Đề thi giữa kì 1 Văn 7 Cánh diều - Đề số 1
Tải vềĐọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu:
Đề thi
Phần I: ĐỌC - HIỂU (5 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu:
Dạ khúc cho vần trăng
Trăng non ngoài cửa sổ Mảnh mai như lá lúa Thổi nhẹ thôi là bay Con ơi ngủ cho say Để trăng thành chiếc lược Chải nhẹ lên mái tóc Để trăng thành lưỡi cày Rạch bầu trời khuya nay |
Trăng thấp thoáng cành cây Tìm con ngoài cửa sổ Cửa nhà mình bé quá Trăng lặn trước mọi nhà Vai mẹ thành võng đưa Theo con vào giấc ngủ Trăng thành con thuyền nhỏ Đến bến bờ tình yêu… (Duy Thông) |
Câu 1 (0.5 điểm): Bài thơ được viết theo thể thơ nào?
A. Thơ bốn chữ
B. Thơ năm chữ
C. Thơ song thất lục bát
D. Thơ lục bát
Câu 2 (0.5 điểm): Bài thơ “Dạ khúc cho vầng trăng” được ngắt nhịp theo cách nào?
A. Nhịp 1/2/2 và 2/3
B. Nhịp 1/4 và 2/2/1
C. Nhịp 2/3 và 3/2
D. Nhịp 3/2 và 1/4
Câu 3 (0.5 điểm): Các vần “ay” trong các tiếng “bay-say” ở những dòng thơ sau sử dụng kiểu gieo vần nào?
“ Mảnh mai như lá lúa
Thổi nhẹ thôi là bay
Con ơi ngủ cho say
Để trăng thành chiếc lược ”
A. Vần chân
B. Vần lưng
C. Vần cách
D. Vần hỗn hợp
Câu 4 (0.5 điểm): Trong bài thơ, tác giả liên tưởng và so sánh trăng với những hình ảnh nào?
A. Cửa sổ, mái tóc, cành cây, bến bờ
B. Lá lúa, chiếc lược, lưỡi cày, con thuyền
C. Cửa sổ, mái tóc, chiếc lược, lưỡi cày
D. Lá lúa, chiếc lược, cành cây, bến bờ
Câu 5 (0.5 điểm): Từ “dạ khúc” có nghĩa là gì?
A. Bản tình ca có những giai điệu trầm lắng, ngọt ngào, êm ái
B. Khúc nhạc nhẹ nhàng, êm ái làm đắm say lòng người
C. Ca khúc trữ tình nhẹ nhàng, sâu lắng khiến lòng người rung động
D. Tác phẩm âm nhạc có nội dung u buồn hay mơ màng, thích hợp cho đêm khuya
Câu 6 (0.5 điểm): Các hình ảnh trăng non, cửa sổ, lá lúa, chiếc lược, mái tóc, lưỡi cày, cành cây, võng, con thuyền người mẹ nói với em nhỏ trong bài thơ là gì?
A. Những hình ảnh gần gũi, quen thuộc, ấm áp tình mẹ
B. Những hình ảnh chỉ có trong truyện cổ tích
C. Những hình ảnh tráng lệ, ít thấy trong đời sống
D. Những hình ảnh chỉ có trong trí tưởng tượng của mẹ
Câu 7 (1 điểm): Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong đoạn thơ sau:
“Trăng thấp thoáng cành cây
Tìm con ngoài cửa sổ
Cửa nhà mình bé quá
Trăng lặn trước mọi nhà”
Câu 8 (1 điểm): Viết đoạn văn từ 5 -7 dòng trình bày cảm nhận của em về cái hay của nội dung hoặc đặc sắc nghệ thuật của bài thơ “Dạ khúc vầng trăng”.
Phần II: TẠO LẬP VĂN BẢN (5 điểm)
Em đã học và đọc nhiều câu chuyện lịch sử, hãy viết bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến một nhân vật hoặc một sự kiện lịch sử mà em yêu thích.
