Đề số 8 - Đề kiểm tra học kì 1 (Đề thi học kì 1) - Ngữ văn 9
Tải vềĐáp án và lời giải chi tiết Đề số 8 - Đề kiểm tra học kì 1 (Đề thi học kì 1) - Ngữ văn 9
Đề bài
I. PHẦN TIẾNG VIỆT (2.0 điểm)
Câu 1: (0.5 điểm)
Vì sao câu thành ngữ: “Ông nói gà, bà nói vịt” vi phạm phương châm quan hệ?
Câu 2: (0.5 điểm)
Thế nào là dẫn trực tiếp?
Câu 3: (0.5 điểm)
Có hai phương thức chủ yếu phát triển nghĩa của từ ngữ. Đó là những phương thức nào?
Câu 4: (0.5 điểm)
Thuật ngữ có đặc điểm gì?
II. PHẦN VĂN BẢN (3.0 điểm)
Câu 1: (0.5 điểm)
Từ những hiểu biết về văn bản Phong cách Hồ Chí Minh của Lê Anh Trà, em hãy cho biết do đâu mà Chủ tịch Hồ Chí Minh có được vốn tri thức văn hóa nhân loại sâu rộng?
Câu 2: (1.0 điểm)
Trình bày những giá trị chủ yếu về nội dung của Truyện Kiều
Câu 3: (1.0 điểm)
Ghi lại nguyên văn khổ cuối bài Ánh trăng – Nguyễn Duy
Câu 4: (0.5 điểm)
Đoạn văn sau đây trích từ văn bản nào? Tác giả là ai?
Tôi thì thầm như họi hồn những người đã khuất: “Đây là lần cuối, là chấm hết mối liên hệ máu mủ bên ngoại, vi không còn gì để con về nữa. Hãy tha lỗi cho con má ơi! Ngoại ơi!”
III. PHẦN TẬP LÀM VĂN (5.0 điểm)
Kể lại một lần em dã gây ra một việc có lỗi (có sử dụng yếu tố nghị luận, độc thoại, độc thoại nội tâm)
Lời giải chi tiết
I. PHẦN TIẾNG VIỆT
Câu 1.
Vì sao câu thành ngữ: “Ông nói gà, bà nói vịt” vi phạm phương châm quan hệ? |
Phương pháp:
Vận dụng kiến thức về phương châm hội thoại
Lời giải chi tiết:
Vì hai người không nói chung một đề tài giao tiếp.
Câu 2.
Thế nào là dẫn trực tiếp? |
Phương pháp:
Nhớ lại khái niệm về dẫn trực tiếp
Lời giải chi tiết:
Dẫn trực tiếp là nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật; lời dẫn trực tiếp được đặt trong dấu ngoặc kép.
Câu 3.
Có hai phương thức chủ yếu phát triển nghĩa của từ ngữ. Đó là những phương thức nào? |
Phương pháp:
Nhớ lại kiến thức về phát triển nghĩa của từ ngữ
Lời giải chi tiết:
- Phương thức ẩn dụ. (0,25 điểm)
- Phương thức hoán dụ. (0,25 điểm)
Câu 4.
Thuật ngữ có đặc điểm gì? |
Phương pháp:
Nhớ lại đặc điểm của thuật ngữ
Lời giải chi tiết:
- Mỗi thuật ngữ chỉ biểu thị một khái niệm và ngược lại, mỗi khái niệm chỉ được biểu thị bằng một thuật ngữ. (0,25 điểm).
- Thuật ngữ không có tính biểu cảm. (0,25 điểm)
II. PHẦN VĂN BẢN
Câu 1.
Từ những hiểu biết về văn bản Phong cách Hồ Chí Minh của Lê Anh Trà, em hãy cho biết do đâu mà Chủ tịch Hồ Chí Minh có được vốn tri thức văn hóa nhân loại sâu rộng? |
Phương pháp:
Nhớ lại nội dung văn bản
Lời giải chi tiết:
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần làm rõ được những ý cơ bản sau:
- Nói và viết thông thạo nhiều thứ tiếng nước ngoài. (0,25 điểm)
- Tích cực học hỏi qua công việc, qua lao động; học hỏi, tìm hiểu đến mức sâu sắc. (0,25 điểm)
Câu 2.
Trình bày những giá trị chủ yếu về nội dung của Truyện Kiều |
Phương pháp:
Nhớ lại giá trị nội, giá trị nghệ thuật của Truyện Kiều
Lời giải chi tiết:
Học sinh trình bày được giá trị chủ yếu về nội dung của “Truyện Kiều”:
- Giá trị hiện thực: Phản ánh chân thực, sâu sắc bộ mặt tàn bạo của tầng lớp thống trị và số phận những con người bị áp bức đau khổ, đặc biệt là số phận bi kịch của người phụ nữ. (0,5 điểm)
- Giá trị nhân đạo: thể hiện niềm thương cảm trước những đau khổ của con người; lên án những thế lực tàn bạo; đề cao mọi vẻ đẹp, ước mơ, những khát vọng chân chính của con người. (0,5 điểm)
Câu 3.
Ghi lại nguyên văn khổ cuối bài Ánh trăng – Nguyễn Duy |
Phương pháp:
Nhớ lại và chép thuộc
Lời giải chi tiết:
Học sinh ghi đúng, đủ khổ thơ cuối trong bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy:
“Trăng cứ tròn vành vạnh
kể chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình.”
(Nếu sai 02 lỗi chính tả hoặc sai hay thiếu 1 câu thơ trừ 0,25 điểm)
Câu 4.
Đoạn văn sau đây trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Tôi thì thầm như gọi hồn những người đã khuất: “Đây là lần cuối, là chấm hết mối liên hệ máu mủ bên ngoại, vi không còn gì để con về nữa. Hãy tha lỗi cho con má ơi! Ngoại ơi!” |
Phương pháp:
Đọc kĩ đoạn văn và nhớ lại thông tin tác giả, tác phẩm
Lời giải chi tiết:
- Đoạn văn được trích từ văn bản “Khóc hương cau”. (0,25 điểm)
- Tác giả: Phan Trung Nghĩa. (0,25 điểm)
III. PHẦN TẬP LÀM VĂN
Kể lại một lần em đã gây ra một việc có lỗi (có sử dụng yếu tố nghị luận, độc thoại, độc thoại nội tâm) |
Phương pháp:
Nhớ lại một kỉ niệm của bản thân và kể lại
Lời giải chi tiết:
1. Yêu cầu về kĩ năng:
- Đúng thể loại: Tự sự có kết hợp yếu tố nghị luận và độc thoại, độc thoại nội tâm.
- Bố cục đầy đủ, rõ ràng, hợp lí.
- Diễn đạt trôi chảy, có cảm xúc, ít hoặc không mắc lỗi dùng từ, đặt câu.
2. Yêu cầu về kiến thức:
a. Mở bài: (0,75 điểm)
Giới thiệu khái quát câu chuyện được kể.
b. Thân bài: (3,5 điểm)
- Tình huống dẫn đến chuyện có lỗi.
- Câu chuyện diễn ra như thế nào?
- Thái độ của bản thân đối với sự việc đó. Tại sao lại cho là có lỗi?
- Cách cư xử của bản thân trước sự việc có lỗi.
- Kết quả của sự việc.
(Câu chuyện được kể có sử dụng yếu tố nghị luận và độc thoại, độc thoại nội tâm đúng chỗ, hợp lí)
c. Kết bài: (0,75 điểm)
Bài học rút ra từ câu chuyện có lỗi.