Đề thi giữa kì 1 Văn 7 Cánh diều - Đề số 8 — Không quảng cáo

Đề thi văn 7, đề kiểm tra văn 7 cánh diều có đáp án và lời giải chi tiết Đề thi giữa kì 1 Văn 7 - Cánh diều


Đề thi giữa kì 1 Văn 7 Cánh diều - Đề số 8

Tải về

Tải về đề thi và đáp án Tải về đề thi Tải về đáp án

Đọc bài thơ Ngụ ngôn của mỗi ngày

Đề thi

I. Đọc hiểu

Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi phía dưới:

NGỤ NGÔN CỦA MỖI NGÀY – Đỗ Trung Quân

Ngồi cùng trang giấy nhỏ

Tôi đi học mỗi ngày

Tôi học cây xương rồng

Trời xanh cùng nắng, bão

Tôi học trong nụ hồng

Màu hoa chừng rỏ máu

Tôi học lời ngọn gió

Chẳng bao giờ vu vơ

Tôi học lời của biển

Đừng hạn hẹp bến bờ.

Tôi học lời con trẻ

Về thế giới sạch trong

Tôi học lời già cả

Về cuộc sống vô cùng

Tôi học lời chim chóc

Đang nói về bình minh

Và trong bia mộ đá

Lời răn dạy đời mình.

Câu 1: Dòng nào nói đúng về đặc điểm hình thức chính của bài thơ?

A. Thơ năm chữ, có 5 khổ; khổ mở đầu chỉ có 2 dòng; gieo vần chân.

B. Thơ năm chữ, có 5 khổ; khổ mở đầu chỉ có 2 dòng; gieo vần cách.

C. Thơ năm chữ, không chia khổ; gieo vần cách.

D. Thơ tự do có 5 khổ; khổ mở đầu chỉ có 2 dòng; gieo vần cách.

Câu 2: Bài thơ viết về:

A. Tình yêu thiên nhiên

B. Quê hương

C. Suy ngẫm về việc học

D. Giá trị của truyện ngụ ngôn

Câu 3: Cụm từ nào được lặp lại nhiều lần trong bài thơ? Chúng có tác dụng gì

A. Tôi học. Làm nổi bật chủ đề bài thơ, nhấn mạnh, mở rộng việc học ở đời

B. Tôi học. Làm nổi bật mục đích của việc học.

C. Tôi học. Nhấn mạnh việc làm chính của nhân vật trữ tình.

D. Tôi học. Khẳng định việc học ở đời là cần thiết.

Câu 4: Ngắt nhịp phổ biến trong bài thơ là:

A. 2/3.

B. 2/3; 3/2.

C. 1/4; 2/2.

D. Ngắt nhịp linh hoạt.

Câu 5: Bài thơ sử dụng những phương thức biểu đạt nào?

A. Biểu cảm, tự sự.

B. Tự sự, miêu tả.

C. Nghị luận, biểu cảm.

D. Biểu cảm.

Câu 6: Nhân vật trữ tình học ở những đâu?

A. Trang giấy.

B. Nhà trường, sách vở, các sự vật ở đời.

C. Học ở thiên nhiên.

D. Học ở đời.

Câu 7: Xác định các hình ảnh thơ trong khổ thơ sau:

Tôi học cây xương rồng

Trời xanh cùng nắng bão

Tôi học trong nụ hồng

Màu hoa chừng rỏ máu

A. Tôi học, cây xương rồng, trời xanh, nụ hồng.

B. Rỏ máu, cây xương rồng, trời xanh, nụ hồng.

C. Cây xương rồng, trời xanh, nụ hồng.

D. Màu hoa, cây xương rồng, trời xanh, nụ hồng.

Câu 8. Hình ảnh cây xương rồng và nắng bão đã gợi ra điều gì?

A. Gợi ra sự cứng cỏi trước không gian thanh bình của trời xanh.

B. Gợi bầu trời đầy giông bão.

C. Gợi ra sự cứng cỏi trước khắc nghiệt của cuộc đời.

D. Gợi ra cuộc đời đầy nghiệt ngã thử thách.

Câu 9: Bài thơ “Ngụ ngôn của mỗi ngày” – Đỗ Trung Quân đem đến cho em những nhận thức nào? Nhận thức nào có ý nghĩa nhất đối với em? Vì sao (1đ)

Câu 10: Em có đồng ý với nhận định: “Việc học không chỉ là học tập trên trường lớp, trong sách vở mà còn là hành trình mỗi người tự trải nghiệm và khám phá từ cuộc sống” không? Vì sao? (1đ)

PHẦN II – TẬP LÀM VĂN ( 6 điểm)

Quan sát những bức tranh/ ảnh sau và cho biết:

Câu 1: Bức tranh/ ảnh nào chứa đựng vấn đề gợi ra từ bài thơ “Ngụ ngôn của mỗi ngày” của Đỗ Trung Quân. Đó là vấn đề gì? Trích câu thơ chứa đựng vấn đề đó(2đ)

Câu 2: Suy nghĩ của em về vấn đề được gợi ra từ bài thơ và bức tranh/ ảnh em đã lựa chọn bằng bài văn dài từ 1- 1,5 trang giấy thi (4đ)

-----Hết-----

-  Học sinh không được sử dụng tài liệu.

