Đề thi giữa kì 1 Sinh 12 Cánh diều - Đề số 5
Bộ ba nào dưới đây không mã hóa axit amin?
Đề bài
Bộ ba nào dưới đây không mã hóa axit amin?
-
A.
AUG
-
B.
UXA
-
C.
UGX
-
D.
UAA
Trong quá trình nhân đôi ADN, mạch mới được tổng hợp và kéo dài theo chiều nào? Cùng chiều hay ngược chiều với mạch khuôn?
-
A.
3’- 5’, ngược chiều với mạch khuôn
-
B.
5’ – 3’, ngược chiều với mạch khuôn
-
C.
5’ – 3’, cùng chiều với mạch khuôn
-
D.
3’- 5’, cùng chiều với mạch khuôn
Nguyên tắc bổ sung không được thể hiện trong
-
A.
cấu trúc ADN kép.
-
B.
cơ chế tái bản.
-
C.
cơ chế phiên mã.
-
D.
cấu trúc prôtêin.
Trong quá trình tổng hợp prôtêin, axit amin đến sau gắn vào chuỗi pôlipeptit đang kéo dài ở thời điểm nào dưới đây?
-
A.
Sau khi tARN vận chuyển mang aa liền trước tách khỏi ribôxôm
-
B.
Khi ribôxôm chuyển đến bộ ba tiếp theo
-
C.
Trước khi tARN vận chuyển mang aa liền trước tách ra khỏi ribôxôm dưới dạng tự do.
-
D.
Khi hai tiểu phần của ribôxôm tách rời nhau hoàn toàn
Một phân tử ADN có 2400 nuclêôtit. Khi ADN tái bản 3 lần liên tiếp thì nhu cầu nuclêôtit loại A cần từ môi trường ngoài là 3500. Hãy xác định số nuclêôtit loại X của phân tử ADN này.
-
A.
700
-
B.
500
-
C.
400
-
D.
600
Một phân tử mARN có đoạn trình tự: 5’… AUXXGAAUGX….3’. Mạch bổ sung trên gen tổng hợp mARN này sẽ có đoạn trình tự tương ứng là:
-
A.
5’…TAGGXTTAXG…3’
-
B.
3’…TAGGXTTAXG…5’
-
C.
5’… ATXXGAATGX….3'
-
D.
3’… ATXXGAATGX….5’
Khi nói về quá trình dịch mã ở sinh vật nhân thực, nhận định nào dưới đây là chính xác?
-
A.
Tất cả các phương án còn lại đều đúng
-
B.
Mỗi phân tử mARN được tạo ra được làm khuôn để tổng hợp nhiều loại prôtêin khác nhau
-
C.
Mỗi mARN chỉ liên kết với một ribôxôm chuyên biệt
-
D.
mARN thường gắn với một nhóm ribôxôm để làm tăng hiệu suất tổng hợp prôtêin
Trong hoạt động của Opêron, chất cảm ứng có vai trò gì?
-
A.
Hoạt hoá ARN pôlimeraza
-
B.
Vô hiệu hóa prôtêin ức chế.
-
C.
Bám vào gen cấu trúc và ức chế hoạt động của nó
-
D.
Kích thích hoạt động của prôtêin ức chế
Guanin dạng hiếm kết cặp với timin trong tái bản sẽ tạo nên dạng đột biến nào dưới đây?
-
A.
Thêm một cặp A – T
-
B.
Thay thế cặp A – T bằng cặp G – X
-
C.
Thay thế cặp G – X bằng cặp A – T.
-
D.
Mất cặp G – X
Một NST có trình tự gen là ABCDEFGH. Sau đột biến, gen có trình tự là: ABCDCDEFGH. Hỏi dạng đột biến nào đã xảy ra?
-
A.
Lặp đoạn NST
-
B.
Mất đoạn NST
-
C.
Chuyển đoạn NST
-
D.
