Đề thi giữa kì 1 KHTN 7 Kết nối tri thức - Đề số 10 — Không quảng cáo

Đề thi khoa học tự nhiên 7, đề kiểm tra khoa học tự nhiên 7 kết nối tri thức với cuộc sống có đáp án và lời giải chi tiết Đề thi giữa kì 1 KHTN 7 - Kết nối tri thức


Đề thi giữa kì 1 KHTN 7 Kết nối tri thức - Đề số 10

Tải về

Tải về đề thi và đáp án Tải về đề thi Tải về đáp án

Một bản báo cáo thực hành cần có những nội dung nào, sắp xếp lại theo thứ tự nội dung bản báo cáo. (1). Kết luận (2). Mục đích thí nghiệm (3). Kết quả

Đề thi

I. Trắc nghiệm

Câu 1: Một bản báo cáo thực hành cần có những nội dung nào, sắp xếp lại theo thứ tự nội dung bản báo cáo.

(1). Kết luận                               (2). Mục đích thí nghiệm             (3). Kết quả

(4). Các bước tiến hành                (5). Chuẩn bị                               (6). Thảo luận

A. (1) - (2) - (3) - (4) - (5) - (6).

B. (2) - (5) - (4) - (3) - (6) - (1).

C. (1) - (2) - (6) - (3) - (5) - (4).

D. (2) - (1) - (3) - (5) - (6) - (4).

Câu 2: Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Nguyên tử được cấu tạo bởi vỏ nguyên tử và hạt nhân.

B. Electron và proton mang điện, neutron không mang điện

C. Điện tích hạt nhân nguyên tử bằng tổng điện tích của các proton.

D. Khối lượng nguyên tử tập chung ở vỏ nguyên tử.

Câu 3: Khối lượng nguyên tử của nguyên tố X bằng 19 amu, số electron của nguyên tử đó là 9. Số neutron của nguyên tử X là

A. 8. B. 9. C. 10. D. 11.

Câu 4: Những nguyên tố nào sau đây thuộc nhóm VIIA (Halogen)?

A. Chlorine, Bromine, Fluorine.

B. Fluorine, Carbon, Bromine.

C. Berylium, Carbon, Oxygen.

D. Neon, Helium, Argon.

Câu 5: Liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử nước là liên kết

A. cộng hóa trị.                                            B. ion.

C. phi kim.                                                  D. kim loại.

Câu 6: Nguyên tử Mg trở thành ion Mg 2+ khi

A. Nhận thêm 1 electron.                             B. Nhận thêm 2 electron.

C. Nhường đi 1 electron.                              D. Nhường đi 2 electron.

Câu 7: Tên gọi của các cột trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là gì?

A. Chu kì            B. Nhóm                 C. Loại                   D. Họ

Câu 8: Nguyên tố X ở chu kì 3 nhóm IA, số đơn vị điện tích hạt nhân của nguyên tố X là

A. Z = 13.           B. Z = 10.               C. Z = 12.               D. Z = 11.

Câu 9: Số hiệu nguyên tử của nguyên tố Y là 19. Vị trí của Y trong bảng tuần hoàn là

A. số thứ tự 19, chu kì 3, nhóm VIIA.                      B. số thứ tự 19, chu kì 4, nhóm IA.

C. số thứ tự 19, chu kì 4, nhóm IIA.                        D. số thứ tự 19, chu kì 3, nhóm IA.

Câu 10: Nguyên tố nào được sử dụng trong việc chế tạo con chip trong máy tính?

A. Neon.             B. Chlorine.            C. Silver.                 D. Silicon.

Câu 11: Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Nhóm gồm các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có số electron lớp ngoài cùng bằng nhau      và được xếp vào cùng một hàng.

B. Các nguyên tố cùng nhóm có tính chất gần giống nhau.

C. Bảng tuần hoàn gồm 8 nhóm được kí hiệu từ 1 đến 8.

D. Các nguyên tố trong nhóm được xếp thành một cột theo chiều khối lượng nguyên tử tăng dần.

Câu 12: Những nguyên tố hóa học nào sau đây thuộc cùng một nhóm?

