Đề thi giữa kì 1 Văn 11 Cánh diều - Đề số 7
Đề thi giữa kì 1 Văn 11 bộ sách cánh diều đề số 7 được biên soạn theo hình thức trắc nghiệm và tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp
Đáp án
I. ĐỌC HIỂU (4.0 điểm)
Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi kế tiếp
HOA CAU
(Xuân Diệu)
Đôi ta giàu lắm, bởi thêm nhau
Là cả nhân gian lại bắt đầu
Lại mới trời xanh, thanh nước biếc
Như vườn sáng sớm nở hoa cau
Hoa cau nứt mở tủa hoa ngà
Ánh sáng cùng hương lấp lánh hoa
Anh muốn tặng em hương thoảng ấy
Vô cùng dịu mát với sâu xa
Tình ta như thể nhánh hương cau
Cuốn cả vườn theo sức nhiệm mầu
Chim chóc ríu ran dan díu hót
Đôi ta giàu lắm, bởi thêm nhau.
(Xuân Diệu)
Câu hỏi
Câu 1. Cảm xúc/ cảm hứng bao trùm bài thơ là gì? (0,5đ)
Câu 2. Khi đôi ta có nhau, đất trời thay đổi như thế nào? (0,5đ)
Câu 3. Hình ảnh thơ nào đã diễn tả nổi bật cảm xúc của thi sĩ? (0,5đ)
Câu 4. Tứ thơ của văn bản là gì?(0,5đ)
Câu 5. Ý nghĩa của các yếu tố tượng trưng được sử dụng trong văn bản Hoa cau là? (1đ)
Câu 6. Bài thơ thể hiện giá trị nhân sinh nào? Anh/ chị đồng ý với quan điểm đó không? (1đ)
II. VIẾT (6 điểm)
Anh/ chị hãy viết văn bản nghị luận về tác phẩm thơ Hoa cau (Xuân Diệu).
-----Hết-----
- Học sinh không được sử dụng tài liệu.
- Giám thị không giải thích gì thêm.
Đề thi
Đáp án đề 7
Câu 1 (0.5 điểm)
Câu 1. Cảm xúc/ cảm hứng bao trùm bài thơ là gì? (0,5đ) |
Phương pháp:
Đọc kĩ bài thơ
Lời giải chi tiết:
Mượn hình ảnh hoa cau để nói về mối tình trai gái gắn bó
Câu 2 (0.5 điểm)
Câu 2. Khi đôi ta có nhau, đất trời thay đổi như thế nào? (0,5đ) |
Phương pháp:
Đọc kĩ bài thơ
Lời giải chi tiết:
Lại cả nhân gian lại bắt đầu/ Lại mới trời xanh, thanh nước biếc
Câu 3 (0.5 điểm)
Câu 3. Hình ảnh thơ nào đã diễn tả nổi bật cảm xúc của thi sĩ? (0,5đ) |
Phương pháp:
Đọc kĩ văn bản
Chú ý chi tiết thể hiện cảm xúc của thi sĩ
Lời giải chi tiết:
Đôi ta giàu lắm bởi thêm nhau
Câu 4 (0,5 điểm)
Câu 4. Tứ thơ của văn bản là gì?(0,5đ) |
Phương pháp:
Đọc kĩ văn bản
Chú ý sự thay đổi của tứ thơ
Lời giải chi tiết:
Sự thay đổi của đất trời khi ta có nhau - mùi hương hoa cau lan tỏa dịu mát và sâu xa - tình ta gắn bó sâu sắc
Câu 5 (1 điểm)
Câu 5. Ý nghĩa của các yếu tố tượng trưng được sử dụng trong văn bản Hoa cau là? (1đ) |
Phương pháp:
Đọc kĩ văn bản
Chỉ ra những yếu tố tượng trưng và phân tích ý nghĩa
Lời giải chi tiết:
- Hình ảnh, biểu tượng chứa đựng nhiều tầng nghĩa và gợi liên tưởng đa chiều
- Làm nổi bật mối tương giao giữa con người với tạo vật vũ trụ; hòa trộn cảm nhận của nhiều giác quan, diễn tả chuyển động tinh vi của tạo vật.
- Phối hợp các âm tiết, thanh điệu, nhịp điệu nhằm khơi dậy cảm giác bất định, mơ hồ.
Câu 6 (1 điểm)
Câu 6. Bài thơ thể hiện giá trị nhân sinh nào? Anh/ chị đồng ý với quan điểm đó không? (1đ) |
Phương pháp:
Đọc kĩ văn bản và rút ra nội dung
Suy ra giá trị nhân đạo và nêu quan điểm của bản thân
Lời giải chi tiết:
- Giá trị nhân sinh của bài thơ: Tình ta sâu đậm và thêm đậm sâu hơn khi ở bên nhau. Cũng như nói đến mâm quả cưới hỏi trầu cau.
- HS trình bày quan điểm của mình: có thể đồng ý; không đồng ý; nửa đồng ý nửa không đồng ý (Lí giải ý kiến của mình).
II. VIẾT (6 điểm)
Anh/ chị hãy viết văn bản nghị luận về tác phẩm thơ Hoa cau (Xuân Diệu).
Phương pháp giải
Dựa vào kiến thức và kĩ năng đã học để thực hiện bài văn
Lời giải chi tiết
Anh/ chị hãy viết văn bản nghị luận về tác phẩm thơ Hoa cau (Xuân Diệu). |
||
Phần chính |
Điểm |
Nội dung cụ thể |
Mở bài |
1,5 |
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm. - Nêu luận đề: những cảm xúc, rung động, suy tư của chính nhà thơ. |
Thân bài |
2,5 |
- Giới thiệu ngắn gọn về tứ thơ, mạch cảm xúc chủ đạo của bài thơ. - Cảm xúc, suy tư của nhà thơ về tình yêu đôi lứa qua hình ảnh cau. - Suy tư của tác giả về cuộc đời, quan điểm sống… Lưu ý: Các luận điểm làm sáng tỏ luận đề gồm câu chứa luận điểm + lí lẽ + dẫn chứng. |
Kết bài |
1,5 |
Cảm nhận, nhận thức của cá nhân về những cảm xúc, rung động, suy tư của chủ thể trữ tình. |
Yêu cầu khác |
0,5 |
- Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. - Diễn đạt sáng tạo, sinh động, giàu hình ảnh, có giọng điệu riêng. |