Đáp án
Phần I:
Câu 1:
Bài thơ được viết theo thể thơ nào? A. Thơ bốn chữ B. Thơ năm chữ C. Thơ song thất lục bát D. Thơ lục bát |
Phương pháp giải:
Chú ý số tiếng, số dòng thơ
Lời giải chi tiết:
Bài thơ được viết theo thể thơ năm chữ
=> Đáp án: B
Câu 2:
Bài thơ “Dạ khúc cho vầng trăng” được ngắt nhịp theo cách nào? A. Nhịp 1/2/2 và 2/3 B. Nhịp 1/4 và 2/2/1 C. Nhịp 2/3 và 3/2 D. Nhịp 3/2 và 1/4 |
Phương pháp giải:
Lời giải chi tiết:
Bài thơ “Dạ khúc cho vầng trăng” được ngắt nhịp theo nhịp 2/3 và 3/2
=> Đáp án: C
Câu 3:
Các vần “ay” trong các tiếng “bay-say” ở những dòng thơ sau sử dụng kiểu gieo vần nào? “ Mảnh mai như lá lúa Thổi nhẹ thôi là bay Con ơi ngủ cho say Để trăng thành chiếc lược ” A. Vần chân B. Vần lưng C. Vần cách D. Vần hỗn hợp |
Phương pháp giải:
Nhớ lại các loại gieo vần
Lời giải chi tiết:
Các vần “ay” trong các tiếng “bay-say” ở những dòng thơ sử dụng kiểu gieo vần chân
=> Đáp án: A
Câu 4:
Trong bài thơ, tác giả liên tưởng và so sánh trăng với những hình ảnh nào? A. Cửa sổ, mái tóc, cành cây, bến bờ B. Lá lúa, chiếc lược, lưỡi cày, con thuyền C. Cửa sổ, mái tóc, chiếc lược, lưỡi cày D. Lá lúa, chiếc lược, cành cây, bến bờ |
Phương pháp giải:
Đọc kĩ bài thơ
Lời giải chi tiết:
Trong bài thơ, tác giả liên tưởng và so sánh trăng với những hình ảnh: lá lúa, chiếc lược, lưỡi cày, con thuyền
=> Đáp án: B
Câu 5:
Từ “dạ khúc” có nghĩa là gì? A. Bản tình ca có những giai điệu trầm lắng, ngọt ngào, êm ái B. Khúc nhạc nhẹ nhàng, êm ái làm đắm say lòng người C. Ca khúc trữ tình nhẹ nhàng, sâu lắng khiến lòng người rung động D. Tác phẩm âm nhạc có nội dung u buồn hay mơ màng, thích hợp cho đêm khuya |
Phương pháp giải:
Dựa vào ngữ cảnh và xác định nghĩa
Lời giải chi tiết:
Từ “dạ khúc” có nghĩa là tác phẩm âm nhạc có nội dung u buồn hay mơ màng, thích hợp cho đêm khuya
=> Đáp án: D
Câu 6:
Các hình ảnh trăng non, cửa sổ, lá lúa, chiếc lược, mái tóc, lưỡi cày, cành cây, võng, con thuyền người mẹ nói với em nhỏ trong bài thơ là gì? A. Những hình ảnh gần gũi, quen thuộc, ấm áp tình mẹ B. Những hình ảnh chỉ có trong truyện cổ tích C. Những hình ảnh tráng lệ, ít thấy trong đời sống D. Những hình ảnh chỉ có trong trí tưởng tượng của mẹ |
Phương pháp giải:
Đọc kĩ đoạn thơ
Lời giải chi tiết:
Các hình ảnh trăng non, cửa sổ, lá lúa, chiếc lược, mái tóc, lưỡi cày, cành cây, võng, con thuyền người mẹ nói với em nhỏ trong bài thơ là những hình ảnh gần gũi, quen thuộc, ấm áp tình mẹ
=> Đáp án: A
Câu 7:
Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong đoạn thơ sau: “Trăng thấp thoáng cành cây Tìm con ngoài cửa sổ Cửa nhà mình bé quá Trăng lặn trước mọi nhà” |
Phương pháp giải:
Xác định biện pháp tu từ và nêu tác dụng
Lời giải chi tiết:
- Nhân hóa: “Trăng thấp thoáng cành cây / Tìm con ngoài cửa sổ”.
- Tác dụng của biện pháp tu từ trong đoạn thơ:
+ Nhà thơ sử dụng từ ngữ chỉ hoạt động của con người “tìm” để chỉ hoạt động của vầng trăng giúp cho trăng trở nên sinh động, có hồn.
+ Trăng (trăng non) hiện lên như một bạn nhỏ rất đáng yêu đang tìm con để bầu bạn, vui chơi, hòa nhịp vào thế giới tâm hồn của trẻ thơ.
+ Biện pháp tu từ nhân hóa giúp cho câu thơ sinh động, hấp dẫn, cuốn hút người đọc, đặc biệt là có sức lôi cuốn đối với bạn đọc nhỏ tuổi.
Câu 8:
Viết đoạn văn từ 5 -7 dòng trình bày cảm nhận của em về cái hay của nội dung hoặc đặc sắc nghệ thuật của bài thơ “Dạ khúc vầng trăng”. |
Phương pháp giải:
Nêu suy nghĩ của em
Lời giải chi tiết:
- Nội dung: Bài thơ “Dạ khúc vầng trăng” như một khúc hát ru con ngọt ngào, êm ái của người mẹ. Lời ru ân tình của mẹ đưa con vào giấc ngủ bình yên. Trăng non theo lời hát ru của mẹ đi vào giấc mơ của con một cách nhẹ nhàn, sâu lắng. Con ngủ say, vầng trăng hiện lên trong giấc mơ của con cũng mang nhiều hình dạng, sắc màu đáng yêu: trăng thành chiếc lược, trăng thành lưỡi cày, trăng thành con thuyền nhỏ,… Bài thơ giúp người đọc cảm nhận sâu sắc hơn tình yêu thương con sâu nặng của người mẹ.
