thế nào? A. Có nhiều túi khí. B. Có nhiều phế nang. C. Phế quản phân nhánh nhiều. D. Khí quản dài. |
Phương pháp giải:
Phổi của chim có cấu tạo khác với phổi của các động vật trên cạn khác nhau ở chỗ có nhiều túi khí.
Lời giải chi tiết:
Đáp án A.
Câu 15:
Vì sao ở người già, khi huyết áp cao dễ bị xuất huyết não? A. Vì mạch bị xơ cứng, tính đàn hồi kém, đặc biệt các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ mạch. B. Vì mạch rộng nên không co bóp được, đặc biệt các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ mạch. C. Vì mạch máu ngắn dần, máu bị ứ đọng, đặc biệt các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ mạch. D. Vì thành bền vững, tính đàn hồi kém đặc biệt là các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ mạch. |
Phương pháp giải:
Ở người già, khi huyết áp cao dễ bị xuất huyết não vì mạch bị xơ cứng, tính đàn hồi kém, đặc biệt các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ mạch.
Lời giải chi tiết:
Đáp án A.
Câu 16:
Sản phẩm quá trình hô hấp hiếu khí: A. CO 2 , H 2 O, O 2 . B. O 2 , H 2 O, năng lượng. C. CO 2 , O 2 , năng lượng. D. CO 2 , H 2 O, năng lượng. |
Phương pháp giải:
Sản phẩm quá trình hô hấp hiếu khí là CO 2 , H 2 O, năng lượng.
Lời giải chi tiết:
Đáp án D.
Câu 17:
Nước và ion khoáng được hấp thụ vào mạch gỗ của rễ qua con đường nào? A. Con đường qua chất nguyên sinh, tế bào chất. B. Con đường qua chất nguyên sinh, gian bào. C. Con đường qua thành tế bào, không bào. D. Con đường qua không bào, gian bào. |
Phương pháp giải:
Nước và ion khoáng được hấp thụ vào mạch gỗ của rễ qua 2 con đường: con đường qua chất nguyên sinh, gian bào.
Lời giải chi tiết:
Đáp án B.
Câu 18:
Một chu kỳ tim của người trưởng thành bình thường là 0,8 giây. Thời gian làm việc của tâm thất trong một ngày (24h) là bao nhiêu? A. 21h. B. 15h. C. 5h. D. 9h |
Phương pháp giải:
Mỗi chu kì tim bắt đầu từ pha co tâm nhĩ → pha co tâm thất → pha giãn chung
Mỗi chu kì tim gồm 3 pha kéo dài 0,8 giây:
+ Pha co tâm nhĩ: 0,1 s
+ Pha co tâm thất: 0,3 s
+ Pha giãn chung: 0,4 s
Lời giải chi tiết:
1 ngày = 86400 giây
=> Thời gian làm việc của tâm thất trong một ngày là: 86400 x 3/8 = 32400 (giây)
32400 giây = 9 (giờ)
Đáp án D.
Câu 19:
Máu chảy trong hệ tuần hoàn kín như thế nào? A. Máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao hoặc trung bình, tốc độ máu chảy nhanh. B. Máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp, tốc độ máu chảy nhanh. C. Máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp, tốc độ máu chảy chậm. D. Máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao, tốc độ máu chảy chậm. |
Phương pháp giải:
Trong hệ tuần hoàn kín: máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao hoặc trung bình, tốc độ máu chảy nhanh.
Lời giải chi tiết:
Đáp án A.
Câu 20:
Các phát biểu sau về tiêu hóa động vật
Số phát biểu đúng là: A. 1. B. 4. C. 2. D. 3. |
Phương pháp giải:
Các phát biểu đúng khi nói về tiêu hóa của động vật là: I; II; IV; V.
III sai, vì nguồn protein chủ yếu cung cấp cho trâu bò là vi sinh vật cộng sinh trong ruột và manh tràng.
Lời giải chi tiết:
Đáp án B.
Câu 21:
Câu nào sau đây không đúng: A. Phân giải kị khí gây bất lợi cho cây. B. Nhiệt độ luôn tỉ lệ thuận với cường độ hô hấp. C. Hô hấp sáng gây lãng phí sản phẩm quang hợp D. Trong các hạt khô khi hàm lượng nước tăng thì cường độ hô hấp tăng mạnh. |
Phương pháp giải:
Phát biểu không đúng khi nói về hô hấp của thực vật là: Nhiệt độ luôn tỉ lệ thuận với cường độ hô hấp. Vì khi nhiệt độ môi trường vượt quá ngưỡng tối ưu, cường độ hô hấp giảm dần.
