Đề thi giữa kì 1 Sinh 11 Kết nối tri thức - Đề số 4 — Không quảng cáo

Đề thi giữa kì 1 Sinh 11 - Kết nối tri thức


Đề thi giữa kì 1 Sinh 11 Kết nối tri thức - Đề số 4

Tải về

Ở thực vật sống trên cạn, loại tế bào nào sau đây điều tiết quá trình thoát hơi nước ở lá?

Đề bài

Phần trắc nghiệm (7 điểm):

Câu 1: Ở thực vật sống trên cạn, loại tế bào nào sau đây điều tiết quá trình thoát hơi nước ở lá?

A. Tế bào khí khổng.

B. Tế bào mạch gỗ.

C. Tế bào mạch rây.

D. Tế bào mô giậu.

Câu 2: Vai trò của hô hấp đối với đời sống thực vật là

A. tổng hợp chất hữu cơ đặc trưng và giải phóng năng lượng ATP.

B. phân giải chất hữu cơ, tạo năng lượng dưới dạng nhiệt.

C. phân giải chất hữu cơ, giải phóng năng lượng.

D. phân giải chất hữu cơ, tích luỹ năng lượng.

Câu 3: Một gia đình nông dân chuẩn bị tiến hành gieo trồng trên một thửa ruộng khô hạn thuộc khu có nồng độ CO2 thấp. Bạn có thể giới thiệu cho gia đình họ loại cây trồng nào dưới đây là phù hợp nhất ?

A. Đậu tương.

B. Cây lúa.

C. Khoai lang.

D. Cây ngô.

Câu 4: Khi bón phân quá liều lượng, cây sẽ bị héo và chết do

A. phân bón không phù hợp với giai đoạn sinh trưởng của cây.

B. dịch đất trở thành ưu trương so với tế bào lông hút.

C. tế bào lông hút của rễ ưu trương so với dịch đất.

D. phân bón không hòa tan được nên cây không hấp thụ khoáng.

Câu 5: Lực đóng vai trò chính trong quá trình vận chuyển nước ở thân là

A. lực đẩy của rễ (do quá trình hấp thụ nước).

B. lực bám giữa các phân tử nước với thành mạch dẫn.

C. lực hút của lá (quá trình thoát hơi nước).

D. lực liên kết giữa các phân tử nước.

Câu 6: Sắc tố nào khi vào cơ thể người có khả năng chuyển hóa thành vitaminA giúp mắt sáng?

A. Carôten.

B. Carôtennôit.

C. β - carôten.

D. Xantôphil.

Câu 7: Khi nói về ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến quá trình hô hấp ở thực vật, phát biểu nào sau đây sai?

A. O2 cần cho hô hấp hiếu khí giải phóng hoàn toàn nguyên liệu hô hấp, tích lũy được nhiều năng lượng.

B. Khi nhiệt độ tăng, cường độ hô hấp tăng theo đến giới hạn mà hoạt động sống của tế bào vẫn còn bình thường.

C. CO2 là sản phẩm cuối cùng của hô hấp hiếu khí, nồng độ CO2 cao sẽ ức chế hô hấp.

D. Nước cần cho hô hấp, mất nước làm tăng cường độ hô hấp, cây tiêu hao nhiều nhiên liệu hơn.

Câu 8: Khi chuyển một cây gỗ đi trồng nơi khác, người ta phải ngắt bớt lá. Trong các kết luận dưới đây, có bao nhiêu kết luận đúng ?

(1) Để giảm bớt khối lượng cho dễ vận chuyển.

(2) Để tập trung quang hợp vào các lá chính.

(3) Để giảm tối đa sự thoát hơi nước.

(4) Để không làm hỏng bộ lá khi vận chuyển.

(5) Để giảm bớt sự hô hấp từ lá.

A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 5.

Câu 9: Giấy clorua côban khi ướt sẽ có màu hồng, khi khô có màu xanh sáng. Người ta ép giấy tẩm clorua côban khô vào hai mặt lá khoai lang. Theo bạn kết luận nào dưới đây là chính xác?

