Đề thi giữa kì 1 Văn 11 Chân trời sáng tạo - Đề số 6
Đề thi giữa kì 1 Văn 11 bộ sách chân trời sáng tạo đề số 6 được biên soạn theo hình thức trắc nghiệm và tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp
Đề thi
I. ĐỌC HIỂU (4.0 điểm)
Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi kế tiếp
TỐNG TRÂN ĐẾN CỬA NHÀ GIÀU
(Trích Tống Trân – Cúc Hoa – Truyện thơ Nôm khuyết danh)
Tóm tắt truyện thơ Tống Trân - Cúc Hoa
Tống Trân là con cầu tự của một sư phủ ở huyện Phủ Hoa, đời vua Thái Tông.
Mới ra đời thì gặp cảnh nhà sa sút phải dắt mẹ đi ăn mày. Hôm ấy, Tống Trân dắt mẹ tới nhà của một trưởng giả, Cúc Hoa- con gái của trưởng giả thương tình mang gạo ra cho thì bị cha bắt gặp, bèn bắt nàng lấy Tống Trân làm chồng, và đuổi ra khỏi nhà. Cúc Hoa theo chồng, bán cả vàng mẹ cho để rước thầy về dạy chồng học.
Học được nửa năm, vua mở hội thi. Tống Trân tham dự kỳ thi, chàng đậu Trạng nguyên, được vua gả công chúa cho. Tống Trân lấy cảnh nhà nghèo mà từ chối,
được vua cho vinh quy bái tố. Chưa vui sum họp được bao ngày thì Tống Trân phải từ biệt Cúc Hoa về triều nhận chiếu đi sứ nước Tần dài tới mười năm. Tới nước Tần, nhờ trí thông minh và tài khôn khéo, Tống Trân giúp vua Tần xử nhiều vụ án rắc rối, được vua phong làm Lưỡng quốc Trạng Nguyên và gả công chúa cho chàng. Một lần nữa, Tống Trân viện với vua Tần cảnh nhà để từ chối.
Ở quê nhà, Cúc Hoa một lòng làm lụng vất vả nuôi mẹ, chờ chồng. Thấy Tống
Trân bảy năm chưa về, trưởng giả sai người gọi Cúc Hoa về. Khuyên nhủ con gái không được, trưởng giả bèn nhốt và hành hạ nàng, trưởng giả còn bắt mẹ của Tống Trân xuống ở trong chuồng trâu. Quá đau khổ và quyết thủ tiết chờ chồng. Đêm hôm ấy, Cúc Hoa trốn khỏi nhà. Đến núi Sơn Vi, nàng định quyên sinh. Thần Sơn Tinh hiểu rõ tình cảnh, hóa thành mãnh hổ, mang thư của nàng qua nước Tần trao tận tay Tống Trân. Nhận được thư, Tống Trân mang vào triều tâu lên vua. Vua Tần cảm động khen ngợi: Nước Nam sao lắm người hay và đồng ý cho Tống Trân về nước trước kỳ hạn năm tháng. Tống Trân trả lời thư cho Cúc Hoa và nhờ mãnh hổ mang về.
Ở nhà, cha nàng đi tìm gặp và đưa Cúc Hoa về gả cho Đình trưởng, tổ chức đám cưới linh đình. Cùng lúc ấy, Tống Trân trên đường về. Chàng biết rõ nguồn cơn, xuống chuồng trâu gặp và nói chuyện cùng mẹ. ... Tới ngày Đình trưởng rước dâu, Tống Trân cùng quân sĩ xuất hiện. Chàng xét xử phân minh, mẹ con và vợ
chồng đoàn tụ.
Ở nước Tần, công chúa Bạch Hoa xin vua cha cho qua Nam Việt sum họp cùng Tống Trân. Giữa biển khơi đoàn ghe tàu bị giông bão đánh chìm, công chúa trôi
dạt vào núi Cô Hồng, được bầy hươu rừng cứu sống, nuôi dưỡng. Tống Trân đi săn hươu gặp và đưa công chúa về nhà, phân chia ngôi thứ, gia đình hạnh phúc.
Đoạn sau đây nằm ở phần đầu tác phẩm.
Bồ côi từ thuở lên ba đến này(1)
Cơ hàn đã tám năm nay,
Tôi phải dắt mẹ ăn mày độ thân”.
Tự tình chưa hết phân vân,
Vừa khi trưởng giả dạo chân về nhà.
Thấy người thất nghiệp phương xa,
Cùng nhau trò chuyện lân la giãi lòng.
Cơn đâu nổi giận đùng đùng,
Đòi ba con gái vào trong dạy lời:
“Sinh con mong sánh đòi nơi”
Trao tơ phải lứa chọn người kết hôn.