Đảo đoạn NST
Bộ ba nào dưới đây là bộ ba mở đầu?
-
A.
UAA
-
B.
AUG
-
C.
UAX
-
D.
UGA
Ở ngô có bộ NST 2n = 20. Thể một nhiễm của ngô có bao nhiêu NST trong mỗi tế bào sinh dưỡng?
-
A.
21
-
B.
19
-
C.
18
-
D.
1
Trên vùng mã hoa của 1 gen của vi khuẩn xảy ra đột biến thay thế một cặp nuclêôtit ở triplet thứ 13. Biết rằng đây không phải là dạng đột biến vô nghĩa. Nhận định nào dưới đây là đúng?
-
A.
Axit amin thứ 13 trong chuỗi pôlipeptit do gen tổng hợp sẽ bị mất đi
-
B.
Axit amin thứ 12 trong chuỗi pôlipeptit do gen tổng hợp có thể bị thay đổi
-
C.
Axit amin thứ 13 trong chuỗi pôlipeptit do gen tổng hợp bị thay đổi
-
D.
Axit amin thứ 12 trong chuỗi pôlipeptit do gen tổng hợp chắc chắn bị thay đổi
Người mắc hội chứng Claiphentơ có NST giới tính dạng
-
A.
XXYY.
-
B.
XXY.
-
C.
XYY.
-
D.
XY.
Ở một loài thực vật, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Phép lai nào dưới đây cho đời con đồng tính?
-
A.
Tất cả các phương án còn lại đều đúng
-
B.
AA x aa
-
C.
Aa x AA
-
D.
aa x aa
Xét một cặp gen quy định một cặp tính trạng. Hỏi trong trường hợp nào tỉ lệ phân li kiểu gen trùng với tỉ lệ phân li kiểu hình?
Di truyền trội lặn không hoàn toàn
Di truyền trội lặn hoàn toàn
Thường biến
Di truyền ngoài tế bào chất
Trong trường hợp các gen trội lặn hoàn toàn và phân li độc lập. Phép lai nào dưới đây cho đời con có số cá thể mang kiểu hình trội về cả 2 tính trạng chiếm tỉ lệ cao nhất?
Aabb x AABb
AaBB x AABb
AaBb x AABb
AaBb x AaBb
Bệnh nào dưới đây do gen nằm trên NST giới tính quy định?
Câm điếc bẩm sinh
Bạch tạng
Mù màu đỏ lục
Bệnh Đao
Lời giải và đáp án
Bộ ba nào dưới đây không mã hóa axit amin?
-
A.
AUG
-
B.
UXA
-
C.
UGX
-
D.
UAA
Đáp án : D
Dựa vào lý thuyết mã di truyền.
Giải thích : UAA (đó là một trong ba bộ ba kết thúc: UAA, UAG, UGA. Chúng không mã hóa axit amin mà làm nhiệm vụ kết thúc quá trình dịch mã).
Trong quá trình nhân đôi ADN, mạch mới được tổng hợp và kéo dài theo chiều nào? Cùng chiều hay ngược chiều với mạch khuôn?
-
A.
3’- 5’, ngược chiều với mạch khuôn
-
B.
5’ – 3’, ngược chiều với mạch khuôn
-
C.
5’ – 3’, cùng chiều với mạch khuôn
-
D.
3’- 5’, cùng chiều với mạch khuôn
Đáp án : B
Vận dụng lý thuyết về cơ chế nhân đôi ADN
Giải thích : 5’ – 3’, ngược chiều với mạch khuôn
Nguyên tắc bổ sung không được thể hiện trong
-
A.
cấu trúc ADN kép.
-
B.
cơ chế tái bản.
-
C.
cơ chế phiên mã.
-
D.
cấu trúc prôtêin.
Đáp án : D
Vận dụng nguyên tắc bổ sung.
