Đề thi giữa kì 1 Văn 10 Chân trời sáng tạo - Đề số 13
Đề thi giữa kì 1 Văn 10 bộ sách chân trời sáng tạo đề số 13 được biên soạn theo hình thức trắc nghiệm và tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp
Đề thi
I. ĐỌC HIỂU (4đ)
Học sinh đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi phía dưới
LỤT NĂM BÍNH NGỌ - 1960
(Trần Tế Xương)
TRUNG THU (bản dịch thơ)
Thử xem một tháng mấy lần mưa
Ruộng hóa ra sông cỏ vật vờ
Bát gạo Đồng Nai kinh chuyện cũ
Con thuyền Quý Tỵ nhớ năm xưa
Trâu bò buộc cẳng coi buồn nhỉ
Tôm tép văng mình đã sướng chưa!
Nghe nói miền Nam trời đại hạn
Sao không san sẻ nước cho vừa
(Trần Tế Xương, Thơ chọn lọc – NXB Văn học)
Câu hỏi
Câu 1. Văn bản Lụt năm Bính Ngọ - 1906 (Tú Xương) thuộc thể thơ nào? Vì sao em xác định như vậy? (0,5đ)
Câu 2. Bài thơ diễn tả cảm xúc của ai? Về sự việc gì? (0,5đ)
Câu 3. Nội dung của hai câu đề là gì? (0,5đ)
Câu 4. Bài thơ sử dụng cách đối nào? (0,5đ)
Câu 5. Phân tích hiệu quả thẩm mỹ của nghệ thuật đối đặc sắc trong 2 câu luận của bài thơ (1đ)
Câu 6. Hai câu kết đã đề cập đến hiện thực nào của đời sống? Từ đó hãy nhận xét về tấm lòng của nhà thơ? (1đ)
II. VIẾT (6đ)
Câu 1. Quan sát 2 hình ảnh sau và trả lời câu hỏi a,b (2đ)
a. Mô tả từng bức ảnh, chỉ rõ mối tương quan giữa chúng, sự liên quan với văn bản đọc bằng đoạn văn dài ½ trang giấy thi/ vở
b. Vùng đất nào/ tỉnh nà hay sảy ra hiện tượng trong từng bức ảnh? Hãy đặt tên cho mỗi bức ảnh
Câu 2. Viết bài luận thể hiện suy nghĩ của em về việc hỗ trợ cuộc sống của người dân ở vừng luôn phải đối mặt với nạn ngập lụt và hạn hán (dài từ 1,5 – 2 trang) (4đ)
-----Hết-----
- Học sinh không được sử dụng tài liệu.
- Giám thị không giải thích gì thêm.
Đáp án
Đáp án đề 13
Phần I. ĐỌC HIỂU
Câu 1. Văn bản Lụt năm Bính Ngọ - 1906 (Tú Xương) thuộc thể thơ nào? Vì sao em xác định như vậy? (0,5đ) |
Phương pháp giải:
Đọc kĩ bài thơ, chú ý số từ trong câu, số câu trong bài
Nhớ lại kiến thức về thể thơ
Lời giải chi tiết:
Văn bản thuộc thể thất ngôn bát cú, vì có 8 câu, mỗi câu 7 chữ
Câu 2. Bài thơ diễn tả cảm xúc của ai? Về sự việc gì? (0,5đ) |
Phương pháp giải:
Đọc kĩ bài thơ, chú ý những từ ngữ diễn tả cảm xúc
Lời giải chi tiết:
Bài thơ diễn tả cảm xúc của nhà thơ Trần Tế Xương về nạn lụt năm 1906
Câu 3. Nội dung của hai câu đề là gì? (0,5đ) |
Phương pháp giải:
Đọc kĩ hai câu đề
Lời giải chi tiết:
Nội dung hai câu đề: Cảnh lụt ở đồng quê
Câu 4. Bài thơ sử dụng cách đối nào? (0,5đ) |
Phương pháp giải:
Đọc kĩ bài thơ
Nhớ lại kiến thức về nghệ thuật đối
Lời giải chi tiết:
Văn bản sử dụng đối bằng điển cố
Câu 5. Phân tích hiệu quả thẩm mỹ của nghệ thuật đối đặc sắc trong 2 câu luận của bài thơ (1đ) |
Phương pháp giải:
Đọc kĩ 2 câu luận
Chú ý những chi tiết đặc sắc
Lời giải chi tiết:
- Nghệ thuật đối thuộc cách thứ 4: phản đối (sự việc trái ngược nhau, đối từ…)
+ Thể hiện hoạt động của 2 đối tượng trái ngược nhau trong mùa lụt: tôm tép văng mình sung sướng thỏa chí; trâu bò bị buộc cẳng buồn so; hai trạng thái đối lập nhau: sung sướng thỏa chí – buồn so