A. Tốc độ chuyển màu của miếng giấy clorua côban ở hai mặt lá như nhau.

B. Miếng giấy tẩm clorua côban ở mặt dưới lá sẽ hồng nhanh hơn.

C. Tốc độ chuyển màu của miếng giấy clorua côban ơ hai mặt lá phụ thuộc vào lá già hay lá non.

D. Miếng giấy tẩm clorua côban ở mặt trên lá sẽ hồng nhanh hơn.

Câu 10: Thực vật nào sau đây là thực vật C4 ?

A. Mía.

B. Thanh long.

C. Dứa.

D. Xương rồng.

Câu 11: Cơ sở khoa học của việc tưới nước cho cây trồng cần giải quyết đồng bộ vấn đề

A. thời điểm cần tưới nước, lượng nước và cách tưới thích hợp.

B. lượng nước cây cần và phương pháp tưới nước.

C. nhu cầu nước của từng loại cây.

D. thời điểm cần tưới nước, cách tưới nước.

Câu 12: Hiện tượng ứ giọt ở mép lá xảy ra trong điều kiện

A. Trời tắt nắng về đêm.

B. trời nắng gây gắt.

C. không khí chúa nhiều khí cacbônic.

D. đất và không khí ẩm.

Câu 13: Đưa vào gốc hoặc phun lên lá chất nào sau đây để lá cây xanh lại?

A. Fe3+.

B. Ca2+.

C. Mg2+.

D. Cu2+.

Câu 14: Quá trình chuyển NO3- trong đất thành N2 không khí là quá trình

A. ôxi hóa amôniac.

B. tổng hợp đạm.

C. phân giải chất đạm hữu cơ.

D. phản nitrat hóa.

Phần tự luận (3 điểm)

Câu 1 (1,0 điểm). Thế nào là bón phân hợp lí và biện pháp đó có tác dụng gì đối với năng suất cây trồng và bảo vệ môi trường?

Câu 2 (2,0 điểm). Hãy lập bảng phân biệt về cấu tạo và chức năng của ống tiêu hóa ở thú ăn thịt và thú ăn thực vật theo bảng sau:

-------- Hết --------

Đáp án

Phần trắc nghiệm (7 điểm):

1. A

2. C

3. D

4. B

5. C

6. C

7. D

8. A

9. B

10. A

11. A

12. D

13. C

14. D

Câu 1:

Ở thực vật sống trên cạn, loại tế bào nào sau đây điều tiết quá trình thoát hơi nước ở lá?

A. Tế bào khí khổng.

B. Tế bào mạch gỗ.

C. Tế bào mạch rây.

D. Tế bào mô giậu.

Phương pháp:

Ở thực vật sống trên cạn, tế bào khí khổng điều tiết quá trình thoát hơi nước ở lá

Lời giải chi tiết:

Đáp án A.

Câu 2:

Vai trò của hô hấp đối với đời sống thực vật là

A. tổng hợp chất hữu cơ đặc trưng và giải phóng năng lượng ATP.

B. phân giải chất hữu cơ, tạo năng lượng dưới dạng nhiệt.

C. phân giải chất hữu cơ, giải phóng năng lượng.

D. phân giải chất hữu cơ, tích luỹ năng lượng.

Phương pháp:

Vai trò của hô hấp đối với đời sống thực vật là phân giải chất hữu cơ, giải phóng năng lượng.

Lời giải chi tiết:

Đáp án C.

Câu 3:

Một gia đình nông dân chuẩn bị tiến hành gieo trồng trên một thửa ruộng khô hạn thuộc khu có nồng độ CO2 thấp. Bạn có thể giới thiệu cho gia đình họ loại cây trồng nào dưới đây là phù hợp nhất ?

A. Đậu tương.

B. Cây lúa.

C. Khoai lang.

D. Cây ngô.

Phương pháp:

Cây ngô là phù hợp nhất

Lời giải chi tiết:

Đáp án D.

Câu 4:

Khi bón phân quá liều lượng, cây sẽ bị héo và chết do

A. phân bón không phù hợp với giai đoạn sinh trưởng của cây.

B. dịch đất trở thành ưu trương so với tế bào lông hút.

C. tế bào lông hút của rễ ưu trương so với dịch đất.

D. phân bón không hòa tan được nên cây không hấp thụ khoáng.

Phương pháp:

Khi bón phân quá liều lượng, cây sẽ bị héo và chết do dịch đất trở thành ưu trương so với tế bào lông hút.

