Đề số 8 - Đề kiểm tra 15 phút - Học kì 1 - Ngữ văn 7
Đáp án và lời giải chi tiết Đề số 8 - Đề kiểm tra 15 phút - Học kì 1 - Ngữ văn 7
Đề bài
I. TRẮC NGHIỆM (2 điểm)
Chọn đáp án đúng
Câu 1: Chủ đề bài ca dao sau là gì?
"Anh em nào phải người xa
Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân
Yêu nhau như thể tay chân
Anh em hoà thuận, hai thân vui vầy"
A. Nỗi nhớ mẹ nơi quê nhà.
B. Nỗi nhớ và lòng yêu kính ông bà.
C. Ơn nghĩa, công lao cha mẹ.
D. Tình anh em ruột thịt.
Câu 2: Phép tu từ nào được sử dụng trong bài ca dao trên:
A. Liệt kê.
B. Nhân hoá.
C. So sánh.
D. Hoán dụ.
Câu 3: Nghĩa của từ “Hai thân” trong câu được hiểu là:
A. Cùng là ruột thịt.
B. Thân anh, thân em.
C. Thân phụ và thân mẫu (chỉ cha mẹ).
D. Tình huynh thế phụ.
Câu 4: Bài ca dao trên được viết theo thế loại nào?
A. Song thất lục bát.
B. Lục bát.
C. Lục bát biến thể
D. Lục bát cách luật.
2. TỰ LUẬN (8 điểm)
Phân tích tâm trạng của nhân vật trữ tình trong câu ca dao:
"Chiều chiều ra đứng ngõ sau,
Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều".
Lời giải chi tiết
1. TRẮC NGHIỆM (Mỗi câu trả lời đúng dược 0,5 điểm).
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
Đáp án |
D |
B |
C |
B |
2. TỰ LUẬN (8 điểm)
- Nội dung:
Căn cứ vào lời thơ, ta có thế hiểu câu ca dao là lời của người con xa quê. Cả câu thơ là tâm trạng buồn bã, cô đơn, tủi cực của nhân vật trừ tình. Tác giả dân gian tỏ ra cảm thông, chia sẻ với hoàn cảnh, số phận của nhân vật.
- Nghệ thuật:
+ Tâm trạng của nhân vật trừ tình được diễn tả trong không gian “ngõ sau” (nơi kín đáo, ẩn khuất ít ai qua lại, đế ý) và thời gian “chiều chiều” là thời gian cuối ngày (được lặp đi lặp lại).
+ Dùng cách nói ấn dụ “chín chiều” (là chiều về); “quê mẹ” (là quê hương, nơi người con được sinh ra.
=> Những hình thức nghệ thuật như vậy đã góp phần diễn tả nỗi nhớ cha me, nỗi nhớ nhà da diết.