Lời giải chi tiết:
Đáp án B.
Câu 22:
Câu nào sau đây là không đúng: A. Nước là nguyên liệu, môi trường của quá trình quang hợp. B. Hàm lượng nước tỉ lệ thuận với cường độ quang hợp. C. Điểm bão hòa ánh sáng của quang hợp là cường độ ánh sáng tối thiểu để quang hợp bắt đầu xảy ra. D. Khi thiếu nước cây chịu hạn duy trì quang hợp ổn định hơn cây trung sinh và cây ưa ẩm. |
Phương pháp giải:
Phát biểu không đúng là: Điểm bão hòa ánh sáng của quang hợp là cường độ ánh sáng tối thiểu để quang hợp bắt đầu xảy ra. Vì điểm bão hòa ánh sáng là cường độ ánh sáng để cường độ quang hợp cao nhất.
Lời giải chi tiết:
Đáp án C.
Câu 23:
Phát biểu nào sau đây không đúng: A. Hiệu quả quang hợp ở nhóm thực vật C 4 cao hơn ở nhóm thực vật C 3 và CAM. B. Pha sáng của quang hợp ở thực vật xảy ra ở tilacoit. C. Nhóm thực vật CAM phải cố định CO 2 vào ban đêm vì ban đêm, khí khổng mới mở ra, ban ngày khí khổng đóng để hạn chế sự mất nước. D. Chu trình canvin chỉ diễn ra ở pha tối trong quang hợp thực vật của nhóm thực vật C 3 , không diễn ra ở pha tối trong quang hợp thực vật của nhóm thực vật C 4 và CAM. |
Phương pháp giải:
Phát biểu không đúng là: Chu trình canvin chỉ diễn ra ở pha tối trong quang hợp thực vật của nhóm thực vật C 3 , không diễn ra ở pha tối trong quang hợp thực vật của nhóm thực vật C 4 và CAM.
Vì chu trình Canvin có trong pha tối của cả 3 nhóm thực vật C3, C4, CAM.
Lời giải chi tiết:
Đáp án D.
Câu 24:
Trong quá trình quang hợp của thực vật khi tăng cường độ ánh sáng cao hơn điểm bù ánh sáng nhưng chưa đạt tới điểm bão hoà ánh sáng thì: A. Cường độ quang hợp giảm dần tỉ lệ nghịch với cường độ ánh sáng. B. Cường độ quang hợp tăng dần tỉ lệ thuận với cường độ ánh sáng. C. Cường độ quang hợp không thay đổi D. Cường độ quang hợp tăng rồi lại giảm. |
Phương pháp giải:
Trong quá trình quang hợp của thực vật khi tăng cường độ ánh sáng cao hơn điểm bù ánh sáng nhưng chưa đạt tới điểm bão hoà ánh sáng th cường độ quang hợp tăng dần tỉ lệ thuận với cường độ ánh sáng.
Lời giải chi tiết:
Đáp án B.
II. Phần tự luận (4,0 điểm)
Câu 1:
Nêu đặc điểm, cơ chế, vai trò của hướng sáng và hướng trọng lực ở thực vật. |
Lời giải chi tiết:
Câu 2:
a) Vì sao ăn mặn không tốt cho sức khỏe? b) Sau bữa ăn thành phần máu trước khi qua gan có gì khác so với thành phần máu sau khi qua gan? giải thích? |
Lời giải chi tiết:
a. Vì ăn mặn làm tăng tính thấm của màng tế bào với ion natri, ion natri sẽ chuyển nhiều vào các tế bào cơ trơn của thành mạch máu, gây tăng nước trong tế bào , tăng trương lực cơ thành mạch,gây co mạch, tăng sức cản ngoại vi, dẫn đến tăng huyết áp
b. Gan là nơi tích luỹ glucose dưới dạng glicogen.
Sau bữa ăn nồng độ glucose trong máu cao, các chất dinh dưỡng được đi vào máu qua lông ruột, đổi vào tĩnh mạch ruột → tĩnh mạch cửa gan → gan: chuyển hoá glucose → glicogen → máu đổ vào tĩnh mạch chủ bụng
Máu sau khi đi qua gan có nồng độ glucose thấp hơn so với máu trước khi đi vào gan vì gan đã chuyển hoá glucose → glicogen, giữ cho nồng độ glucose ở mức ổn định.