Lời giải chi tiết:

Đáp án B.

Câu 5:

Lực đóng vai trò chính trong quá trình vận chuyển nước ở thân là

A. lực đẩy của rễ (do quá trình hấp thụ nước).

B. lực bám giữa các phân tử nước với thành mạch dẫn.

C. lực hút của lá (quá trình thoát hơi nước).

D. lực liên kết giữa các phân tử nước.

Phương pháp:

Lực đóng vai trò chính trong quá trình vận chuyển nước ở thân là: lực hút của lá (quá trình thoát hơi nước).

Lời giải chi tiết:

Đáp án C.

Câu 6:

Sắc tố nào khi vào cơ thể người có khả năng chuyển hóa thành vitaminA giúp mắt sáng?

A. Carôten.

B. Carôtennôit.

C. β - carôten.

D. Xantôphil.

Phương pháp:

Sắc tố β - carôten khi vào cơ thể người có khả năng chuyển hóa thành vitaminA giúp mắt sáng

Lời giải chi tiết:

Đáp án C.

Câu 7:

Khi nói về ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến quá trình hô hấp ở thực vật, phát biểu nào sau đây sai?

A. O2 cần cho hô hấp hiếu khí giải phóng hoàn toàn nguyên liệu hô hấp, tích lũy được nhiều năng lượng.

B. Khi nhiệt độ tăng, cường độ hô hấp tăng theo đến giới hạn mà hoạt động sống của tế bào vẫn còn bình thường.

C. CO2 là sản phẩm cuối cùng của hô hấp hiếu khí, nồng độ CO2 cao sẽ ức chế hô hấp.

D. Nước cần cho hô hấp, mất nước làm tăng cường độ hô hấp, cây tiêu hao nhiều nhiên liệu hơn.

Phương pháp:

Phát biểu sai là D: Nước cần cho hô hấp, mất nước làm giảm cường độ hô hấp → Nên bảo quản hạt là làm khô hạt để giảm hô hấp.

Lời giải chi tiết:

Đáp án D.

Câu 8:

Khi chuyển một cây gỗ đi trồng nơi khác, người ta phải ngắt bớt lá. Trong các kết luận dưới đây, có bao nhiêu kết luận đúng ?

(1) Để giảm bớt khối lượng cho dễ vận chuyển.

(2) Để tập trung quang hợp vào các lá chính.

(3) Để giảm tối đa sự thoát hơi nước.

(4) Để không làm hỏng bộ lá khi vận chuyển.

(5) Để giảm bớt sự hô hấp từ lá.

A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 5.

Phương pháp:

Lá là cơ quan thoát hơi nước của cây, khi chuyển một cây gỗ lớn đi trồng một nơi khác thì bị rễ bị tổn thương, khả năng hút nước bị giảm nên người ta cắt bỏ bớt lá để giảm tối đa lượng nước thoát ra, tránh cho cây bị thiếu nước.

Lời giải chi tiết:

Đáp án A.

Câu 9:

Giấy clorua côban khi ướt sẽ có màu hồng, khi khô có màu xanh sáng. Người ta ép giấy tẩm clorua côban khô vào hai mặt lá khoai lang. Theo bạn kết luận nào dưới đây là chính xác?

A. Tốc độ chuyển màu của miếng giấy clorua côban ở hai mặt lá như nhau.

B. Miếng giấy tẩm clorua côban ở mặt dưới lá sẽ hồng nhanh hơn.

C. Tốc độ chuyển màu của miếng giấy clorua côban ơ hai mặt lá phụ thuộc vào lá già hay lá non.

D. Miếng giấy tẩm clorua côban ở mặt trên lá sẽ hồng nhanh hơn.

Phương pháp:

Miếng giấy tẩm clorua côban ở mặt dưới lá sẽ hồng nhanh hơn.

Lời giải chi tiết:

Đáp án B.

Câu 10:

Thực vật nào sau đây là thực vật C4 ?

A. Mía.

B. Thanh long.

C. Dứa.

D. Xương rồng.

Phương pháp:

Nhóm thực vật C4 bao gồm: mía, ngô, rau dền.