Giải thích : cấu trúc prôtêin (nguyên tắc bổ sung thể hiện ở việc liên kết giữa bazơ nitơ có kích thước lớn với bazơ nitơ có kích thước bé để tạo nên sự cân bằng và ổn định trong cấu trúc của vật chất di truyền. Cụ thể là A liên kết với T bằng 2 liên kết H và G liên kết với X bằng 3 liên kết H. Trong prôtêin là sự liên kết giữa các axit amin và không liên quan đến nguyên tắc đặc biệt này.)
Trong quá trình tổng hợp prôtêin, axit amin đến sau gắn vào chuỗi pôlipeptit đang kéo dài ở thời điểm nào dưới đây?
-
A.
Sau khi tARN vận chuyển mang aa liền trước tách khỏi ribôxôm
-
B.
Khi ribôxôm chuyển đến bộ ba tiếp theo
-
C.
Trước khi tARN vận chuyển mang aa liền trước tách ra khỏi ribôxôm dưới dạng tự do.
-
D.
Khi hai tiểu phần của ribôxôm tách rời nhau hoàn toàn
Đáp án : C
Dựa vào quá trình dịch mã tổng hợp protein
Giải thích : Trước khi tARN vận chuyển mang aa liền trước tách ra khỏi ribôxôm dưới dạng tự do.
Một phân tử ADN có 2400 nuclêôtit. Khi ADN tái bản 3 lần liên tiếp thì nhu cầu nuclêôtit loại A cần từ môi trường ngoài là 3500. Hãy xác định số nuclêôtit loại X của phân tử ADN này.
-
A.
700
-
B.
500
-
C.
400
-
D.
600
Đáp án : A
Dựa vào cơ chế nhân đôi ADN
Giải thích : 700 (gọi N là số nuclêôtit của ADN (N=2400), x là số nuclêôtit loại A của gen, theo bài ra, ta có: x . (2^3-1) = 3500. Suy ra x = 500. Mà số nuclêôtit loại X + số nuclêôtit loại A = N/2=1200 nên số nuclêôtit loại X = 1200 = 500 = 700)
Một phân tử mARN có đoạn trình tự: 5’… AUXXGAAUGX….3’. Mạch bổ sung trên gen tổng hợp mARN này sẽ có đoạn trình tự tương ứng là:
-
A.
5’…TAGGXTTAXG…3’
-
B.
3’…TAGGXTTAXG…5’
-
C.
5’… ATXXGAATGX….3'
-
D.
3’… ATXXGAATGX….5’
Đáp án : C
Dựa vào nguyên tắc bổ sung
Giải thích : 5’… ATXXGAATGX….3’ (vì đều tổng hợp theo nguyên tắc bổ sung, nên đoạn trình tự trên mạch bổ sung sẽ giống với đoạn trình tự trên mARN, chỉ khác là U được thay thế bằng T)
Khi nói về quá trình dịch mã ở sinh vật nhân thực, nhận định nào dưới đây là chính xác?
-
A.
Tất cả các phương án còn lại đều đúng
-
B.
Mỗi phân tử mARN được tạo ra được làm khuôn để tổng hợp nhiều loại prôtêin khác nhau
-
C.
Mỗi mARN chỉ liên kết với một ribôxôm chuyên biệt
-
D.
mARN thường gắn với một nhóm ribôxôm để làm tăng hiệu suất tổng hợp prôtêin
Đáp án : D
Dựa vào quá trình dịch mã tổng hợp protein.
Giải thích : mARN thường gắn với một nhóm ribôxôm để làm tăng hiệu suất tổng hợp prôtêin
Trong hoạt động của Opêron, chất cảm ứng có vai trò gì?
-
A.
Hoạt hoá ARN pôlimeraza
-
B.
Vô hiệu hóa prôtêin ức chế.
-
C.
Bám vào gen cấu trúc và ức chế hoạt động của nó
-
D.