Thiếu gì chức trọng quyền môn”
Hay đâu chẳng đẹp lòng con sánh bầy.
Con nay mộ đứa ăn mày,
Thôi tao cũng gả cho mày tiếc chỉ”.
Nói rồi đòi đứa tùy nhi,
Bay ra gọi nó tức thì vào đây.
Đứa hầu vâng lệnh dám chầy:
“Hỡi chàng nam tử! Vào ngay ông đòi”.
Lão bà kinh bãi bồi hồi,
Ôm con mà khóc rụng rời chân tay!
“Con ơi! Sao có sự này?
Đói no con ngửa bàn tay xin người.
Hay con gian giảo của ai
Sinh lòng trộm cắp nên người đòi con”.
Tống Trân nghe nói kinh hồn
Ôm mẹ mà khóc ổn ổn thương thay:
“Con còn bé dại thơ ngây,
Đói thì con chịu dám thay tấm lòng?
Mẹ ngồi đây hãy thong dong,
Con vào xem thử vẫn mòng làm sao?”
[...]
(Truyện Nôm khuyết danh – Bùi Thức Phước. NXB Hội Nhà văn, 2012)
Câu hỏi
Câu 1. Văn bản trên thuộc thể loại/tiểu loại nào? Chỉ ra dấu hiệu nhận biết (0,5đ)
Câu 2. Cảm xúc chủ đạo của văn bản trên là gì? (0,5đ)
Câu 3. Đoạn sau là lời nói của ai? Nói về điều gì? (0,5đ)
“Mồ côi từ thuở lên ba đến này
Cơ hàn đã tám năm nay,
Tôi phải dắt mẹ ăn mày độ thân”
Câu 4. Dòng sau là lời của ai? Chứng tỏ họ là người như thế nào? (0,5đ)
Thiếu gì chức trọng quyền môn
Hay đâu chẳng đẹp lòng con sánh bầy
Con nay mộ đứa ăn mày
Thôi tao cũng gả cho mày tiếc chi
Câu 5. Nhân vật Tống Trân trong văn bản đọc là người như thế nào? Hãy phân tích đôi nét tiêu biểu và nhận xét nghệ thuật khắc họa nhân vật của truyện thơ. (1đ)
Câu 6. Theo em, văn bản trên có những chủ đề nào, xác định chủ đề chính? Hãy đánh giá cách thể hiện chủ đề chính của văn bản?(1đ)
II. VIẾT (6 điểm)
Em hãy lựa chọn một số từ ngữ sau đây, kết nối chúng để tạo thành một vấn đề nghị luận mà em/giới trẻ quan tâm. Viết bài luận về vấn đề đó (dài 1,5 – 2 trang)
-----Hết-----
- Học sinh không được sử dụng tài liệu.
- Giám thị không giải thích gì thêm.
Đáp án
Đáp án đề 6
Câu 1 (0.5 điểm)
Câu 1. Văn bản trên thuộc thể loại/tiểu loại nào? Chỉ ra dấu hiệu nhận biết (0,5đ) |
Phương pháp:
Đọc kĩ văn bản
Nhớ lại kiến thức về thể loại
Lời giải chi tiết:
Văn bản là văn bản truyện thơ vì có sự việc, cốt truyện, nhân vật và được kể bằng thơ (lục bát)
Câu 2 (0.5 điểm)
Câu 2. Cảm xúc chủ đạo của văn bản trên là gì? (0,5đ) |
Phương pháp:
Đọc kĩ văn bản
Lời giải chi tiết:
Cảm xúc: Trân trọng, thương cảm
Trân trọng vì tình cảm người mẹ và Cúc Hoa dành cho nhau
Thương cảm vì nhân vật bị đẩy vào tình cảnh éo le đau lòng
Câu 3 (0.5 điểm)
Câu 3. Đoạn sau là lời nói của ai? Nói về điều gì? (0,5đ) “Mồ côi từ thuở lên ba đến này Cơ hàn đã tám năm nay, Tôi phải dắt mẹ ăn mày độ thân” |
Phương pháp:
Đọc kĩ văn bản
Lời giải chi tiết:
Là lời người kể chuyện: cha nổi giận vì thấy Cúc Hoa nói chuyện với người ăn mày
Câu 4 (0.5 điểm)
Câu 4. Dòng sau là lời của ai? Chứng tỏ họ là người như thế nào? (0,5đ) Thiếu gì chức trọng quyền môn Hay đâu chẳng đẹp lòng con sánh bầy Con nay mộ đứa ăn mày Thôi tao cũng gả cho mày tiếc chi |
Phương pháp:
Đọc kĩ văn bản
Chú ý những chi tiết tiêu biểu thể hiện tính cách con người
Lời giải chi tiết:
Là lời của cha Cúc Hoa
Cho thấy đây là nhân vật hẹp hòi, nóng nảy