- Nghệ thuật: Bài thơ được viết theo thể thơ năm chữ với những hình ảnh thơ trong sáng, bình dị phù hợp với thế giới tâm hồn trẻ thơ dễ nhớ, dễ thuộc. Bên cạnh đó, nhà thơ sử dụng các biện pháp tu từ: so sánh, nhân hóa, liệt kê, điệp ngữ,… khiến bài thơ trở nên sinh động, diễn tả sâu sắc tình mẫu tử thiêng liêng.
Phần II:
Em đã học và đọc nhiều câu chuyện lịch sử, hãy viết bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến một nhân vật hoặc một sự kiện lịch sử mà em yêu thích. |
Phương pháp giải:
Gợi ý:
1. Mở bài
Giới thiệu lí do muốn kể lại nhân vật lịch sử đó cho mọi người cùng nghe (Học sinh chọn một nhân vật lịch sử có thể là nhà quân sự, nhà chính trị, nhà khoa học, nhà phát minh, hoặc nhà văn hóa,… mà em biết và có những câu chuyện đáng nhớ. Nhân vật ấy có thể là người Việt Nam hoặc người nước ngoài, có những đóng góp to lớn giúp ích cho đất nước hoặc cho nhân loại. Có thể chọn một người tài năng xuất chúng, sáng tạo ra những sản phẩm có ích cho cộng đồng mà em biết hoặc tiếp xúc)
2. Thân bài
- Giới thiệu không gian, thời gian diễn ra sự việc liên quan đến nhân vật lịch sử được kể
- Trong câu chuyện có những nhân vật nào?
- Trình bày diễn biến của sự việc được kể liên quan đến nhân vật lịch sử mà em chọn để chia sẻ cho mọi người cùng biết:
+ Sự việc bắt đầu:
+ Sự việc diễn biến:
+ Sự việc kết thúc:
- Nêu được ý nghĩa của các sự việc: Sự việc ấy có ý nghĩa hoặc tác động đối với đời sống hoặc đối với nhận thức về nhân vật / sự kiện lịch sử
- Suy nghĩ và ấn tượng của em về nhân vật và sự việc liên quan đến nhân vật lịch sử vừa kể
3. Kết bài
- Khẳng định lại giá trị và bài học thiết thực được gợi ra từ sự việc có thật liên quan đến nhân vật lịch sử vừa kể
Lời giải chi tiết:
Dàn ý tham khảo: Danh y Tuệ Tĩnh
1. Mở bài: Giới thiệu lí do muốn kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật lịch sử: Danh y Tuệ Tĩnh
2. Thân bài:
- Giới thiệu không gian, thời gian diễn ra sự việc: Ở thế kỉ XIV ở nước ta
- Trong câu chuyện có những nhân vật nào?: Danh y Tuệ Tĩnh
- Trình bày diễn biến của sự việc được kể:
+ Sự việc bắt đầu: Tuổi nhỏ mồ côi cha mẹ từ lúc sáu tuổi. Được nhà chùa nuôi ăn học, sau đỗ quan nhưng không làm quan mà ở chùa đi tu.
+ Sự việc diễn biến:
Khi còn ở trong nước, Tuệ Tĩnh đã theo đuổi nghề thuốc nam.
Tuệ Tĩnh đã không chỉ là một thầy thuốc chữa bệnh, ông còn truyền bá phương pháp vệ sinh, tổ chức cơ sở chữa bệnh trong nhà chùa và trong làng xóm.
Có tài liệu cho biết, trong ba mươi năm điều trị chữa bệnh, Tuệ Tĩnh đã xây dựng được hai mươi ngôi chùa và biến các chùa này thành nơi chữa bệnh cho dân.
+ Sự việc kết thúc:
Năm 55 tuổi (1385), ông bị đưa đi cống cho triều đình nhà Minh. Sang Trung Quốc, ông vẫn làm thuốc, nổi tiếng, được vua Minh phong là Đạy y Thiền sư và mất ở nơi đất khách quê người, không rõ năm nào.
- Nêu được ý nghĩa của các sự việc: Sự việc ấy có ý nghĩa hoặc tác động đối với đời sống hoặc đối với nhận thức về nhân vật / sự kiện lịch sử.
Các bộ sách Nam Dược thần hiện và Hồng Nghĩa giác tư ý thư của ông không chỉ có ý nghĩa trong lịch sử y học mà cả trong lịch sử văn học Việt Nam. Nhiều thế kỷ qua, Tuệ Tĩnh được tôn là Vị thánh thuốc Nam.
- Suy nghĩ và ấn tượng của em về những nhân vật và sự việc được kể: Một con người tài cao và đức độ đã để lại tiếng thơm cho muôn đời
3. Kết bài
Khẳng định lại giá trị và bài học thiết thực được gợi ra từ sự việc có thật liên quan đến nhân vật lịch sử: Danh y Tuệ Tĩnh