Kích thích hoạt động của prôtêin ức chế
Đáp án : B
Dựa vào quá trình điều hòa biểu hiện của gene.
Giải thích : Vô hiệu hóa prôtêin ức chế.
Guanin dạng hiếm kết cặp với timin trong tái bản sẽ tạo nên dạng đột biến nào dưới đây?
-
A.
Thêm một cặp A – T
-
B.
Thay thế cặp A – T bằng cặp G – X
-
C.
Thay thế cặp G – X bằng cặp A – T.
-
D.
Mất cặp G – X
Đáp án : C
Dựa vào lý thuyết đột biến gene.
Giải thích : Thay thế cặp G – X bằng cặp A – T.
Một NST có trình tự gen là ABCDEFGH. Sau đột biến, gen có trình tự là: ABCDCDEFGH. Hỏi dạng đột biến nào đã xảy ra?
-
A.
Lặp đoạn NST
-
B.
Mất đoạn NST
-
C.
Chuyển đoạn NST
-
D.
Đảo đoạn NST
Đáp án : A
Lý thuyết đột biến NST
Giải thích : Lặp đoạn NST (lặp đoạn chứa các gen CD)
Bộ ba nào dưới đây là bộ ba mở đầu?
-
A.
UAA
-
B.
AUG
-
C.
UAX
-
D.
UGA
Đáp án : B
Lý thuyết bộ ba mở đầu
Giải thích : AUG (bộ ba mở đầu trên mARN)
Ở ngô có bộ NST 2n = 20. Thể một nhiễm của ngô có bao nhiêu NST trong mỗi tế bào sinh dưỡng?
-
A.
21
-
B.
19
-
C.
18
-
D.
1
Đáp án : B
Dựa vào lý thuyết đột biến NST.
Giải thích : 19 (thể một nhiễm có bộ NST dạng 2n – 1. Mà ngô có bộ NST lưỡng bội là 2n = 20 nên 2n – 1 = 19)
Trên vùng mã hoa của 1 gen của vi khuẩn xảy ra đột biến thay thế một cặp nuclêôtit ở triplet thứ 13. Biết rằng đây không phải là dạng đột biến vô nghĩa. Nhận định nào dưới đây là đúng?
-
A.
Axit amin thứ 13 trong chuỗi pôlipeptit do gen tổng hợp sẽ bị mất đi
-
B.
Axit amin thứ 12 trong chuỗi pôlipeptit do gen tổng hợp có thể bị thay đổi
-
C.
Axit amin thứ 13 trong chuỗi pôlipeptit do gen tổng hợp bị thay đổi
-
D.
Axit amin thứ 12 trong chuỗi pôlipeptit do gen tổng hợp chắc chắn bị thay đổi
Đáp án : B
Dựa vào lý thuyết đột biến gene.
Giải thích : Axit amin thứ 12 trong chuỗi pôlipeptit do gen tổng hợp có thể bị thay đổi (vì đây không phải là đột biến vô nghĩa nên triplet sau đột biến sẽ phiên mã cho ra một bộ ba khác trên mARN và bộ ba này có thể mã hóa cho axit amin cùng loại hoặc khác loại so với axit amin được quy định tổng hợp bởi bộ ba ban đầu. Do đó, chúng ta chỉ dùng từ “có thể”. Mặt khác, chuỗi pôlipeptit hoàn chỉnh đã bị cắt bỏ axit amin mở đầu nên vị trí axit amin có thể thay đổi là axit amin thứ 12 của chuỗi pôlipeptit hoàn chỉnh )
Người mắc hội chứng Claiphentơ có NST giới tính dạng
-
A.
XXYY.
-
B.
XXY.
-
C.
XYY.
-
D.
XY.
Đáp án : B
Dựa vào bộ NST của người mắc claifento.
Giải thích : XXY (thừa một NST X)
Ở một loài thực vật, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Phép lai nào dưới đây cho đời con đồng tính?
-
A.