A. O, S, Se.                 B. N, O, F.               C. Na, Mg, K.          D. Ne, Na, Mg.

II. TỰ LUẬN

Câu 1: Nguyên tử của nguyên tố Xcó tổng số hạt là 52. Số hạt không mang điện gấp 1,06 lần số hạt mang điện âm. Tính số hạt p, n, e

Câu 2: Hãy xác định tên và kí hiệu hóa học của X, Y, Z trong các trường hợp sau:

(a) Nguyên tử nguyên tố X nặng bằng 3,5 lần nguyên tử oxygen.

(b) Nguyên tử nguyên tố Y nặng bằng 2 lần nguyên tử lưu huỳnh (sulfur).

(c) Nguyên tử nguyên tố Z nặng bằng 4,5 lần nguyên tử magnesium.

Đáp án

Phần trắc nghiệm

1B

2D

3C

4A

5A

6D

7B

8D

9B

10D

11A

12A

Câu 1: Một bản báo cáo thực hành cần có những nội dung nào, sắp xếp lại theo thứ tự nội dung bản báo cáo.

(1). Kết luận                                (2). Mục đích thí nghiệm              (3). Kết quả

(4). Các bước tiến hành                (5). Chuẩn bị                               (6). Thảo luận

A. (1) - (2) - (3) - (4) - (5) - (6).

B. (2) - (5) - (4) - (3) - (6) - (1).

C. (1) - (2) - (6) - (3) - (5) - (4).

D. (2) - (1) - (3) - (5) - (6) - (4).

Lời giải chi tiết

Đáp án B

Câu 2: Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Nguyên tử được cấu tạo bởi vỏ nguyên tử và hạt nhân.

B. Electron và proton mang điện, neutron không mang điện

C. Điện tích hạt nhân nguyên tử bằng tổng điện tích của các proton.

D. Khối lượng nguyên tử tập chung ở vỏ nguyên tử.

Phương pháp giải

Khối lượng nguyên tử tập trung ở hạt nhân

Lời giải chi tiết

Đáp án D

Câu 3: Khối lượng nguyên tử của nguyên tố X bằng 19 amu, số electron của nguyên tử đó là 9. Số neutron của nguyên tử X là

A. 8. B. 9. C. 10. D. 11.

Phương pháp giải

Khối lượng nguyên tử = số p + số n = 19, mà p = e = 9

Lời giải chi tiết

Đáp án C

Câu 4: Những nguyên tố nào sau đây thuộc nhóm VIIA (Halogen)?

A. Chlorine, Bromine, Fluorine.

B. Fluorine, Carbon, Bromine.

C. Berylium, Carbon, Oxygen.

D. Neon, Helium, Argon.

Phương pháp giải

Nhóm VIIA (halogen) gồm F, Cl, Br, I

Lời giải chi tiết

Đáp án A

Câu 5: Liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử nước là liên kết

A. cộng hóa trị.                                            B. ion.

C. phi kim.                                                  D. kim loại.

Phương pháp giải

Liên kết giữa phi kim và phi kim là liên kết cộng hóa trị

Lời giải chi tiết

Đáp án A

Câu 6: Nguyên tử Mg trở thành ion Mg 2+ khi

A. Nhận thêm 1 electron.                             B. Nhận thêm 2 electron.

C. Nhường đi 1 electron.                              D. Nhường đi 2 electron.

Phương pháp giải

Nguyên tử trung hòa về điện, khi nhường đi electron nguyên tử mang điện tích dương, số điện tích dương = số electron nhường

Lời giải chi tiết

Đáp án D

Câu 7: Tên gọi của các cột trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là gì?