- Giám thị không giải thích gì thêm.

Đáp án

PHẦN I – TRẮC NGHIỆM (4 điểm)

Câu 1

(0.25đ)

Câu 2 (0.25đ)

Câu 3

(0.25đ)

Câu 4

(0.25đ)

Câu 5

(0.25đ)

Câu 6

(0.25đ)

Câu 7

(0.25đ)

Câu 8

(0.25đ)

B

C

A

B

A

B

B

C

Câu 1: Dòng nào nói đúng về đặc điểm hình thức chính của bài thơ?

A. Thơ năm chữ, có 5 khổ; khổ mở đầu chỉ có 2 dòng; gieo vần chân.

B. Thơ năm chữ, có 5 khổ; khổ mở đầu chỉ có 2 dòng; gieo vần cách.

C. Thơ năm chữ, không chia khổ; gieo vần cách.

D. Thơ tự do có 5 khổ; khổ mở đầu chỉ có 2 dòng; gieo vần cách.

Phương pháp:

Đọc kĩ bài thơ

Chú ý các đặc điểm hình thức như số khổ, số chữ, gieo vần

Lời giải chi tiết:

Đặc điểm hình thức của bài thơ: Thơ năm chữ, có 5 khổ; khổ mở đầu chỉ có 2 dòng; gieo vần cách.

→ Đáp án: B

Câu 2: Bài thơ viết về:

A. Tình yêu thiên nhiên

B. Quê hương

C. Suy ngẫm về việc học

D. Giá trị của truyện ngụ ngôn

Phương pháp:

Đọc kĩ bài thơ, chú ý những hình ảnh nổi bật

Lời giải chi tiết:

Bài thơ nói lên những suy ngẫm về việc học của tác giả

→ Đáp án: C

Câu 3: Cụm từ nào được lặp lại nhiều lần trong bài thơ? Chúng có tác dụng gì

A. Tôi học. Làm nổi bật chủ đề bài thơ, nhấn mạnh, mở rộng việc học ở đời

B. Tôi học. Làm nổi bật mục đích của việc học.

C. Tôi học. Nhấn mạnh việc làm chính của nhân vật trữ tình.

D. Tôi học. Khẳng định việc học ở đời là cần thiết.

Phương pháp:

Đọc kĩ bài thơ, chú ý những cụm từ được lặp lại và nêu tác dụng

Lời giải chi tiết:

Cụm từ được lặp lại nhiều lần trong bài thơ là “tôi học” → Làm nổi bật chủ đề bài thơ, nhấn mạnh, mở rộng việc học ở đời

→ Đáp án: A

Câu 4: Ngắt nhịp phổ biến trong bài thơ là:

A. 2/3.

B. 2/3; 3/2.

C. 1/4; 2/2.

D. Ngắt nhịp linh hoạt.

Phương pháp:

Đọc kĩ bài thơ, chú ý cách ngắt nhịp

Lời giải chi tiết:

Cách ngắt nhịp chủ yếu trong bài thơ: 2/3; 3/2 (Tôi học/ cây xương rồng, Tôi học/ trong nụ hồng)

→ Đáp án: B

Câu 5: Bài thơ sử dụng những phương thức biểu đạt nào?

A. Biểu cảm, tự sự.

B. Tự sự, miêu tả.

C. Nghị luận, biểu cảm.

D. Biểu cảm.

Phương pháp:

Nhớ lại kiến thức về phương thức biểu đạt

Lời giải chi tiết:

Phương thức biểu đạt của bài thơ: biểu cảm kết hợp với tự sự

→ Đáp án: A

Câu 6: Nhân vật trữ tình học ở những đâu?

A. Trang giấy.

B. Nhà trường, sách vở, các sự vật ở đời.

C. Học ở thiên nhiên.

D. Học ở đời.

Phương pháp:

Đọc kĩ bài thơ và chú ý những chi tiết nói về việc học của nhân vật trữ tình

Lời giải chi tiết:

Nhân vật trữ tình học ở: Nhà trường, sách vở, các sự vật ở đời

→ Đáp án: B

Câu 7: Xác định các hình ảnh thơ trong khổ thơ sau:

Tôi học cây xương rồng

Trời xanh cùng nắng bão

Tôi học trong nụ hồng

Màu hoa chừng rỏ máu

A. Tôi học, cây xương rồng, trời xanh, nụ hồng.

B. Rỏ máu, cây xương rồng, trời xanh, nụ hồng.

C. Cây xương rồng, trời xanh, nụ hồng.

D. Màu hoa, cây xương rồng, trời xanh, nụ hồng.

Phương pháp:

Đọc kĩ khổ thơ và chú ý các hình ảnh được nhắc đến

Lời giải chi tiết:

Các hình ảnh được nhắc đến trong khổ thơ: Rỏ máu, cây xương rồng, trời xanh, nụ hồng

→ Đáp án: B

Câu 8. Hình ảnh cây xương rồng và nắng bão đã gợi ra điều gì?