Tất cả các phương án còn lại đều đúng
-
B.
AA x aa
-
C.
Aa x AA
-
D.
aa x aa
Đáp án : A
Giải thích : Tất cả các phương án còn lại đều đúng (trong trường hợp trội lặn hoàn toàn, nếu bố hoặc mẹ mang kiểu gen đồng hợp trội hoặc cả hai bố mẹ đều có kiểu gen đồng hợp thì đời con luôn có kiểu hình đồng tính. Cả ba phép lai còn lại đều đáp ứng được tiêu chí này)
Xét một cặp gen quy định một cặp tính trạng. Hỏi trong trường hợp nào tỉ lệ phân li kiểu gen trùng với tỉ lệ phân li kiểu hình?
Di truyền trội lặn không hoàn toàn
Di truyền trội lặn hoàn toàn
Thường biến
Di truyền ngoài tế bào chất
Di truyền trội lặn không hoàn toàn
Di truyền trội lặn hoàn toàn
Thường biến
Di truyền ngoài tế bào chất
Dựa vào quy luật di truyền của Mendel
Đ - S - S - S
Di truyền trội lặn không hoàn toàn (kiểu gen đồng hợp trội tương ứng 1 kiểu hình, kiểu gen dị hợp tương ứng 1 kiểu hình (do gen trội lấn át không hoàn toàn gen lặn) và kiểu gen đồng hợp lặn tương ứng với 1 kiểu hình)
Trong trường hợp các gen trội lặn hoàn toàn và phân li độc lập. Phép lai nào dưới đây cho đời con có số cá thể mang kiểu hình trội về cả 2 tính trạng chiếm tỉ lệ cao nhất?
Aabb x AABb
AaBB x AABb
AaBb x AABb
AaBb x AaBb
Aabb x AABb
AaBB x AABb
AaBb x AABb
AaBb x AaBb
Dựa vào quy luật di truyền Mendel
S - Đ - S - S
AaBB x AABb (100% mang kiểu hình trội về cả hai tính trạng ở đời sau)
Bệnh nào dưới đây do gen nằm trên NST giới tính quy định?
Câm điếc bẩm sinh
Bạch tạng
Mù màu đỏ lục
Bệnh Đao
Câm điếc bẩm sinh
Bạch tạng
Mù màu đỏ lục
Bệnh Đao
Dựa vào nguyên nhân gây bệnh
S - S - Đ - S
Mù màu đỏ lục (do gen lặn nằm trên NST X quy định)
Dựa vào quy luật di truyền
17/18
Giải thích : 17/18 (mỗi bên bố mẹ cho giao tử với tỉ lệ: 1/6AA : 4/6Aa : 1/6aa. Vậy tỉ lệ cá thể dị hợp ở đời con =1 – tỉ lệ kiểu gen đồng hợp (AAAA, aaaa) = 1 – (1/6.1/6(AAAA) +1/6.1/6(aaaa)) =17/18)
Dựa vào PP di truyền Mendel
1/3
Giải thích :
(P: Aa x Aa
G: A, a A, a
F 1 lý thuyết: 1AA : 2 Aa : 1 aa
F 1 thực tế: 2 Aa : 1 aa
Vậy tỉ lệ cá thể thân đen (aa) ở F 1 là 1/3)
Dựa vào lý thuyết hoán vị gene.
48,75%
Giải thích : 48,75% (vì hoán vị gen chỉ xảy ra ở ruồi giấm cái nên tỉ lệ cá thể mang kiểu hình trội về 2 cặp gen nằm trên NST thường là: 50% +%ab/ab = 50% +(50%- 50%.40%)ab.50%ab = 65%. Tỉ lệ cá thể mang kiểu hình trội về gen trên NST giới tính là 75% (XD-). Vậy tỉ lệ cá thể mang kiểu hình trội về cả ba tính trạng đang xét là: 65%.75% = 48,75%)