Lời giải chi tiết:

Đáp án A.

Câu 11:

Cơ sở khoa học của việc tưới nước cho cây trồng cần giải quyết đồng bộ vấn đề

A. thời điểm cần tưới nước, lượng nước và cách tưới thích hợp.

B. lượng nước cây cần và phương pháp tưới nước.

C. nhu cầu nước của từng loại cây.

D. thời điểm cần tưới nước, cách tưới nước.

Phương pháp:

Cơ sở khoa học của việc tưới nước cho cây trồng cần giải quyết đồng bộ vấn đề thời điểm cần tưới nước, lượng nước và cách tưới thích hợp.

Lời giải chi tiết:

Đáp án A.

Câu 12:

Hiện tượng ứ giọt ở mép lá xảy ra trong điều kiện

A. Trời tắt nắng về đêm.

B. trời nắng gây gắt.

C. không khí chúa nhiều khí cacbônic.

D. đất và không khí ẩm.

Phương pháp:

Hiện tượng ứ giọt thường xảy ra ở điều kiện độ ẩm cao.

Lời giải chi tiết:

Đáp án D.

Câu 13:

Đưa vào gốc hoặc phun lên lá chất nào sau đây để lá cây xanh lại?

A. Fe3+.

B. Ca2+.

C. Mg2+.

D. Cu2+.

Phương pháp:

Lá cây bị vàng do thiếu diệp lục, mà Mg là thành phần cấu tạo của diệp lục→ Khi lá cây bị vàng, đưa vào gốc hoặc phun lên lá ion Mg2+ thì lá cây sẽ xanh lại.

Lời giải chi tiết:

Đáp án C.

Câu 14:

Quá trình chuyển NO3- trong đất thành N2 không khí là quá trình

A. ôxi hóa amôniac.

B. tổng hợp đạm.

C. phân giải chất đạm hữu cơ.

D. phản nitrat hóa.

Phương pháp:

Đây là quá trình phản nitrat hoá làm mất nitơ trong đất

Lời giải chi tiết:

Đáp án D.

Phần tự luận (3 điểm)

Câu 1 (1,0 điểm).

Nêu vai trò của quang hợp ở thực vật.

Phương pháp:

Dựa vào kiến thức bài quang hợp ở thực vật .

Lời giải chi tiết:

Vai trò của quang hợp ở thực vật:

- Tạo ra chất hữu cơ từ chất vô cơ phục vụ cho cả hệ sinh thái

- Tích lỹ năng lượng trong ánh sáng thành năng lượng trong các liên kết của các hợp chất hữu cơ

- Nguyên liệu quang hợp là CO2 và thải ra O2 nên giúp điều hòa không khí.

Câu 2 (2,0 điểm).

Hãy lập bảng phân biệt về cấu tạo và chức năng của ống tiêu hóa ở thú ăn thịt và thú ăn thực vật theo bảng sau:

Phương pháp:

Dựa vào kiến thức bài dinh dưỡng và tiêu hóa ở động vật.

Lời giải chi tiết:


Cùng chủ đề:

Đề thi giữa học kì 2 Sinh 11 bộ sách kết nối tri thức có đáp án và lời giải chi tiết
Đề thi giữa học kì 2 Sinh 11 bộ sách kết nối tri thức có đáp án và lời giải chi tiết
Đề thi giữa kì 1 Sinh 11 Kết nối tri thức - Đề số 1
Đề thi giữa kì 1 Sinh 11 Kết nối tri thức - Đề số 2
Đề thi giữa kì 1 Sinh 11 Kết nối tri thức - Đề số 3
Đề thi giữa kì 1 Sinh 11 Kết nối tri thức - Đề số 4
Đề thi giữa kì 1 Sinh 11 Kết nối tri thức - Đề số 5
Đề thi giữa kì 1 Sinh 11 Kết nối tri thức - Đề số 6
Đề thi giữa kì 1 Sinh 11 Kết nối tri thức - Đề số 6
Đề thi giữa kì 1 Sinh 11 Kết nối tri thức - Đề số 6
Đề thi giữa kì 1 Sinh 11 Kết nối tri thức - Đề số 7