A. Chu kì            B. Nhóm                 C. Loại                   D. Họ

Lời giải chi tiết

Đáp án B

Câu 8: Nguyên tố X ở chu kì 3 nhóm IA, số đơn vị điện tích hạt nhân của nguyên tố X là

A. Z = 13.           B. Z = 10.               C. Z = 12.               D. Z = 11.

Phương pháp giải

Dựa vào vị trí của nguyên tố X

Lời giải chi tiết

Đáp án D

Câu 9: Số hiệu nguyên tử của nguyên tố Y là 19. Vị trí của Y trong bảng tuần hoàn là

A. số thứ tự 19, chu kì 3, nhóm VIIA.                      B. số thứ tự 19, chu kì 4, nhóm IA.

C. số thứ tự 19, chu kì 4, nhóm IIA.                        D. số thứ tự 19, chu kì 3, nhóm IA.

Phương pháp giải

Dựa vào số hiệu nguyên tử của nguyên tố Y = 19 => P = E = 19

Lời giải chi tiết

Đáp án B

Câu 10: Nguyên tố nào được sử dụng trong việc chế tạo con chip trong máy tính?

A. Neon.             B. Chlorine.            C. Silver.                 D. Silicon.

Lời giải chi tiết

Đáp án D

Câu 11: Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Nhóm gồm các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có số electron lớp ngoài cùng bằng nhau      và được xếp vào cùng một hàng.

B. Các nguyên tố cùng nhóm có tính chất gần giống nhau.

C. Bảng tuần hoàn gồm 8 nhóm được kí hiệu từ 1 đến 8.

D. Các nguyên tố trong nhóm được xếp thành một cột theo chiều khối lượng nguyên tử tăng dần.

Phương pháp giải

Dựa vào kiến thức về sơ lược bảng tuần hoàn

Lời giải chi tiết

Đáp án A

Câu 12: Những nguyên tố hóa học nào sau đây thuộc cùng một nhóm?

A. O, S, Se.                 B. N, O, F.               C. Na, Mg, K.          D. Ne, Na, Mg.

Phương pháp giải

Nhóm gồm các nguyên tố mà nguyên tử có cùng số electron lớp ngoài cùng

Lời giải chi tiết

Đáp án A

II. Tự luận

Câu 1: Nguyên tử của nguyên tố Xcó tổng số hạt là 52. Số hạt không mang điện gấp 1,06 lần số hạt mang điện âm. Tính số hạt p, n, e

Lời giải chi tiết

(1) P + E + N = 52

(2) N = 1,06.E

Thay (2) vào (1) ta được: P + E + 1,06E = 52, mà P = E

=> P = E = 17; N = 18

Câu 2: Hãy xác định tên và kí hiệu hóa học của X, Y, Z trong các trường hợp sau:

(a) Nguyên tử nguyên tố X nặng bằng 3,5 lần nguyên tử oxygen.

(b) Nguyên tử nguyên tố Y nặng bằng 2 lần nguyên tử lưu huỳnh (sulfur).

(c) Nguyên tử nguyên tố Z nặng bằng 4,5 lần nguyên tử magnesium.

Lời giải chi tiết

a) Khối lượng nguyên tố X: 3,5 . 16 = 56 (Fe)

b) Khối lượng nguyên tố Y: 2 . 64 = 108 (Ag)

c) Khối lượng nguyên tố Z: 4,5 . 24 = 108 (Ag)


Cùng chủ đề:

Đề thi giữa kì 1 KHTN 7 Kết nối tri thức - Đề số 4
Đề thi giữa kì 1 KHTN 7 Kết nối tri thức - Đề số 5
Đề thi giữa kì 1 KHTN 7 Kết nối tri thức - Đề số 6
Đề thi giữa kì 1 KHTN 7 Kết nối tri thức - Đề số 8
Đề thi giữa kì 1 KHTN 7 Kết nối tri thức - Đề số 9
Đề thi giữa kì 1 KHTN 7 Kết nối tri thức - Đề số 10
Đề thi giữa kì 1 KHTN 7 Kết nối tri thức - Đề số 11
Đề thi giữa kì 1 KHTN 7 Kết nối tri thức - Đề số 12
Đề thi giữa kì 1 KHTN 7 Kết nối tri thức - Đề số 13
Đề thi giữa kì 1 KHTN 7 bộ sách kết nối tri thức có đáp án và lời giải chi tiết
Đề thi giữa kì 1 KHTN 7 bộ sách kết nối tri thức có đáp án và lời giải chi tiết