Câu 5 (1.0 điểm)
Câu 5. Nhân vật Tống Trân trong văn bản đọc là người như thế nào? Hãy phân tích đôi nét tiêu biểu và nhận xét nghệ thuật khắc họa nhân vật của truyện thơ. (1đ) |
Phương pháp:
Đọc kĩ văn bản
Chú ý những chi tiết miêu tả nhân vật Tống Trân
Đưa ra kết luận về nghệ thuật khắc họa nhân vật (phân tích các nhân vật chính)
Lời giải chi tiết:
- Nhân vật Tống Trân: gặp cảnh nhà đói khổ, sớm vất vả kiếm ăn; là người thương mẹ, giữ gìn phẩm giá: sống ngay thẳng trong mọi hoàn cảnh
- Khắc họa nhân vật chủ yếu ở hành động, đối thoại qua ngôn ngữ thơ giàu hình ảnh, nhạc điệu
- Nhân vật trưởng giả được khắc họa bởi nét tính cách: con người hẹp hòi, thực bụng; dữ dằn (con gái thương người ăn mày đã nổi giận mắng nhiếc không tiếc lời và bắt lấy – Nóng nảy đến vô tâm, cạn tình); tương phản với người con gái nhân hậu
- Xây dựng bằng nguồn cảm hứng: phê phán
Câu 6 (1.0 điểm)
Câu 6. Theo em, văn bản trên có những chủ đề nào, xác định chủ đề chính? Hãy đánh giá cách thể hiện chủ đề chính của văn bản?(1đ) |
Phương pháp:
Đọc kĩ văn bản và suy ra những chủ đề của văn bản
Lời giải chi tiết:
- Gồm các chủ đề: Phê phán người ích kỉ, thực dụng, nóng nảy (cha Cúc Hoa); Trân trọng phẩm chất quý giá của người bình dân; Cảm thông xót thương cho người bất hạnh (ca ngợi tấm lòng nhân hậu của Cúc Hoa, hiếu thảo, ngay thẳng của Tống Trân)
- Chủ đề chính: Trân trọng phẩm chất quý giá của người bình dân; Cảm thông xót thương cho người bất hạnh
- Thể hiện chủ đề chính qua truyện thơ, ngôn ngữ giàu hình ảnh, cảm xúc, nhạc điệu: Vừa phản ánh được hiện thực bất công; vừa khắc họa được chân dung, cảm xúc của các nhân vật; gợi lòng thương cảm ở độc giả
II. VIẾT (6 điểm)
Em hãy lựa chọn một số từ ngữ sau đây, kết nối chúng để tạo thành một vấn đề nghị luận mà em/giới trẻ quan tâm. Viết bài luận về vấn đề đó (dài 1,5 – 2 trang)
Phương pháp giải
Dựa vào kiến thức và kĩ năng đã học để thực hiện bài văn
Lời giải chi tiết
- Kết nối vấn đề (1đ): Vấn đề sáng rõ, chạm, gợi vấn đề của số đông và phù hợp với văn hóa của dân tộc, xu hướng mới của thời đại
Em hãy lựa chọn một số từ ngữ sau đây, kết nối chúng để tạo thành một vấn đề nghị luận mà em/giới trẻ quan tâm. Viết bài luận về vấn đề đó (dài 1,5 – 2 trang) |
||
Phần chính |
Điểm |
Nội dung cụ thể |
Mở bài |
1 |
- Nêu, giới thiệu luận đề/ vấn đề nghị luận - Thái độ của người viết đối với luận đề |
Thân bài |
2,5 |
- Mô tả/thuyết minh ngắn gọn về luận đề (biểu hiện) - Nguyên nhân và hậu quả của luận đề - Thái độ đồng tình/ phản đối + Thái độ cảm xúc khi chứng kiến + Phân tích hệ lụy của vấn đề: thể hiện rõ quan điểm cá nhân (lí lẽ + dẫn chứng) Lưu ý: cần có ví dụ từ sử sách và thực tiễn |
Kết bài |
1 |
- Thái độ của bản thân trước luận đề (đồng tình/ phản đối) - Nhận thức và hành động của bản thân |
Yêu cầu khác |
0,5 |
- Bài viết thể hiện rõ đặc trưng thể loại (nghị luận) - Thể hiện rõ quan điểm cá nhân (đồng tình/ phản bác) - Dẫn chứng đa dạng phù hợp với lí lẽ, ý kiến |