- Đã phản ánh: hiện thực ngày lụt, nỗi buồn của con người trước cảnh ngồi nhà không thể làm gì được
→ Ngôn từ chắt lọc, nghệ thuật đối vừa phản ánh hiện thực đối lập, vừa phản ánh trạng thái, cảm xúc của con người, sự vật trong cảnh lụt bất thường của cuộc sống
Câu 6. Hai câu kết đã đề cập đến hiện thực nào của đời sống? Từ đó hãy nhận xét về tấm lòng của nhà thơ? (1đ) |
Phương pháp giải:
Đọc kĩ hai câu kết, liên hệ với hiện thực đời sống
Chú ý những chi tiết thể hiện tấm lòng của nhà thơ
Lời giải chi tiết:
- Hai câu kết đã đề cập hiện thực thời tiết bất thường của đời sống: miền Bắc lụt, miền Nam hạn hán
- Tấm lòng nhà thơ: rộng mở, quan tâm tới mọi miền đất nước, khao khát mưa thuận gió hòa để dân chúng đỡ vất vả, khổ cực. Nhà thơ thấu nỗi khổ của vùng lụt và thương nỗi vất vả của vùng hạn…
II. VIẾT (6đ)
Câu 1. Quan sát 2 hình ảnh sau và trả lời câu hỏi a,b (2đ)
a. Mô tả từng bức ảnh, chỉ rõ mối tương quan giữa chúng, sự liên quan với văn bản đọc bằng đoạn văn dài ½ trang giấy thi/ vở
b. Vùng đất nào/ tỉnh nà hay sảy ra hiện tượng trong từng bức ảnh? Hãy đặt tên cho mỗi bức ảnh
Phương pháp giải:
Quan sát kĩ 2 hình ảnh và đọc kĩ yêu cầu đề bài
Lời giải chi tiết
a.
- Mối tương quan với nhau: 2 cảnh trái ngược nhau: hạn, lụt; gợi cảnh lụt trong văn bản thơ của Trần Tế Xương
- Mô tả bán sát các hình ảnh trung tâm của bức ảnh
b.
- Các tỉnh hay bị hạn hán: Tây Nguyên và Nam Trung Bộ, Đắk Lắk, Gia Lai, Kom Tum, Ninh Thuận, Bình Thuận
- Đặt tên cho bức ảnh: HS được sáng tạo tên theo ý của mình nhưng cần thể hiện bản chất của từng bức ảnh
Câu 2. Viết bài luận thể hiện suy nghĩ của em về việc hỗ trợ cuộc sống của người dân ở vừng luôn phải đối mặt với nạn ngập lụt và hạn hán (dài từ 1,5 – 2 trang) (4đ)
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức và kĩ năng đã học để thực hiện bài văn
Lời giải chi tiết:
Viết bài luận thể hiện suy nghĩ của em về việc hỗ trợ cuộc sống của người dân ở vừng luôn phải đối mặt với nạn ngập lụt và hạn hán (dài từ 1,5 – 2 trang) |
||
Phần chính |
Điểm |
Nội dung cụ thể |
Mở bài |
0,5 |
- Giới thiệu luận đề (vấn đề cần bàn luận)… - Thể hiện sự quan tâm, thái độ của người viết về luận đề |
Thân bài |
2,5 |
Gồm các ý chính (từ 2 luận điểm trở lên) - Trình bày ngắn gọn các trạng thái thời tiết cực đoan vốn có của tạo hóa nay càng tăng do biến đổi khí hậu - Hiện thực cuộc sống của người dân ở 2 vùng thời tiết cực đoan (thiếu thốn, nguy hiểm tính mạng) - Vai trò của sự hỗ trợ (các cá nhân, tổ chức, nhà nước) - Cá nhân đề xuất giải pháp + Hỗ trợ vật chất, tinh thần kịp thời + Nghiên cứu giải pháp ứng phó ngắn hạn, dài hạn… + Sự hỗ trợ từ HS của thành phố có điều kiện kinh tế |
Kết bài |
0,5 |
- Khẳng định vai trò của sự hỗ trợ nhân đạo - Nhận thức, hành động của cá nhân |
Yêu cầu khác |
0,5 |
- Bài viết thể hiện rõ đặc trưng thể loại (nghị luận). - Thể hiện sự hiểu biết, quan điểm của cá nhân về luận đề - Phân tích xác đáng, dẫn chứng đa dạng, phù hợp |