A. Gợi ra sự cứng cỏi trước không gian thanh bình của trời xanh.

B. Gợi bầu trời đầy giông bão.

C. Gợi ra sự cứng cỏi trước khắc nghiệt của cuộc đời.

D. Gợi ra cuộc đời đầy nghiệt ngã thử thách.

Phương pháp:

Đọc kĩ bài thơ và phân tích ý nghĩa hai hình ảnh

Lời giải chi tiết:

Ý nghĩa: Gợi ra sự cứng cỏi trước khắc nghiệt của cuộc đời

→ Đáp án: C

Câu 9: Bài thơ “Ngụ ngôn của mỗi ngày” – Đỗ Trung Quân đem đến cho em những nhận thức nào? Nhận thức nào có ý nghĩa nhất đối với em? Vì sao (1đ)

Phương pháp

Đọc kĩ bài thơ và nêu ý kiến của bản thân, nêu lý do

Lời giải chi tiết

Xác định những nhận thức của bản thân từ từng khổ thơ, toàn bài thơ (tùy theo năng lực của từng HS, nhưng nhận thức đó phải có cơ sở từ việc đọc hiểu bài thơ, tránh suy luận vô căn cứ)

- Nhận thức có ý nghĩa nhất có thể được xác định bởi 2 tiêu chí khác nhau

+ Điều mình đã biết, nay nhờ bài thơ mà hiểu sâu sắc hơn về điều đó

+ Điều chưa biết, nay nhờ bài thơ mới nhận biết

- Tác dụng của nhận thức đó đối với bản thân (điều chỉnh quan điểm, hành động…)

Câu 10: Em có đồng ý với nhận định: “Việc học không chỉ là học tập trên trường lớp, trong sách vở mà còn là hành trình mỗi người tự trải nghiệm và khám phá từ cuộc sống” không? Vì sao? (1đ)

Phương pháp

Đọc kĩ nhận định và nêu ý kiến của bản thân

Lời giải chi tiết

- Đọc kĩ để hiểu nhận định, từ đó xác định thái độ của bản thân (đồng tình/không)

- Nói rõ ít nhất 2 lý do không/có đồng tình

PHẦN II – TẬP LÀM VĂN (6 điểm)

Quan sát những bức tranh/ ảnh sau và cho biết:

Câu 1: Bức tranh/ ảnh nào chứa đựng vấn đề gợi ra từ bài thơ “Ngụ ngôn của mỗi ngày” của Đỗ Trung Quân. Đó là vấn đề gì? Trích câu thơ chứa đựng vấn đề đó(2đ)

Phương pháp:

Quan sát kĩ 2 bức ảnh, suy ra vấn đề liên quan Lời giải chi tiết:

- Bức tranh 2 về Giáo sư vật lý Stephen Hawking: sống nghị lực/ vượt qua nghịch cảnh

+ Tôi học cây xương rồng/ Trời xanh cùng nắng bão

+ Tôi học trong nụ hồng/ Màu hoa chừng rỏ máu

Câu 2: Suy nghĩ của em về vấn đề được gợi ra từ bài thơ và bức tranh/ ảnh em đã lựa chọn bằng bài văn dài từ 1- 1,5 trang giấy thi (4đ)

Phương pháp:

Dựa vào những kiến thức và kĩ năng đã học

Lời giải chi tiết:

Phần chính

Điểm

Nội dung cụ thể

Mở bài

0,5

- Xác định vấn đề (hành động, nghị lực của con người…)

- Thái độ của cá nhân đối với vấn đề bàn luận

Thân bài

2,5

- Làm rõ vấn đề bàn luận (biểu hiện)

- Hành động của con người trước cảnh ngộ khó khăn

- Tác dụng hành động đối với bản thân và xã hội

- Lật lại vấn đề: nếu không có nghị lực trước khó khăn, điều gì sẽ sảy ra…

Kết bài

0,5

- Khẳng định vai trò của nghị lực, thái độ sống

- Nhận thức và hành động của bản thân…

Yêu cầu khác

0,5

- Bài viết thể hiện rõ đặc trưng thể loại (nghị luận)

- Dẫn chứng đa dạng phù hợp với lí lẽ, ý kiến


Cùng chủ đề:

Đề thi giữa kì 1 Văn 7 Cánh diều - Đề số 3
Đề thi giữa kì 1 Văn 7 Cánh diều - Đề số 4
Đề thi giữa kì 1 Văn 7 Cánh diều - Đề số 5
Đề thi giữa kì 1 Văn 7 Cánh diều - Đề số 6
Đề thi giữa kì 1 Văn 7 Cánh diều - Đề số 7
Đề thi giữa kì 1 Văn 7 Cánh diều - Đề số 8
Đề thi giữa kì 1 Văn 7 Cánh diều - Đề số 9
Đề thi giữa kì 1 Văn 7 Cánh diều - Đề số 10
Đề thi giữa kì 2 Văn 7 Cánh diều - Đề số 1
Đề thi giữa kì 2 Văn 7 Cánh diều - Đề số 2
Đề thi giữa kì 2 Văn 7 Cánh diều - Đề số 3